Chúng được nhiều người yêu thích bởi sự thơm ngon và vô cùng tiện lợi. Hãy cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu về quy trình dây chuyền sản xuất sữa đạt chuẩn trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu thêm:

Dây chuyền sản xuất nước khoáng đóng chai

dây chuyền sản xuất mỹ phẩm

Dây chuyền sản xuất bao bì

Dây chuyền sản xuất hạt nhựa tái sinh

1. Khái niệm về dây chuyền sản xuất sữa

Dây chuyền sản xuất sữa chính là việc chuyển đổi từ sữa tươi thành những sản phẩm sữa đóng hộp để cung cấp cho thị trường. Quy trình này gồm nhiều bước khác nhau, gồm: Thu hoạch sữa, vận chuyển sữa đến nhà máy, tiến hành tiệt trùng sữa, đóng gói và thực hiện bảo quản sữa.

Để chất lượng sản phẩm được đảm bảo tuyệt đối, dây chuyền sản xuất sữa phải được thực hiện với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Trong từng bước sản xuất, đòi hỏi máy móc và nhân công phải thực hiện chính xác, để đảm bảo thành phẩm cuối cùng đạt chất lượng cao nhất.

Ưu điểm của dây chuyền sản xuất sữa gồm:

  • Chất lượng sữa đầu ra được đảm bảo, hương vị thơm ngon và hợp vệ sinh.
  • Sữa để được trong thời gian dài.
  • Nhờ thời gian trữ lâu giúp giảm tải áp lực về tìm nguồn đầu ra.
  • Sản phẩm có thể vận chuyển xa.
  • Nhờ tiết kiệm chi phí nhân công, chi phí bảo quản giúp doanh nghiệp đảm bảo lợi ích kinh doanh.
ưu điểm của dây chuyền sản xuất sữa
Ưu điểm của dây chuyền sản xuất sữa

2. Quy trình dây chuyền sản xuất sữa

Quy trình dây chuyền sản xuất sữa gồm 7 bước, cụ thể:

Bước 1: Thực hiện thu hoạch sữa

Bước đầu tiên trong quy trình dây chuyền sản xuất sữa đó là thu hoạch sữa từ cừu, bò hoặc dê. Việc thu hoạch sữa được thực hiện bằng các loại máy móc và thiết bị chuyên dụng như máy vắt sữa. Sau khi hoàn tất quá trình thu hoạch sẽ được đưa vào các bồn lưu trữ tạm thời để đảm bảo các điều kiện về độ pH, nhiệt độ cùng một số yếu tố khác cho đến khi chuyển sang nhà máy để chế biến.

Bước 2: Vận chuyển sữa

Sau quá trình thu hoạch, sữa được vận chuyển đến nhà máy chế biến. Trong quá trình vận chuyển, cần thực hiện cẩn trọng, tỉ mỉ và đảm bảo các yếu tố về môi trường để sữa không bị tác động bởi tạp chất, vi khuẩn trên đường đi.

Bước 3: Thực hiện sàng lọc sữa

Sau khi đã vận chuyển đến nhà máy, sữa được đưa vào các bồn nhằm mục đích loại bỏ các vi khuẩn, rong rêu hay một số tạp chất khác. Quá trình sàng lọc sữa nhằm loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn, tạp chất không mong muốn và giữ cho sữa luôn tinh khiết trước khi qua công đoạn tiếp theo.

Bước 4: Tiệt trùng sữa

Bước tiếp theo là tiệt trùng sữa để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và một số tác nhân gây hại. Có rất nhiều cách tiệt trùng sữa, bao gồm: Dùng áp suất cao, sử dụng ánh sáng UV, đun sôi,... Quá trình tiệt trùng sữa giúp đảm bảo rằng sữa được bảo quản an toàn và có thể sử dụng trong thời gian dài mà không gặp vấn đề gây hại khác.

Tiệt trùng sữa
Tiệt trùng sữa

Bước 5: Cho thêm một số chất phụ gia khác

Sau khi hoàn tất công đoạn tiệt trùng sữa, một số chất phụ gia sẽ được cho thêm vào sữa như chất làm ngọt, canxi, vitamin D để tăng hương vị và cải thiện chất dinh dưỡng. Thế nhưng, việc thêm bớt các chất phụ gia cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo rằng các chất phụ gia được sử dụng với nồng độ hợp lý.

Bước 6: Tiến hành đóng gói sữa

Sau khi đã thêm một số chất phụ gia, sữa sẽ đem đi đóng gói, đóng hộp để bảo quản và vận chuyển đến các siêu thị, cửa hàng sữa, tạp hóa,... Ở công đoạn này, cần phải thực hiện cẩn thận, chính xác để đảm bảo thành phẩm cuối cùng đạt chất lượng tốt nhất.

Bước 7: Vận chuyển và phân phối ra thị trường

Sau khi đóng gói, sản phẩm sẽ bán cho các cửa hàng sữa, siêu thị, tạp hóa để cung cấp cho người tiêu dùng. Việc vận chuyển và phân phối cần phải thực hiện tỉ mỉ, cẩn trọng để sản phẩm không bị hư hỏng hoặc ô nhiễm trong quá trình vận chuyển.

3. Điểm qua một số máy móc trong quy trình sản xuất sữa

Để tạo ra thành phẩm chất lượng, cần phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa máy móc và kỹ thuật viên. Một số máy móc được ứng dụng trong quy trình sản xuất sữa bao gồm: Máy sàng lọc sữa, máy vắt sữa, máy đóng gói sữa, máy tiệt trùng sữa cùng các thiết bị vận chuyển sữa.

Đối với kỹ thuật viên, đòi hỏi phải có tay nghề và trình độ chuyên môn, chịu trách nhiệm thực hiện các công đoạn sản xuất sữa và đảm bảo rằng dây chuyền sản xuất sữa hoạt động đúng quy trình, chính xác. Bên cạnh đó, cần phải am hiểu về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất sữa.

Máy sàng lọc sữa
Máy sàng lọc sữa

4. Chia sẻ cách bảo quản sữa tươi đúng cách

Đối với sữa tươi thanh trùng

Loại sữa này chủ yếu được đóng trong chai nhựa hoặc túi nilon, thời gian sử dụng khoảng 3 - 7 ngày. Do đó, cần được bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ từ 2 - 4 độ C và nên sử dụng sớm sau khi mở nắp 24 tiếng.

Đối với sữa tươi tiệt trùng

Sữa tươi tiệt trùng được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại, được đóng trong hộp giấy và được khuyến nghị nên sử dụng trong vòng 48 giờ đồng hồ tính từ khi mở hộp.

Thế nhưng, đối với sữa tươi tiệt trùng được sản xuất bằng phương pháp thủ công (tức là sau khi vắt, tiến hành nấu sữa lên để diệt vi khuẩn) thường có xu hướng đựng sữa trong chai nhựa, nên cần phải bảo quản trong tủ lạnh và dùng càng sớm càng tốt.

Bảo quản sữa tươi tiệt trùng
Bảo quản sữa tươi tiệt trùng

Đối với sữa tươi còn nguyên hộp

Đối với loại sữa này, cách bảo quản khá đơn giản. Bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất in trên bao bì.

Ví dụ, đối với sữa tươi tiệt trùng cần được bảo quản trong tủ lạnh, nhưng với sữa tươi nguyên hộp có thể đặt ở nhiệt độ phòng nhưng cần đảm bảo thoáng và khô ráo.

Bên cạnh đó, không nên đặt vật dụng nặng hoặc xếp chồng sữa, bởi sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như bao bì bên ngoài.

Sữa khi đã mở và đang dùng dở

Với sữa tươi sau khi đã mở và đang dùng dở, cần phải đậy nắp kín và đặt trong tủ lạnh có nhiệt độ từ 4 - 6 độ C.

Đồng thời, bạn nên uống hết sữa càng sớm càng tốt, vì trong quá trình bảo quản, một số vi khuẩn vẫn có thể sinh sôi và phát triển.

Mách nhỏ: Để đảm bảo sức khỏe, ngoài việc xây dựng chế độ ăn hợp lý, bạn nên uống từ 2 - 3 cốc sữa mỗi ngày để cân bằng chất dinh dưỡng. Đồng thời, hãy cố gắng uống sữa càng sớm càng tốt ngay sau khi mở nắp chai để cảm nhận hương vị rõ nhất.

Trên đây là các bước trong dây chuyền sản xuất sữaVCR đã chia sẻ. Hy vọng, bài viết trên sẽ mang đến cho bạn kiến thức hữu ích và giúp bạn hiểu hơn về quy trình này.

Từ khóa: