Quy trình bảo trì máy lọc nước công nghiệp đúng chuẩn kỹ thuật
Bạn đang tìm hiểu quy trình bảo trì máy lọc nước công nghiệp đúng chuẩn kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả, an toàn và năng suất? Cùng VCR khám phá ngay tại đây.
Các loại máy lọc nước RO công nghiệp được ứng dụng rộng rãi tại các công trình, dự án cũng như các doanh nghiệp, công ty sản xuất với mục đích đảm bảo nguồn nước sạch tinh khiết. Trong quá trình sử dụng, cần phải tiến hành bảo trì máy lọc nước công nghiệp theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất, tránh tình trạng xuống cấp, giảm hiệu năng. Vậy quy trình thực hiện đúng kỹ thuật ra sao? Dấu hiệu nào cho biết thiết bị cần phải được bảo trì? Cùng VCR tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu tổng quan về hệ thống lọc RO
Để thực hiện quy trình bảo trì máy lọc nước công nghiệp nhanh chóng, đúng kỹ thuật cần nắm bắt rõ các thông tin và cấu tạo.
Hệ thống lọc RO là gì?
Hệ thống lọc RO được biết đến là hệ thống máy lọc được ứng dụng với mục đích lọc nước. Từ những nguồn nước thông thường như nước giếng, nước thải,... được cấp qua màng lọc, loại bỏ kim loại nặng, vi sinh vật có hại để chuyển đổi thành nước tinh khiết có thể sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt.
Hệ thống lọc RO sử dụng điện năng, ứng dụng phương pháp vật lý thẩm thấu ngược đem đến hiệu quả cao với mức chi phí thấp. Nguồn nước được lọc qua hệ thống lọc này đạt tiêu chuẩn nước sạch tinh khiết theo đúng quy chuẩn nước sạch của Việt Nam cũng như thế giới. Người dùng hoàn toàn có thể an tâm sử dụng trong ăn uống, sinh hoạt cũng như đưa vào sản xuất thực phẩm.
Cấu tạo chi tiết
Cấu tạo máy lọc RO bao gồm những chi tiết quan trọng không thể thiếu sau đây.
Thiết bị tiền lọc
Thiết bị tiền lọc là hệ thống bơm cao áp kết hợp cùng với 3 trụ lọc lớn có chức năng xử lý cơ bản nguồn nước cấp đầu vào, loại bỏ tạp chất lơ lửng, hóa chất, kim loại nặng,... Mỗi trụ lọc sẽ chứa thành phần và chức năng cơ bản khác nhau.
- Trụ lọc 1: Trong trụ này chứa các loạt vật liệu lọc như cát, đá, silic,... có khả năng loại bỏ rác, tạp chất, phù du, chất bẩn kích cỡ lớn trước khi đi qua trụ lọc 2.
- Trụ lọc 2: Có chứa duy nhất than Carbon hoạt tính và có tính năng loại bỏ chất hòa tan trong nước với độc tính cao như photpho, amoniac, lưu huỳnh,...
- Trụ lọc 3: Chứa các thành phần có khả năng hấp thụ ion kim loại hòa tan trong nước, giúp làm mềm nước hiệu quả và chuyển từ nước cứng sang nước mềm bằng cách giảm nồng độ ion kim loại.
Sau khi nước đi vào thiết bị tiền lọc sẽ được tiếp tục điều chuyển sang hệ thống lọc RO bằng thiết bị bơm cao áp.
Bơm cao áp và màng lọc
Đây là thiết bị quan trọng nhất của hệ thống lọc nước Ro. Nếu 1 trong 2 thiết bị này gặp vấn đề thì sẽ ảnh hưởng đến tính hiệu quả lọc nước.
Bơm cao áp RO có nhiệm vụ làm tăng áp nguồn nước cấp đi qua màng lọc Ro và biến một phần thành nước tinh khiến, phần còn lại sẽ loại bỏ qua đường thải. Loại bơm cao áp này có thể cung cấp áp suất lên đến 200-220 PSI và hoạt động liên tục 24/24 nên cần phải có chất lượng tốt.
Màng lọc RO được coi là thiết bị cốt lõi trong hệ thống xử lý nước RO, được chế tạo dựa trên nguyên lý thẩm thấu ngước đưa nước chảy từ nơi có nồng độ khoáng chất thấp sang nơi có nồng độ cao hơn qua màng bán thấm.
Tùy thuộc vào công suất nước cao hay thấp sẽ yêu cầu hệ thống lắp thêm 1 hoặc nhiều màng RO. Với kích thước khe lọc siêu nhỏ, gần như chỉ cho phân tử nước đi qua nên có thể loại bỏ đến 99% các loại tạp chất và tạo ra nước tinh khiết. Hiệu suất loại bỏ các chất vô cơ không hòa tan, các hóa chất, chất hữu cơ như vi khuẩn, virus, nội độc tố gây bệnh đạt mức 95-99%.
Màng RO tấm mỏng được sản xuất từ Polyamide, đây là vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật xử lý nước cấp thận nhân tạo. Từng mảng PA bán thấm rất mỏng, cuốn chặt xung quanh ống gom có tính thẩm thấu cao sẽ tạo nên màng RO hoàn chỉnh. Với thiết kế kiểu cuộn này có thể tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với nước hiệu quả, giúp lọc nước nhanh chóng, dễ dàng.
Hệ thống phụ trợ, hệ thống quan trắc và bảng điều khiển
Để hệ thống máy lọc nước công nghiệp diễn ra theo đúng quy trình vận hành chắc chắn không thể thiếu các thiết bị phụ trợ có khả năng điều khiển, theo dõi chất lượng,...
Bảng điều khiển bao gồm các thiết bị điều khiển như nút gạt có chức năng điều khiển bơm hoặc vận hành hệ thống tắt, mở, tự động,...
Hệ thống quan trắc chất lượng nước được cấu tạo từ những thiết bị đo sensor độc lập có chức năng phân tích hàm lượng nước sau khi trải qua quá trình lọc và hiển thị trên hệ thống điều khiển.
Hệ thống phụ trợ gồm bình chứa, đường ống, tháp inox, hệ thống khử ozone,... có tác dụng kết nối các bộ phận với nhau và giúp cho máy lọc vận hành tốt nhất.
Vì sao cần bảo trì máy lọc nước công nghiệp?
Sau khi tìm hiểu cấu tạo máy lọc nước công nghiệp RO thì chúng ta có thể thấy rõ rằng các thiết bị, bộ phận trong hệ thống đều hoạt động theo mô hình khép kín. Từng thiết bị lại sở hữu chức năng riêng và được phối hợp với nhau theo một quy trình chuẩn chỉnh. Vậy nên, nếu có bất kỳ một bộ phận này gặp vấn đề hay sự cố phát sinh có thể tác động đến chất lượng của nước thành phẩm đồng thời ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên toàn hệ thống. Đó là lý do khiến việc thực hiện bảo trì máy lọc nước công nghiệp trở nên quan trọng và vô cùng cần thiết.
Không dừng lại ở đó, việc bảo trì đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất sẽ mang lại nhiều lợi ích như giúp cho nguồn nước trở nên sạch và tinh khiết hơn, đảm bảo các tiêu chuẩn, yêu cầu khắt khe trong sản xuất, sinh hoạt từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hỗ trợ hệ thống lọc hoạt động trơn tru, không bị gián đoạn. Không làm ảnh hưởng đến máy bơm cũng như kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.
Xem thêm: Vật liệu lọc nước công nghiệp
Dấu hiệu cần tiến hành bảo trì máy lọc nước công nghiệp
Chất lượng nguồn nước đầu vào cũng như công suất hoạt động của từng loại máy lọc nước công nghiệp sẽ quyết định thời gian bảo trì và thay thế vật liệu lọc. Thông thường, các nhà sản xuất sẽ khuyến cáo bảo dưỡng hệ thống lọc RO sau thời gian 4 đến 24 tháng sử dụng nếu phát hiện các dấu hiệu nhận biết như lưu lượng nước thành phẩm giảm 20 đến 50% so với ban đầu; chỉ số đo hiển thị ở đồng hồ áp lực, hệ thống cảm biến màng lọc và cột lọc tăng cao; chất lượng nước thành phẩm có màu, mùi và lẫn nhiều tạp chất; bơm nước kêu to, có tiếng lách tách và thậm chí là không còn hoạt động; bơm lọc thô đầu nguồn kêu to báo hiệu cột lọc đã bị tắc nghẽn; nguồn điện tiêu hao lớn hơn bình thường rất nhiều.
Quy trình bảo trì máy lọc nước nghiệp đúng kỹ thuật
Tùy vào tình trạng của mỗi hệ thống lọc mà các bước thực hiện bảo dưỡng sẽ có những sự điều chỉnh khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều phải thực hiện theo một quy trình chung đúng kỹ thuật như sau.
Bước 1: Trước khi đi vào tiến hành bảo dưỡng chi tiết cần phải kiểm tra hoạt động của máy lọc ở thời điểm hiện tại để đánh giá tổng quan thiết bị. Từ đó có thể đưa ra nhận xét chính xác, khách quan về tình trạng của từng bộ phận, linh kiện cần thay thế hay bảo dưỡng. Sau khi đã nắm bắt tình hình thực tế thì tiến hành rút nguồn điện, khóa van nước và xả sạch nước khỏi thiết bị.
Bước 2: Tiếp tục tiến hành kiểm tra chất lượng nước thành phẩm sau quá trình lọc ở hệ thống để đánh giá theo các chỉ số tiêu chuẩn chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Qua đó kết luận thiết bị có đảm bảo nguồn cung nước tốt, đạt chuẩn hay không.
Bước 3: Tiến hành bảo dưỡng và nâng cấp hệ thống. Ở bước này cần vệ sinh các cột lọc vì đây là nơi chứa vật liệu lọc chuyên dụng có chức năng tiếp nhận và xử lý nguồn nước cấp vào đầu tiên. Sau thời gian dài sử dụng các cột lọc này sẽ chứa đầy chất bẩn và việc tiến hành vệ sinh sẽ giúp loại bỏ nhanh chóng cặn bẩn trên bề mặt và hạn chế tối đa tình trạng tắc nghẽn.
Nếu hệ thống đã vận hành trung trình từ 6 đến 12 tháng thì cần tiến hành thay thế vật liệu lọc tùy theo từng loại. Việc này được thực hiện nhằm mục đích tăng hiệu quả lọc và đảm bảo chất lượng nước thành thầm đúng theo tiêu chuẩn chất lượng.
Sục rửa màng RO vì đây là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống lọc nước. Tùy từng nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn màng lọc có thể dùng dung dịch súc rửa là kiềm hay axit. Sau đó tiến hành kiểm tra hết các chi tiết đường ống, van, phụ kiện,... và bảo dưỡng để cho hoạt động ổn định, không phát sinh rò rỉ hoặc hỏng hóc.
Bước 4: Sau quá trình bảo trì máy lọc nước công nghiệp, vận hành hệ thống trở lại để đánh giá hiệu suất của hệ thống bằng cách dùng những thiết bị đo và kiểm tra chất lượng nước sau lọc.
Lưu ý quan trọng cần biết khi bảo trì máy lọc nước công nghiệp
Nhiều doanh nghiệp, công ty tự thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng máy lọc nước công nghiệp vì quy trình thực hiện không quá phức tạp.
Tuy nhiên, vì đây là hệ thống lọc chuyên dụng nên cần lưu ý một số vấn đề quan trọng để đảm bảo an toàn cũng như giữ cho chất lượng nguồn nước thành phẩm đảm bảo tiêu chuẩn.
- Tham khảo chi tiết các hướng dẫn từ nhà sản xuất và thực hiện theo đúng các bước trong quy trình bảo dưỡng được khuyến cáo.
- Thực hiện việc bảo dưỡng hệ thống máy lọc nước công nghiệp định kỳ để đảm bảo hiệu suất, tránh hỏng hóc nặng nề.
- Sau khi kiểm tra và đánh giá hiệu suất mà không được khôi phục như ban đầu thì cần phải nhờ đến các đơn vị bảo dưỡng có kinh nghiệm, uy tín để hỗ trợ.
Trong bài viết dưới đây, VCR đã gửi đến bạn đọc các thông tin chi tiết về cấu tạo hệ thống lọc nước để qua đó có thể dễ dàng tiến hành quy trình bảo trì máy lọc nước công nghiệp khi có nhu cầu.