Các loại hàng hóa liên quan đến sức khỏe người dùng đều phải trải qua quá trình kiểm nghiệm để đảm bảo chất lượng. Rượu nằm trong danh sách các loại thực phẩm có cồn và được sử dụng rộng rãi. Trước khi được cấp phép lưu thông trên thị trường, quá trình kiểm nghiệm rượu phải được tiến hành theo đúng quy định của các cơ quan Nhà nước. Vậy các tiêu chuẩn kiểm nghiệm rượu quan trọng cần đáp ứng ra sao? Hãy để VCR làm rõ ngay sau đây.

Rượu là gì?

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 3 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, khái niệm về rượu đã được làm rõ. Đây là loại đồ uống có cồn, được sản xuất nhờ quá trình lên men từ tinh bột của những loại quả ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa quả hoặc pha chế từ cồn thực phẩm. Trong hóa học, rượu được biết đến là một hợp chất hữu cơ chứa nhóm -OH gắn vào một nguyên tử cacbon và cacbon lại gắn với một nguyên tử hidro hoặc cacbon khác.

Các tiêu chuẩn kiểm nghiệm rượu được áp dụng nhằm kiểm soát chất lượng và đảm bảo an toàn cho người dùng.
Các tiêu chuẩn kiểm nghiệm rượu được áp dụng nhằm kiểm soát chất lượng và đảm bảo an toàn cho người dùng.

Kiểm nghiệm rượu là gì?

Kiểm nghiệm rượu là quá trình tiến hành một hoặc một loạt các hành động phân tích và đánh giá chất lượng của các loại rượu có đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng đặt ra hay không.

Trong đó, các yếu tố như thành phần, hàm lượng cồn, chi tiêu vệ sinh an toàn của rượu sẽ phải được xác định, chẩn đoán để đánh giá độ an toàn khi sử dụng.

Nhà nước thiết lập những tiêu chuẩn kiểm nghiệm rượu làm thước đo đánh giá và đưa ra kết luận cho phép sản phẩm lưu hành trên thị trường hay không.

Tại sao phải kiểm nghiệm rượu?

Kiểm nghiệm rượu là một phần quan trọng không thể thiếu của hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Nằm trong danh sách các loại đồ uống có cồn, rượu được bày bán rộng rãi và sử dụng bởi phần lớn người dân Việt Nam. Và để kiểm soát chất lượng cũng như đảm bảo tính an toàn khi sử dụng, việc kiểm nghiệm rượu đã được tiến hành theo đúng quy định Pháp luật hiện hành.

Đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm nghiệm rượu thì doanh nghiệp mới được cấp phép để lưu hành mặt hàng bên ngoài thị trường.
Đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm nghiệm rượu thì doanh nghiệp mới được cấp phép để lưu hành mặt hàng bên ngoài thị trường.

Thông qua quy trình này, có thể phát hiện các loại hợp chất và tạp chất có thể gây hại cho sức khỏe con người, ngăn chặn các tình huống rủi ro phát sinh khi đưa vào sử dụng. Đặc biệt, việc kiểm nghiệm cũng giúp xác thực về nguồn gốc, chủng loại và tăng cường uy tín cho ngành công nghiệp rượu.

Đối với các tổ chức kinh doanh, sản xuất rượu, đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm nghiệm là bước đệm quan trọng, tiến tới sở hữu giấy cấp phép lưu hành trên thị trường. Vậy nên, đây là quy trình không thể thiếu nếu tổ chức, cá nhân muốn lưu hành sản phẩm rượu của mình ra thị trường theo đúng quy định đã ban hành.

Căn cứ pháp lý về tiêu chuẩn kiểm nghiệm rượu

Việc thực hiện kiểm nghiệm rượu phải được tiến hành và đánh giá theo đúng các quy định của Pháp luật ban hành, cụ thể là các căn cứ pháp lý sau:

  • Luật an toàn thực phẩm 2010 số 55/2010/QH12 được Quốc hội ban hành.

  • Nghị định 15/2018 quy định chi tiết một số điều luật an toàn thực phẩm theo đề nghệ của Bộ trưởng Bộ Y tế.

  • QCVN 8-3:2012/BYT được Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn ô nhiễm hoá học và sinh học biên soạn và ban hành theo Thông tư số 05/2012/TT-BYT ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

  • QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.

  • QCVN 8-1:2011/BYT quy định giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm và các yêu cầu quản lý có liên quan.

  • Quyết định 46/2007/QĐ-BYT ban hành quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm.

QCVN số 8-3:2012/BYT là một trong những căn cứ pháp lý áp dụng trong kiểm nghiệm rượu.
QCVN số 8-3:2012/BYT là một trong những căn cứ pháp lý áp dụng trong kiểm nghiệm rượu.

Các chỉ tiêu kiểm nghiệm rượu

Dưới đây là các chỉ tiêu kiểm nghiệm rượu hay còn gọi là tiêu chuẩn kiểm nghiệm rượu, cần đánh giá để đáp ứng chất lượng theo yêu cầu.

Cảm quan

Để đánh giá chỉ tiêu cảm quan có đạt chất lượng theo tiêu chuẩn hay không cần xem xét các yếu tố quan trọng như màu sắc, mùi vị, hương thơm và độ trong của rượu.

Yêu cầu khi quan sát, rượu ở trạng thái trong không có chứa vẩn đục và không có cặn. Khi ngửi thì có mùi thơm đặc trưng của nguyên liệu và sản phẩm lên men. Nếm thử không có vị lạ, êm dịu.

Chỉ tiêu lý hóa

Khi kiểm nghiệm rượu, hàm lượng methanol trong 1l ethanol 1000 không lớn hơn 0,1%. Hàm lượng Ethanol ở 200 độ C phải đạt mức % theo tiêu chuẩn đã được công bố của nhà sản xuất. Hàm lượng Este không lớn hơn 200% và hàm lượng Aldehyde trong 1 lít rượu 10000 không lớn hơn 50%.

Cảm quan, lý hóa, vi sinh, hàm lượng kim loại nặng là các chỉ tiêu kiểm nghiệm rượu được áp dụng hiện nay.
Cảm quan, lý hóa, vi sinh, hàm lượng kim loại nặng là các chỉ tiêu kiểm nghiệm rượu được áp dụng hiện nay.

Chỉ tiêu vi sinh

Kết quả kiểm nghiệm lượng vi sinh vật phải nằm trong giới hạn cho phép. Việc này đảm bảo rằng rượu không chứa các loại nấm, vi khuẩn có hại cho sức khỏe cho người dùng.

  • Tổng số vi sinh vật hiếu khí ở mức tối đa là 1000 CFU/ml;

  • Escherichia coli ở mức tối đa 0 MPN/ml;

  • Clostridium perfringens ở mức tối đa 0 CFU/ml;

  • Tổng số bào tử nấm mốc - nem ở mức tối đa 102 CFU/ml.

Hàm lượng kim loại nặng

Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng, bắt buộc phải đáp ứng theo tiêu chuẩn để đảm bảo rượu không chứa kim loại nặng độc hại.

  • Chì ở mức giới hạn cho phép không quá 0,5 mg/l;

  • Đồng ở mức giới hạn cho phép không quá 5mg/l;

  • Asen ở mức giới hạn cho phép không quá 0,2mg/l;

  • Kẽm ở mức giới hạn cho phép không quá 2mg/l;

  • Thủy ngân ở mức giới hạn cho phép không quá 0,05mg/l;

  • Cadimi ở mức giới hạn cho phép không quá 1 mg/l.

Hy vọng với chia sẻ trên đây, bạn đọc sẽ hiểu hơn về các tiêu chuẩn kiểm nghiệm rượu quan trọng cần thực hiện để có thể đảm bảo an toàn và đáp ứng chất lượng theo quy định pháp luật.