Đảm bảo chất lượng là gì? Các nguyên tắc đảm bảo chất lượng
Chất lượng là một trong những yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể đảm bảo chất lượng?
Đâu là các phương pháp đảm bảo chất lượng được ứng dụng phổ biến? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Thiết bị phòng sạch VCR.
Đảm bảo chất lượng
Đảm bảo chất lượng là gì?
Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance - QA) là một cách thức ngăn ngừa lỗi hoặc khuyết tật trong sản xuất và hạn chế các vấn đề khi cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tới khách hàng. Theo ISO 9000 định nghĩa, đây là "một phần trong quản lý chất lượng, tập trung vào việc mang tới sự tin tưởng rằng các yêu cầu về chất lượng sẽ được đáp ứng". Việc ngăn ngừa khuyết tật trong đảm báo chất lượng có những điểm khác biệt với việc phát hiện và loại bỏ khuyết tật trong kiểm soát chất lượng. Công việc này được coi là nghiêng về bên trái trong quá trình thực hiện sản xuất vì nó tập trung vào chất lượng sớm hơn (ví dụ như tập trung ở phần bên trái của sơ đồ tuyến tính đọc từ trái sang phải).
Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng
Chất lượng là yếu tố quan trọng khi đánh giá sản phẩm và dịch vụ. Hơn nữa, sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường khiến chất lượng trở thành yếu tố tạo nên sự khác biệt của thị trường đối với hầu hết các sản phẩm và dịch vụ.
Do đó, tất cả các nhà sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ không ngừng tìm cách cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ của họ. Tuy nhiên, các công ty thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm liên quan đến chất lượng: Đảm bảo chất lượng (QA) và Quản lý chất lượng (QC). Hai khái niệm này hoàn toàn tách biệt và khác xa nhau.
- QA là một quá trình chủ động trong khi QC là một quá trình phản ứng. Nói một cách đơn giản, QC tìm cách phát hiện những khiếm khuyết về chất lượng sản phẩm. Mặt khác, QA tìm cách xác định và khắc phục các sự cố dẫn đến lỗi chất lượng.
- QC là quá trình diễn ra sau khi sản xuất sản phẩm hoàn thành, trong khi QA là quá trình diễn ra trong quá trình phát triển sản phẩm.
Nói tóm lại, đảm bảo chất lượng là một quy trình toàn diện nhằm ngăn ngừa các khiếm khuyết về chất lượng và tham gia vào tất cả các giai đoạn phát triển sản phẩm như sản xuất, thử nghiệm, đóng gói và giao hàng. Ngược lại, kiểm soát chất lượng là một quy trình hẹp hơn, chỉ tập trung vào việc phát hiện các khuyết tật có trong sản phẩm.
Đảm bảo chất lượng quan trọng như thế nào?
Sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt là yếu tố quan trọng trong sự phát triển và tồn tại của một doanh nghiệp. Việc đảm bảo chất lượng không chỉ nhằm mục đích mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, mà còn giúp doanh nghiệp:
- Giảm thiểu rủi ro và cắt giảm chi phí
- Thoả mãn các yêu cầu của khách hàng, giải quyết được vấn đề của họ
- Thực hiện trách nhiệm xã hội
- Gây dựng danh tiếng và mức độ uy tín của công ty
- Tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ trong thị trường
- Đóng góp vào lợi ích quốc gia
- Là yếu tố sống còn của doanh nghiệp
Căn cứ tiến hành thực hiện đảm bảo chất lượng
Một trong những mô hình căn cứ để doanh nghiệp thực hiện đảm bảo chất lượng là hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là Bộ tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng nhằm trợ giúp các tổ chức, thuộc mọi loại hình và quy mô trong việc xây dựng, áp dụng và vận hành các hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực.
Mục tiêu và chức năng của đảm bảo chất lượng
Mục tiêu
Công tác đảm bảo chất lượng được triển khai nhằm kiểm soát và đảm bảo các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp thỏa mãn được các nhu cầu của khách hàng. Không chỉ đảm bảo không phát sinh các sai xót khi sản phẩm được chuyển tới khách hàng, mà còn xây dựng niềm tin và khẳng định mức độ uy tín với họ.
5 chức năng của đảm bảo chất lượng
Đảm bảo chất lượng có 5 chức năng chính:
- Chuyển giao công nghệ: Chức năng này liên quan đến việc lấy tài liệu thiết kế sản phẩm cũng như dữ liệu thử và sai và đánh giá nó. Các tài liệu được phân phối, kiểm tra và phê duyệt
- Xác thực: Đây là kế hoạch tổng thể xác thực cho toàn bộ hệ thống được chuẩn bị. Phê duyệt các tiêu chí thử nghiệm để xác nhận sản phẩm và quy trình được thiết lập. Lập kế hoạch nguồn lực để thực hiện một kế hoạch xác nhận được thực hiện.
- Tài liệu: Chức năng này kiểm soát việc phân phối và lưu trữ tài liệu. Bất kỳ thay đổi nào trong tài liệu đều được thực hiện bằng cách áp dụng quy trình kiểm soát thay đổi thích hợp. Phê duyệt tất cả các loại tài liệu.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm
- Kế hoạch cải tiến chất lượng
Quy trình đảm bảo chất lượng
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp, quy trình đảm bảo chất lượng cần được thực hiện định kỳ. Dưới đây là các bước cần thiết trong quy trình này:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch: Đầu tiên, doanh nghiệp cần lên kế hoạch và đặt ra mục tiêu liên quan đến việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, cần xác định các quy trình cần thiết để đưa ra sản phẩm có chất lượng cao.
Bước 2: Thực hiện quy trình: Sau khi đã xác định các quy trình cần thiết, doanh nghiệp cần phát triển và kiểm tra chúng để đảm bảo tính hiệu quả và đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm.
Bước 3: Kiểm tra quy trình: Doanh nghiệp cần giám sát các quy trình, sửa đổi nếu cần và kiểm tra xem chúng có đáp ứng được các mục tiêu đã đặt ra hay không.
Bước 4: Hành động quy trình: Những người chịu trách nhiệm về đảm bảo chất lượng cần thực hiện các hành động cần thiết để cải tiến quy trình sản xuất sản phẩm và đạt được chất lượng cao hơn.
Nguyên tắc đảm bảo chất lượng
Các nguyên tắc cần tuân theo để đảm bảo chất lượng:
- Tiếp cận sớm với khách hàng và hiểu được nhu cầu và yêu cầu của họ
- Mọi bộ phận, các cấp từ công nhân viên cho tới cấp lãnh đạo cao nhất đều phải quan tâm tới chất lượng mà ban lãnh đạo giữ vai trò quan trọng nhất
- Cải tiến liên tục
- Bộ phận sản xuất và các nhà phân phối cũng phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng
- Doanh nghiệp không chỉ đảm bảo chất lượng đối với các sản phẩm cung cấp cho khách hàng mà còn phải thực hiện đảm chất lượng nội bộ trong tổ chức. Có thể nói quá trình kế tiếp chính là khách hàng của quá trình trước.
Đảm bảo chất lượng bao hàm toàn bộ các khía cạnh liên quan tới sản phẩm, từ các bước lên kế hoạch cho tới khi tạo ra thành phẩm, bảo dưỡng, sửa chữa và tiêu hủy. Việc doanh nghiệp cần làm là hiểu rõ được công việc trong mỗi bước, mỗi giai đoạn để đảm bảo được chất lượng tối đa của sản phẩm.
Các phương pháp đảm bảo chất lượng phổ biến
- Thử nghiệm thất bại: Kiểm tra khả năng hoạt động bằng cách thử nghiệm liên tục một loại sản phẩm. Có 2 trường hợp, các sản phẩm vật lý có thể được thử nghiệm với nhiệt, áp suất hoặc rung động và phải chịu được căng thẳng. Các sản phẩm phần mềm được kiểm tra trong trường hợp nhu cầu tải và sử dụng cao.
- Kiểm soát quá trình bằng thống kê (SPC): được phát triển bởi Walter Shewhart tại Western Electric Company và Bell Telephone Laboratories, phương pháp này sử dụng các phương pháp thống kê để kiểm soát và quản lý việc sản xuất sản phẩm.
- Quản lý chất lượng toàn diện (TMQ): Sử dụng phương pháp định lượng, phân tích các sự kiện, dữ liệu thực tế để lên kế hoạch phát triển sản phẩm, đánh giá hiệu suất và đưa ra các phương án cải tiến.
Chứng nhận đảm bảo chất lượng
Hiện nay vẫn có các loại chứng nhận để đảm bảo các doanh nghiệp vẫn tuân thủ các quy định về Chất lượng tiêu chuẩn. Đây cũng là những tiêu chí căn cứ để khách hàng lựa chọn nhà cung cấp.
Việc đạt được chứng nhận đảm bảo chất lượng mang lại các lợi ích cho doanh nghiệp:
- Gia tăng lợi nhuận
- Cải thiện thương mại trong nước và quốc tế
- Giảm thiểu lãng phí và cải thiện năng suất làm việc chung
- Củng cố mức độ hài lòng của khách hàng đối với những gì doanh nghiệp cung cấp
PN