Các doanh nghiệp dược hiện đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức trên thị trường, nơi cạnh tranh tăng, chi phí nguyên vật liệu tăng khiến cho biên lợi nhuận ngày càng giảm. Sự cạnh khiến cho các doanh nghiệp đều phải tìm cách phát triển các sản phẩm hiệu quả nhất trên thị trường. Kết quả là, họ cần phải lựa chọn các phương pháp sản xuất có thể cho phép họ đưa ra các loại thuốc chất lượng tốt nhất, mạnh mẽ trong điều trị các bệnh khác nhau. Vì vậy, các công ty đều sử dụng các chiến lược khác nhau để đạt được mục đích đó. Và một trong những chiến lược đó là thực hiện Six Sigma.

 

Six Sigma và Lean Six Sigma

Six Sigma là gì

Six Sigma (6 Sigma, hay 6σ) là một hệ phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh và quản lý chất lượng bằng cách dựa trên thống kê để tìm ra lỗi (khuyết tật), xác định nguyên nhân của lỗi và xử lý lỗi nhằm làm tăng độ chính xác của quy trình.

six sigma là gì

Six Sigma không phải là một hệ thống quản lý chất lượng giống như ISO 9001. Hệ phương pháp này đem tới một tư duy mới cho các doanh nghiệp: thay vì tập trung vào xử lý các sản phẩm lỗi, hãy đầu tư cải thiện quy trình để ngăn lỗi xảy ra, tạo lập sự ổn định gần như hoàn hảo trong quá trình sản xuất và hoạt động kinh doanh.

Six Sigma sử dụng phương pháp thống kê để đếm số lỗi phát sinh trong một quá trình, sau đó tìm ra cách để khắc phục, đưa nó tới càng gần mức “không lỗi” càng tốt. Chỉ khi nào một quy trình không tồn tại hơn 3,4 lỗi (hay khuyết tật) trên mỗi một triệu cơ hội (sản phẩm), nó mới đạt được mức tiêu chuẩn của Six Sigma.

Trong điều kiện thực tế, một quy trình Six Sigma có sự hoàn hảo đến mức 99,99966%. Đây là cấp độ Sigma thứ 6, với độ lệch chuẩn đại diện cho mức độ trưởng thành nhất của một quy trình:

Lean Six Sigma là gì

Lean là phương pháp sản xuất do hãng Toyota – Nhật Bản khởi xướng, nhằm loại bỏ lãng phí và những bất hợp lý trong quá trình sản xuất, hướng mọi hoạt động của tổ chức theo hướng “tinh gọn”.

Lean Six Sigma (LSS) là mô hình quản lý kết hợp các nguyên tắc quản lý của Lean với các phương pháp Six Sigma. Lean giúp giảm thiểu chất thải và rút ngắn chu kỳ sản xuất ngay từ đầu, trong khi Six

Sigma tập trung vào tinh chỉnh độ chính xác cho quy trình. Chúng song hành cùng nhau có thể coi là sự biến thể tích cực.

Quy trình Six Sigma trong ngành dược

Six Sigma là một phương pháp sản xuất liên quan đến việc xác định các yếu tố dẫn đến việc sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng kém. Phương pháp này không chỉ xác định những yếu tố đó mà còn giúp loại bỏ chúng hoàn toàn. Nhờ đó có thể cải thiện hiệu quả và chất lượng của sản phẩm một cách đáng kể. Do vậy việc thực hiện Six Sigma trong ngành Dược là điều cần làm để giúp cải thiện chất lượng sản phẩm.

Phương pháp Six Sigma dựa trên việc xác định, nhận dạng và định nghĩa các vấn đề phải đối mặt trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, phương pháp này liên quan đến đặc điểm, đo lường và phân tích dữ liệu để xác định điểm yếu trong quá trình sản xuất. Nhờ vậy nó sẽ giúp tối ưu hóa các hệ thống kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, từ đó tăng hiệu suất sản xuất và đổi mới đồng thời, giảm thời gian chu kỳ.

six sigma

Bằng cách thực hiện kỹ thuật 6 Sigma, ngành công nghiệp dược phẩm có thể cải thiện nhà máy và có thể thực hiện thành công tương tự như trong các ngành công nghiệp khác. Six Sigma có các công cụ giúp cho quá trình sản xuất trơn tru hơn bằng cách loại bỏ những sai lầm xảy ra trong quá trình này. Những công cụ này không chỉ đơn giản để nhân viên nắm bắt mà còn đóng vai trò tương tự trong việc đảm bảo chất lượng và quản lý rủi ro. Mặt khác, phương pháp six sigma giúp các công ty dược phẩm dễ dàng phát triển các quy trình giúp xác định chất lượng trước vào cuối quá trình sản xuất.

Việc thực hiện Six sigma trong ngành dược phẩm giúp:

  • Ngăn chặn các sản phẩm lỗi
  • Giảm thời gian chu kỳ sản xuất
  • Tạo điều kiện cải tiến quy trình liên tục
  • Tăng cường tự động hóa

Triển khai Six Sigma

Việc triển khai six sigma trong dược phẩm được thực hiện theo những cách khác nhau. Đầu tiên, các công ty yêu cầu nhân viên mới phải có chứng chỉ Six Sigma. Đạt được chứng nhỉ này, cho thấy các nhân viên vận hành đã có kiến thức cần thiết về cách điều hành một quy trình sản xuất hiệu quả. Nhân viên được chứng nhận làm việc hiệu quả hơn không chỉ vì họ giảm lãng phí mà còn làm việc một cách hiệu quả.

Thứ hai, các công ty dược phẩm cần phải có các khóa học về six sigma. Nó cho thấy hầu hết các nhân viên có tuổi nghề trong các công ty này đạt được chứng nhận 6 sigma và do đó cải thiện hiệu suất của họ tại nơi làm việc.

six sigma trong ngành dược

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, các công ty cần gửi nhân viên của họ đến các tổ chức nơi đào tạo về phương pháp Six sigma. Kỹ thuật Six Sigma đã giúp các công ty dược phẩm không chỉ gỡ lỗi trong quy trình sản xuất mà còn cải thiện chất lượng đầu ra của họ. Khi làm như vậy, các doanh nghiệp dược đã có thể tăng lợi nhuận.

Nguyên tắc Lean Six Sigma trong Dược phẩm

Nguyên tắc LSS cho phép các trạm phát thuốc cải tiến quy trình để nâng cao chất lượng cho khách hàng. Một bộ phận không cần rất nhiều nguồn lực và chuyên môn để thực hiện nguyên tắc LSS và gặt hái những thành quả. Sử dụng sáng tạo các tình nguyện viên sẵn sàng có thể tạo ra kết quả một cách nhanh chóng. Việc áp dụng LSS sẽ tăng sự hài lòng của nhân viên, tạo niềm phấn khích cho việc cải tiến trong tương lai.

Dưới đây là các nguyên tắc khi áp dụng LSS trong ngành dược phẩm:

  • Xác định các vấn đề muốn giải quyết hoặc quá trình muốn cải thiện
  • Tăng cường sự hỗ trợ từ quản lý, các cá nhân cũng sẵn sàng tham gia vào đội
  • Làm việc theo nhóm
  • Cần hiểu biết rõ ràng về quá trình làm việc hiện tại
  • Tiến hành theo phương pháp đi bộ Gemba (quan sát quá trình làm việc)
  • Hiểu được dòng giá trị
  • Đặt khách hàng lên hàng đầu
  • Chọn giải pháp dựa trên dự đoán mang tính ảnh hưởng cao.
  • Thay đổi linh hoạt
  • Đảm bảo có những quy định về trách nhiệm
  • Tiếp tục thúc đẩy nâng cao chất lượng