Vậy câu hỏi đặt ra là: Những yêu cầu về thiết kế và trang thiết bị của phòng này như thế nào để có thể đáp ứng các yêu cầu trên? Câu trả lời có trong bài viết sau.

1. Khái niệm về phòng mổ, phòng phẫu thuật

Một phòng mổ (còn được gọi là phòng phẫu thuật) là một cơ sở trong bệnh viện nơi các hoạt động phẫu thuật được thực hiện trong môi trường vô trùng. Phòng mổ còn được coi là phương tiện chính của quá trình điều trị ngoại khoa.

phòng phẫu thuật
Phòng phẫu thuật

2. Yêu cầu - tiêu chuẩn thiết kế phòng mổ

2.1. Yêu cầu chung khi thiết kế phòng mổ

Khoa phẫu thuật một tổng thể tích hợp đa chuyên khoa, đa chức năng, bao gồm trang trí kiến trúc, hệ thống điều hòa thanh lọc, trang thiết bị y tế đáp ứng nhu cầu của khoa phẫu thuật, hệ thống điện mạnh, yếu, hệ thống cấp thoát nước và các các hệ thống.

Ngoài các điều kiện chung của phòng mổ thông thường, phòng mổ sạch còn phải có những yêu cầu sau:

2.1.1. Số lượng

Khoa Phẫu thuật được tổ chức theo quy mô số giường lưu (từ 55 - 65 giường/phòng mổ) số lượng phòng mổ quy định như sau:

  • Quy mô 1: Bệnh viện đa khoa quy mô: từ 250 đến 350 giường lưu.
  • Quy mô 2: Bệnh viện đa khoa quy mô: từ 400 đến 500 giường lưu.
  • Quy mô 3: Bệnh viện đa khoa quy mô: trên 550 giường lưu.

2.2.2. Kích thước

  • Tiêu chuẩn thiết kế phòng mổ yêu cầu diện tích tối thiểu của phòng là 36m2 , chiều cao tính từ sàn tới trần - không thấp dưới 3,1m. Phòng thiết kế theo hình vuông hoặc hình chữ nhật, ở các góc nên thiết kế vát 45°, các góc cạnh trong phòng cũng nên hạn chế để việc lưu thông khí diễn ra dễ dàng, vệ sinh vô trùng hiệu quả và y bác sĩ làm việc thuận tiện hơn, như tiêu chuẩn thiết kế phòng sạch. Chúng ta có thể hạn chế các góc cạnh và tạo cảm giác không gian rộng hơn bằng cách thiết kế tủ âm tường để đựng thiết bị.
thiết kế phòng mổ
Phòng mổ cần có kích thước phù hợp

2.2.3. Địa điểm

  • Phòng thường được đặt ở dãy hành lang cuối, gần các khoa, phòng liên quan của bệnh viện như khu chăm sóc tích cực, xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh, giúp cho bác sĩ và người bệnh thuận tiện trong vận chuyển cũng như giảm thiểu số người qua lại.

2.2.4. Các yêu cầu khác

  • Điều kiện tiên quyết với tiêu chuẩn phòng mổ là tuân theo quy tắc một chiều và đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối. Cần thiết kế 2 cửa: cửa chính và cửa phụ.
  • Ngoài ra, để bảo đảm vô khuẩn tuyệt đối thì việc phân chia luồng di chuyển của bác sĩ - bệnh nhân, việc đi lại ở hành lang sạch – bẩn thì buộc phải thực hiện đúng theo tiêu chuẩn về xây dựng phòng phẫu thuật.

2.2.5. Hình ảnh thiết kế phòng mổ theo mặt cắt và mặt bằng

thiết kế phòng mổ mặt cắt
Mặt cắt phòng mổ bệnh viện

Mặt cắt biểu thị thông tin:

Chiều cao tối thiểu cho việc thiết kế phòng mổ là 3.100mm.

(2) Phải trang bị đèn mổ chuyên nghiệp.

(3) Phải có miệng gió hồi bên dưới.

 

thiết kế phòng mổ mặt bằng
Mặt bằng phòng mổ bệnh viện

Giải thích bản vẽ mặt bằng.

  • Xung quanh phòng phẫu thuật phải là hành lang vô trùng.
  • Phải có cửa mở 2 cánh mở ra 2 bên 180 độ để đẩy bệnh nhân vào ra.
  • Có lối vào riêng cho bác sĩ từ hành lang vô trùng sau khi bác sĩ thay đồ và vệ sinh.
  • Giường mổ nằm trung tâm, giúp bác sĩ có thể đi xung quanh.

Chú thích.

  1. Bàn mổ
  2. Đèn mổ
  3. Miệng thu hồi khí
  4. Đèn đọc phim XQ
  5. Ổ cấp khí y tế
  6. Tủ thuốc, dụng cụ thiết yếu
  7. Tủ lạnh, sấy
  8. Tủ dụng cụ gây mê, hồi sức
  9. Bảng điều khiển

2.2. Tiêu chuẩn thiết kế phòng phẫu thuật

2.2.1. Tiêu chuẩn về nhiệt độ, độ ẩm, số lần trao đổi không khí

  • Nhiệt độ trong phòng luôn duy trì trong khoảng 21oC – 26oC, độ ẩm từ 50 – 60% và không khí phải được thay đổi tối thiểu 15 lần mỗi giờ.

2.2.2. Yêu cầu điện trong phòng mổ

  • Cung cấp điện đầy đủ, liên tục 24 giờ/ngày cho phòng. Có nguồn dự phòng để tự động cấp điện lại sau 5 giây và hệ thống nối dây không dùng chung. Hệ thống điện chiếu sáng phải đảm bảo yêu cầu về độ rọi tối thiểu và độc lập với hệ thống điện cấp cho các thiết bị phòng mổ. Các thiết bị y tế được dùng trong phòng phẫu thuật có những ổ cắm khác nhau (phải bố trí thêm nguồn điện 3 pha) vì hầu hết các sản phẩm này nhập khẩu từ Anh, Mỹ, Đức, Nhật,… 

2.2.3. Yêu cầu tiêu chuẩn về cấp độ sạch, không khí phòng mổ

  • Khi thiết kế, xây dựng các cơ sở khám, chữa bệnh, tiêu chuẩn về cấp độ sạch trong phòng phẫu thuật là đặc trưng cơ bản vì độ vô trùng được bảo đảm mức tối đa sẽ bảo vệ sức khỏe cho người bệnh, tránh những nguy cơ nhiễm khuẩn. Hệ thống cung cấp không khí sạch trong phòng yêu cầu toàn bộ phần diện tích phía trong phòng như kích thước cửa đi, cửa sổ, kích thước giường tủ,… phải lớn. Tiêu chuẩn về cấp độ sạch phòng mổ quy định: Không khí sạch áp suất phải tuân theo cấp độ sạch Class 100.000. Khí sạch áp lực âm thường dùng cho phòng mổ đặc biệt cách ly và truyền nhiễm, còn khí sạch áp dương áp dụng cho các phòng mổ thường.
  • Theo tiêu chuẩn phòng mổ số lần thay đổi không khí là 15 – 20 lần/giờ, số lượng hạt bụi 0,5mm trong 1m3 không khí là £ 3 x 106. Chúng ta có thể theo dõi tiêu chuẩn về số hạt theo Class 100.000 ở bảng dưới:

phòng mổ Class 100

Hệ thống khí sạch áp lực dương trong phòng mổ được thiết kế bao gồm 3 phần:

  • Thiết bị tiệt trùng khí tiền xử lý bằng tia UV: tia UV giúp hiệu quả thanh trùng không khí cao hơn rồi được chuyển đến bộ lọc khí Hepa filter.
  • Bộ lọc không khí Hepa filer: ngăn chặn được 99,9% các hạt có đường kính 0,3 µm, đảm bảo không khí trong phòng mổ luôn đạt độ sạch nhất.
  • Bộ tạo áp suất dương: giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, đồng thời cung cấp thêm oxy cho các ca mổ kéo dài hay có nhiều người tham gia.

cấp gió sạch trong thiết kế phòng mổ

2.2.4. Yêu cầu tiêu chuẩn hệ thống chiếu sáng

Hệ thống chiếu sáng trong khoa phẫu thuật luôn được quan tâm, đặc biệt với phòng mổ. Ngoài chiếu sáng chung, các đèn phẫu thuật cũng được yêu cầu khắt khe.

Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn ở bài viết: Thiết kế chiếu sáng cho phòng mổ

  • Tiêu chuẩn phòng mổ quy định hệ thống chiếu sáng cần tuân theo đối với khu vô trùng là sử dụng ánh sáng nhân tạo. Hệ thống chiếu sáng trong phòng mổ sẽ được phân chia thành chiếu sáng tổng thể và chiếu sáng cục bộ.

- Chiếu sáng tổng thể: là ánh sáng từ hệ thống đèn âm trần hoặc hệ thống đèn ở góc.

- Chiếu sáng cục bộ: là ánh sáng lấy từ đèn không hắt bóng được bố trí thuận tiện, dễ dàng xoay chuyển và điều chỉnh tiêu cự sáng và độ sáng.

  • Độ rọi trong phòng phẫu thuật được quy định trong khoảng 300 – 700 lux. Thông thường trong phòng mổ đều sử dụng các loại đèn phòng sạch thì mới đáp ứng tốt các yêu cầu.

Xem thêm: Tiêu chuẩn phòng sạch bệnh viện

tiêu chuẩn thiết kế phòng mổ
Hệ thống chiếu sáng trong phòng mổ

2.3. Yêu cầu về trang thiết bị phòng mổ

Mỗi trang thiết bị trong phòng phẫu thuật đều có những chức năng riêng. Khi có cuộc phẫu thuật, bác sĩ sẽ lựa chọn trang thiết bị phòng mổ, dụng cụ phù hợp với nhu cầu và cơ sở vật chất. Dưới đây là một số trang thiết bị và dụng cụ phòng mổ mà bạn cần biết.

2.3.1. Các thiết bị phòng mổ chính

  • Camera màu: độ phân giải cao, độ nhạy sáng 1–5 lux, nhận hình ảnh trong ổ bụng từ ống kính soi truyền qua một dây dẫn vào bộ phận xử lý trung tâm. Hình ảnh sẽ được chiếu lên màn hình (monitor).
  • Nguồn sáng lạnh: với bóng đèn halogen hoặc xenon công suất 150 – 300W cung cấp ánh sáng cho ống kính soi ổ bụng qua một dây quang dẫn.
  • Kính soi: phóng đại hình ảnh 15-20 lần.
  • Máy đốt điện: dây gắn vào các dụng cụ mổ vì thế nên vừa phẫu tích vừa cắt, đốt cầm máu.
  • Monitor hoặc TV: độ nét cao với loại thông dụng là 14 hoặc 20 inches.
  • Dụng cụ thu hình: (video–cassette, CD hoặc DVD) ghi lại các trường hợp mổ dùng cho nghiên cứu khoa học,…v.v...

2.3.2. Các dụng cụ mổ

  • Kim Veress bơm khí: đầu kim có lò xo bảo vệ để khi chọc qua thành bụng tránh trường hợp thủng ruột.
  • Trocar 5 và 10mm: để chọc qua thành bụng – có van bảo vệ – giúp đưa các dụng cụ mổ vào trong ổ bụng.
  • Các kìm phẫu thuật: để cầm nắm, để bóc tách mô, kéo, móc đốt, ống hút... Hầu hết các dụng cụ này đều có thể nối với dây dẫn điện của máy đốt để vừa bóc tách vừa đốt cầm máu.
  • Endoloop: là một que nhựa xỏ chỉ (Chromic 1–0 hoặc Vicryl 1–0) dùng để cột mạch máu hoặc ruột thừa, ống túi mật,..v.v…

2.3.3. Một số thiết bị cần thiết khác

  • Đèn phẫu thuật: được bố trí trên trần phòng, hướng chéo so với bàn phẫu thuật để cung cấp ánh sáng trắng chiếu sáng phẫu trường và loại bỏ hiện tượng đổ bóng, trong khi không tăng nhiệt độ xung quanh.
đèn phẫu thuật
Đèn phẫu thuật

Công nghệ chiếu sáng ngày nay đang chuyển dần từ Halogen sang LED vì những lợi ích nó mang lại như ánh sáng trắng tự nhiên, tăng ít nhiệt hơn ở phẫu trường, cho ánh sáng đúng màu hơn và nâng cao khả năng khử đổ bóng.

  • Bàn mổ (bàn phẫu thuật): là nơi bệnh nhân nằm trong suốt quá trình phẫu thuật và nó có thể điều chỉnh độ cao, độ nghiêng phù hợp với từng loại phẫu thuật, từ đó giúp cho e-kip mổ dễ dàng thực hiện hơn.

Các bàn mổ đa năng sẽ luôn được ưu tiên hơn trong các ca tiểu phẫu hoặc đại phẫu vì có thể điều chỉnh được nhiều tư thế cho các kiểu mổ khác nhau. 

Có 2 loại: bàn mổ điện và bàn mổ cơ thủy lực.

- Bàn mổ điện: ngày càng được ưa chuộng và dần thay thế cho các bàn cơ và với những thao tác không hề phức tạp ở bàn phím điều khiển sẽ điều chỉnh được các vị trí.

Bàn phẫu thuật
Bàn phẫu thuật chỉnh điện đa năng

- Bàn mổ cơ thủy lực: dùng tay quay thủy lực để điều chỉnh và chi phí không quá đắt đỏ nên đây là sự lựa chọn cho nhiều phòng khám tư nhân hay thẩm mỹ viện…

  • Tường phòng mổ: thường ốp bằng tấm panel SGP, dùng các mối silicon để nối 2 lớp với nhau. Lớp trong giúp ngăn ngừa những tác nhân như âm thanh, nhiệt độ,…gây ảnh hưởng đến cuộc phẫu thuật. Lớp ngoài được sơn epoxy và không gỉ nên vi khuẩn không thể xâm nhập.
  • Cửa phòng phẫu thuật: là dạng cửa mở và đóng không cần dùng tay. Giúp e-kip mổ đảm bảo tay mình sạch sẽ trước khi vào phòng mổ. Đồng thời, cửa được thiết kế cao và rộng rãi, thuận lợi cho việc vận chuyển các thiết bị phục vụ phẫu thuật, tránh va chạm gây xước tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh.
cửa phòng mổ bệnh viện
Cửa phòng mổ bệnh viện
  • Tủ đựng thiết bị: dùng để chứa các sản phẩm y tế. Có 2 loại, trong đó loại 1 dùng để đựng dụng cụ mổ, loại 2 dùng để lưu trữ những sản phẩm như dịch truyền, thuốc, vật tư y tế,…không được để ở nhiệt độ thường.
  • Đồng hồ mổ: thiết bị này rất quan trọng trong phòng mổ, phải được đảm bảo độ chính xác đến từng giây và được thiết kế, lắp đặt nơi dễ quan sát nhất vì nó có tác dụng giúp cho e-kip phẫu thuật biết thời gian thực hiện từng khâu mổ và tính thời gian khi sử dụng các loại hóa chất, thuốc thì bệnh nhân biểu hiện như thế nào… 
  • Dao mổ điện:

Có 5 nguyên tắc: Cầm máu tốt; Hạn chế tổn thương mô; Duy trì cung cấp máu thích hợp; Hạn chế nhiễm trùng; Hạn chế căng mô → Giúp cho kết quả lành vết thương tốt nhất.

Việc sử dụng dao mổ có thể tác động đến ba nguyên tắc: cầm máu, hạn chế tổn thương mô và duy trì cung cấp máu.

Các loại dao mổ hoạt động khác nhau dẫn đến hiệu ứng trên mô khác nhau. Tổn thương mô nhiều có thể làm tăng tình trạng viêm cấp tính và kéo dài quá trình lành vết mổ.

Một số loại dao mổ thường dùng như: dao mổ điện đơn cực và dao mổ điện lưỡng cực (sử dụng phổ biến nhất trong bệnh viện); Dao mổ dùng năng lượng điện từ; Dao mổ laser; Dao mổ dùng năng lượng cơ học; Dao mổ siêu âm…

  • Hệ thống thiết bị trung tâm: được cấu tạo gồm nhiều thiết bị cùng dây dẫn điện trong phòng phẫu thuật, được thiết kế, lắp đặt gọn gàng nhằm tăng diện tích cho phòng và e-kip mổ không bị vấp ngã. Ngoài ra, hệ thống còn có thể chứa các thiết thị khác. Từ đó làm tăng tính di động và định vị chúng ở nhiều nơi trong phòng.
  • Màn hình phẫu thuật trực quan: được dùng trong phẫu thuật ít xâm lấn, có chức năng hiển thị hình ảnh thu được từ thiết bị nội soi. Nhờ đó, bác sĩ sẽ có thể thực hiện tiểu phẫu thuật ngay bên trong cơ thể mà không cần mổ cơ thể bệnh nhân. Ngày nay, với sự phát triển công nghệ, đã có màn hình đời mới, độ phân giải cao, giúp cho hình ảnh sắc nét hơn.
màn hình phẫu thuật nội soi
Màn hình phẫu thuật nội soi
  • Monitor theo dõi bệnh nhân: thường có 5 đến 7 thông số như sau:
    • ECG
    • SpO2
    • Nhịp thở
    • Nhịp tim
    • Huyết áp NiBP
    • EtCO2
    • Nhiệt độ cơ thể

Phòng mổ: Kích thước tối thiểu là 10inch, theo dõi được 7 thông số.

Phòng hậu phẫu: theo dõi bệnh nhân 5 thông số cơ bản là đáp ứng được nhu cầu.

Ngoài ra, chỉ cần theo dõi 3 thông số (NIBP, Temp và SPO2) đối với những bệnh nhân không phải theo dõi điện tim, nhịp thở và theo dõi trong thời gian ngắn, nhằm giảm thiểu chi phí.

  • Máy hút dịch: dùng để hút các chất lỏng của cơ thể như nội khí quản, đờm mũi, miệng của trẻ em, người lớn,… 

Tiêu chí để lựa chọn: lực hút mạnh, lượng dung dịch lớn, tuổi thọ cao, an toàn, đáng tin cậy, dễ vận chuyển, dễ thao tác có bảng hiển thị áp lực.

  • Nồi hấp tiệt trùng: là máy khử khuẩn dụng cụ phẫu thuật và thiết bị của bệnh viện. Chúng tương tự như nồi áp suất khổng lồ sử dụng sức mạnh của hơi nước để tiêu diệt vi trùng.

Để chọn nồi hấp tiệt trùng có một số tiêu chí sau:

- Theo thể tích sử dụng: các thể tích phổ biến là 12 lít, 16 lít, 24 lít, 32 lít…

- Tính năng: trừ một số loại nồi hấp tiệt khuẩn mini có thể không có còn lại chủ yếu đều có tính năng sấy đi kèm.

- Chất liệu: thiết kế chủ yếu bằng inox.

- Chọn theo nơi sản xuất.

  • Thiết bị làm ấm: có tác dụng làm ấm dung dịch, chăn và khăn trải giường. Nhờ đó, bệnh nhân sẽ giảm nguy cơ hạ thân nhiệt, tăng khả năng hồi phục sau phẫu thuật.
  • Bồn rửa tay vô trùng: để e-kip mổ sát khuẩn tay trước ca phẫu thuật mà không chạm vào bồn. Từ đó giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng.

Chất liệu: inox và composite

Tính năng: 1 vòi, 2 vòi, 3 vòi. 

Bồn rửa tay chuyên dụng được thiết kế láng mịn, không đọng nước, dễ vệ sinh, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.

Nước sử dụng đạt tiêu chuẩn vô trùng bởi hệ thống lọc đầu vào và diệt khuẩn bằng đèn UV.

  • Hệ thống phòng mổ tích hợp: Nếu gặp vấn đề khi mổ, hệ thống phòng mổ tích hợp cho phép các hình ảnh và âm thanh cuộc phẫu thuật sẽ được truyền cho đội ngũ y tế bên ngoài để xử lý. Khi vấn đề đã xử lý xong thì sẽ được truyền cho đội ngũ đang thực hiện phẫu thuật. Từ đó giảm thiểu tối đa nhân sự, hạn chế rủi ro nhiễm trùng khu vực phẫu thuật.

2.4. Bảng tổng hợp các yêu cầu kỹ thuật của phòng mổ

Dưới đây là bảng tổng hợp các yêu cầu kỹ thuật cho khoa phẫu thuật trong các bệnh viện đa khoa mà bạn cần biết.

Các yêu cầu kỹ thuật trong Khoa Phẫu Thuật
Phòng chức năng

- Phòng mổ

- Hành lang, vô khuẩn

- Phòng hồi tỉnh

- Phòng tiền mê

- Hành lang sạch

- Phòng nghỉ

- Rửa dụng cụ

- Thay đồ nhân viên

- Khu phụ trợ 

- Hành chính

1. Diện tích 36m2/giường 6(9) m2/người    
2. Sàn nhà Phủ vật liệu nhân tạo chống mài mòn, nấm mốc, chống tĩnh điện Chống trơn trượt  
3. Tường Sử dụng các vật liệu chịu nước, các chất tẩy khuẩn, sơn kháng khuẩn, đượcc sử dụng tới trần Đảm bảo phẳng, nhẵn. Khu ướt ốp bằng gạch men kính, hoặc sơn expoxy
4. Trần

Bề mặt phẳng, nhẵn; hệ thống chiếu sáng, phòng - chữa cháy, cấp không khí sạch và các hệ thống máy móc kỹ thuật

5. Cửa Dễ cầm nắm, đóng mở nhẹ nhàng, cửa có chuyển xe, giường đẩy bản lề mở hai chiều
6. Cổng kết nối phương tiện Toàn bộ các kết nối đặt cạnh giường      
7. Nhiệt độ 21 - 24oC

21 - 26oC

21 - 26oC  
8. Độ ẩm không khí 60 - 70 % Không lớn hơn 70%    
9. Luân chuyển không khí / h 15 - 20 lần/h 5 - 15 lần/h    
10. Số lượng đầu cấp khí 06 cho ba loại 03 cho 3 loại    
11. Ánh sáng Độ rọi 300 - 700lux Độ rọi 250 - 500 lux Độ rọi 100 - 140 lux
12. Ổ cắm điện 10 ổ/phòng mổ loại 220V/10A (có tiếp địa) 4 ổ/giường loại 220V/10A (có tiếp địa) 4 ổ/giường loại 220V/10A (có tiếp địa) 2 ổ/phòng (có tiếp địa)
13. Hệ thống cấp điện khẩn cấp Cung cấp cho các thiết bị y tế và chiếu sáng, thời gian trì hoãn để vận hành không quá 15 giây
14. Công suất cổng kết nối   1200 w/giường   2,8 kW
15. Máy sử dụng nguồn điện DC Đồng hồ, máy gọi đảo chiều Máy gọi y tá, máy gọi đảo chiều, đầu Tel   Máy gọi đảo chiều, đầu Tel
16. Cấp nước Nước vô khuẩn cấp cho chậu rửa tay 02 chậu rửa cho bác sỹ 01 chậu rửa cho một phòng

01 chậu rửa 10 người

01 vòi sen 20 người

17. Thoát nước Hệ thống thu, thoát nước thải hóa chất và nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ trước khi thoát vào hệ thống xử lý nước thải chung của bệnh viện

3. Yêu cầu bảo quản phòng mổ

Để phòng mổ luôn sạch sẽ và an toàn, cần phải bảo quản đúng yêu cầu.

3.1. Bảo quản trước và trong cuộc phẫu thuật

  • Những thủ tục vô trùng trước khi mổ phải luôn thực hiện nghiêm ngặt và chặt chẽ.
  • Vùng phẫu thuật phải trải khăn che và được sát trùng kỹ 
  • Không dùng những dụng cụ đã vô khuẩn trong thời gian dài.
  • Trong khi phẫu thuật phải tuân thủ đúng các kỹ thuật.
  • Trong phòng mổ hạn chế việc đi lại và chỉ được dưới 10 người.

3.2. Bảo quản sau phẫu thuật

  • Sau khi thực hiện xong cuộc phẫu thuật:
  • Dùng dung dịch sát khuẩn để cọ rửa sàn phòng mổ.
  • Lấy dung dịch khử khuẩn lau chùi đèn mổ, bàn mổ
  • Ngoại trừ bàn mổ, máy hút, máy gây mê, những dụng cụ còn lại được chuyển ra ngoài, không để trong phòng.
  • Cửa phòng không được mở, phải luôn đóng kín.
  • Nhiệt độ phòng mổ được điều chỉnh và thông khí

3.3. Bảo quản hàng tuần

  • Dọn dẹp vệ sinh toàn bộ phòng phẫu thuật
  • Chế độ kiểm tra: trang thiết bị và nhân viên y tế phải kiểm tra vô trùng theo định kỳ
  • Đánh giá tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ với phòng điều trị 

4. Phòng mổ hiện đại có gì?

phòng mổ hiện đại
Phòng mổ hiện đại

Ngày nay, xu hướng phát triển các phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, các phòng mổ hiện đại được thiết kế và sử dụng ngày một nhiều. Chính vì thế, hệ thống trang thiết bị cũng được đầu tư và hiện đại hơn. Ví dụ như…

  • Hệ thống thông khí sạch áp lực dương
  • Kính hiển vi vi phẫu
  • Hệ thống máy C-Arms
  • Dàn mổ nội soi tiên tiến
  • Dàn máy thu hồi máu tự thân
  • Hệ thống van khí oxy âm tường
  • Tường kháng khuẩn
  • Cửa tự động, 1 chiều hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn,…

Bài viết trên, Thiết bị phòng sạch VCR đã giải đáp thắc mắc cho câu hỏi: Những yêu cầu thiết kế và trang thiết bị của phòng mổ. Qua đây giúp cho người bệnh cũng như nhân viên trong ngành y tế hiểu biết và tạo dựng một môi trường phẫu thuật hiện đại, an toàn và đạt chuẩn.

 

Phương.