Cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu quy trình này qua bài viết dưới đây.

1. Khái niệm chế phẩm sinh học

Trước khi đi vào tìm hiểu quy trình sản xuất chế phẩm sinh học, chúng ta cần nắm rõ khái niệm chế phẩm sinh học.

Chế phẩm sinh học hay còn gọi Probiotic là sản phẩm có chứa sinh vật sống nhằm mục đích cải thiện và nâng cao sức khỏe vật nuôi, con người. Trong thủy sản, chế phẩm sinh học dùng để tăng sức đề kháng cho vật nuôi, cải thiện môi trường nước ao nuôi, tăng khả năng hấp thụ thức ăn cho tôm,... từ đó làm tăng năng suất.

Ngày nay, chế phẩm sinh học được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực như chăn nuôi, trồng trọt, thực phẩm, y tế.

Chế phẩm sinh học là sản phẩm có chứa sinh vật sống
Chế phẩm sinh học là sản phẩm có chứa sinh vật sống

2. Tìm hiểu quy trình sản xuất chế phẩm sinh học

Để thực hiện thành công quy trình sản xuất chế phẩm sinh học, bạn cần nắm được cách thức hoạt động của vi sinh vật trong hợp chất này, cụ thể:

  • Sản xuất các chất kháng khuẩn và enzyme.
  • Nâng cao hệ miễn dịch.
  • Duy trì và bảo vệ sức khỏe gan tụy, đường ruột trên thân tôm.
  • Hỗ trợ kích thích quá trình chuyển hóa các chất.

Các bước trong quy trình sản xuất chế phẩm sinh học gồm:

  • Lựa chọn nguyên liệu.
  • Nhân giống.
  • Lên men.
  • Dịch men.
  • Chuyển hóa.
  • Ổn định.
  • Cố định vi sinh vật.
  • Đóng gói theo từng dạng chế phẩm (dạng bột hoặc dạng nước).

Trong quá trình hình thành chế phẩm, bên cạnh nguồn nguyên liệu tự nhiên thì vi sinh vật đóng vai trò quan trọng không thể thiếu, bởi chúng không gây độc hại, có khả năng bám thành ruột và sinh trưởng tốt.

Tuy nhiên, cần lưu ý, trong quy trình sản xuất chế phẩm sinh học cần chuẩn bị kỹ nguyên liệu đến suốt quá trình lên men cho đến khi thực hiện đóng gói.

Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học
Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học

Tìm hiểu thêm:

3. Điểm qua top 4 chế phẩm sinh học được sử dụng trong nuôi trồng tôm hiện nay

Dưới đây là top 4 loại chế phẩm sinh học được đánh giá chất lượng, mang lại hiệu quả cao cho bà con nông dân Việt Nam. Đây được xem là chuỗi sản phẩm hữu hiệu để phòng ngừa dịch bệnh, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ao nuôi, tăng cường sức đề kháng cho tôm sú và tôm thẻ.

Chế phẩm sinh học EM - TOM VS Gốc

Loại chế phẩm sinh học này dùng làm giống gốc để nhân EMC tươi, không cần rỉ đường và mật.

EMC tươi được sử dụng nhằm mục đích:

  • Làm sạch và ổn định nền đáy, môi trường nước.
  • Hấp thụ các khí độc NO2, H2S, NH3,...
  • Phân hủy lượng thức ăn dư thừa ở dưới đáy ao, mùn bã hữu cơ. Hạn chế sự sinh trưởng của vi khuẩn gây bệnh, giúp tôm, cá luôn khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Hạn chế sự sinh trưởng của vi sinh vật gây bệnh như đen mang, đầu vàng, vi rút đốm trắng, tảo lam, salmonella, vibrio,...

Chế phẩm sinh học EM-Tom VS Rhodo

Công dụng của loại chế phẩm sinh học này gồm có:

  • Hạn chế sản sinh các loại khí độc gây hại cho cá, tôm như NH3, NO2, H2S.
  • Vệ sinh đáy ao và cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi.
  • Kích thích quá trình phân hủy thức ăn dư thừa, mùn bã hữu cơ, chất thải của cá, tôm, hạn chế tảo tàn.
  • Đối kháng vi khuẩn Vibrio, giảm nguy cơ xuất hiện hội chứng chết sớm EMS.
  • Hòa trộn với thức ăn có tác dụng dẫn tụ, kích thích tôm cá bắt mồi. Từ đó, giúp tăng màu đổ vỏ tôm và kích thích tôm mau lớn.
  • Tạo nguồn vi sinh vật có lợi trong ao, ức chế sự phát triển của tảo lam. Ổn định nước ao và độ pH.
Chế phẩm sinh học EM-Tom VS Rhodo
Chế phẩm sinh học EM-Tom VS Rhodo

Chế phẩm sinh học Vinalic

Vinalic được chiết xuất từ thảo dược và nguồn axit hữu cơ có công thức pha trộn đặc biệt. Tác dụng của chế phẩm sinh học Vinalic giúp kiểm soát mầm bệnh kháng khuẩn, kích thích quá trình tiêu hóa, cân bằng độ pH trong đường tiêu hóa cũng như khả năng hấp thụ của tôm.

4. Khi sử dụng chế phẩm sinh học cần lưu ý điều gì?

  • Tuyệt đối không kết hợp chế phẩm sinh học với hóa chất diệt khuẩn và kháng sinh.
  • Không nên sử dụng theo quan niệm “dùng càng nhiều càng tốt”, cần dùng đúng liều lượng.
  • Đối với chế phẩm sinh học dạng bột, nên dùng nước của ao nuôi hòa tan có thể bổ sung thêm mật rỉ đường, trước khi sử dụng nên sục khí mạnh từ 2 - 4 giờ để tăng sinh khối vi khuẩn.
  • Đối với chế phẩm sinh học dạng nước, trước khi sử dụng nên ủ yếm khí để gia tăng sinh khối.
  • Thời gian thích hợp để xử lý chế phẩm sinh học vào khoảng 8 - 10 giờ sáng, lúc trời trong, nắng ấm và hàm lượng oxy hòa tan cao.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học theo định kỳ để duy trì mật độ vi khuẩn thích hợp, nhằm mục đích kiểm soát sinh học môi trường ở ao và nước, ức chế sinh trưởng của các loài vi khuẩn gây bệnh và tảo độc, ổn định yếu tố môi trường.
  • Một số loại chế phẩm sinh học cần nuôi cấy để tăng số lượng vi khuẩn, cần nuôi yếm khí để tránh xảy ra tình trạng tạp nhiễm.
  • Không nên để chế phẩm sinh học tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời bởi sẽ làm tiêu hủy các vi sinh vật có lợi.
Cần sử dụng đúng liều lượng
Cần sử dụng đúng liều lượng

Và bài viết trên của VCR đã nêu rõ các bước trong quy trình sản xuất chế phẩm sinh học. Hy vọng, bài viết trên sẽ giúp ích bạn đọc trong quá trình chăn nuôi tôm, cá.

Từ khóa: