QA là gì? Nhân viên QA cần có những kỹ năng gì?
QA - Quality Assurance hay Bảo đảm chất lượng là một thuật ngữ phổ biến trong ngành sản xuất và dịch vụ.
Trong bài viết này, hãy cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu các thông tin để biết QA là gì, và tầm quan trọng của QA trong doanh nghiệp nhé!
QA là gì?
QA - Quality Assurance hay Bảo đảm chất lượng là một thuật ngữ phổ biến trong ngành sản xuất và dịch vụ. Nó đề cập tới các quy trình hoạt động nhằm đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng nhất định xuyên suốt quá trình nghiên cứu, sản xuất, bán và tiêu thụ sản phẩm, chăm sóc khách hàng sau bán.
QA còn được coi như sự cam kết về chất lượng sản phẩm sẽ ngày càng được cải thiện với khách hàng và các nhà đầu tư. Thông qua việc thực hiện QA, trải nghiệm sử dụng sản phẩm được cải thiện, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này không chỉ giúp tạo lòng tin từ phía khách hàng mà còn có thể cải thiện các chỉ số tài chính của doanh nghiệp, như doanh thu.
Nhiệm vụ của nhân viên QA
Tạo ra một quy trình phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ, tuân theo yêu cầu cụ thể của từng dự án. Quy trình này có thể dựa trên sẵn có hoặc được tạo mới và đề xuất.
Hướng dẫn các bộ phận liên quan trong doanh nghiệp về cách thực hiện quy trình này. Điều này đòi hỏi sự phối hợp mạnh mẽ giữa các phòng ban để đảm bảo chất lượng cao.
Thường xuyên kiểm tra việc tuân thủ quy trình sản xuất và đánh giá kết quả công việc. Nếu cần, họ điều chỉnh quy trình để cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc phản ánh nhu cầu của khách hàng và doanh nghiệp.
Phối hợp chặt chẽ với bộ phận Quality Control (QC) để đảm bảo rằng quá trình kiểm định chất lượng được thực hiện theo tiêu chuẩn đã đề ra. Họ cũng xây dựng và triển khai các tiêu chuẩn quản lý chất lượng phù hợp với từng ngành và sản phẩm, đồng thời lên kế hoạch triển khai các chính sách và thủ tục để đảm bảo chất lượng.
Thiết lập hồ sơ và báo cáo kiểm toán, xây dựng tài liệu hướng dẫn và tham gia đào tạo các tiêu chuẩn cho các bộ phận liên quan. Họ giám sát hoạt động sản xuất để đưa ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời và phù hợp với sản phẩm đang được sản xuất. Tất cả những công việc này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Xem thêm: 7 QC tools
QA quan trọng như thế nào?
QA nhằm đảm bảo các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra và cung cấp có chất lượng tốt, thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng.
QA tốt không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, loại bỏ và ngăn ngừa các sai xót không đáng có trong quy trình. Từ đó còn gây dựng được niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu.
Nhân viên QA cần có kỹ năng gì?
Dưới đây là các kỹ năng quan trọng mà bạn cần phải phát triển để trở thành một nhân viên QA xuất sắc:
- Kỹ năng phân tích: Kỹ năng này được đánh giá cao vì nó cho phép bạn thu thập và phân tích thông tin để tìm ra các điểm khác biệt và xu hướng mới trong quy trình kiểm tra chất lượng.
- Kỹ năng tổ chức công việc: Khả năng tổ chức giúp bạn theo dõi tiến trình kiểm tra, tổng hợp kết quả, và tạo ra các đề xuất phù hợp nhất.
- Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp hiệu quả là điều quan trọng để trao đổi công việc một cách suôn sẻ với đồng nghiệp QA và các phòng ban khác. Khả năng giao tiếp bằng cả lời nói và văn bản giúp bạn hiểu rõ tài liệu kỹ thuật và viết ra các tài liệu chính xác và đúng yêu cầu.
- Kỹ năng quản lý: Khả năng quản lý tốt giúp bạn hoàn thành công việc đúng thời hạn và áp dụng các quy trình làm việc hiệu quả.
- Kỹ năng xử lý vấn đề: Trong quá trình quản lý chất lượng, sự cố và sai sót không tránh khỏi. Kỹ năng xử lý vấn đề giúp bạn nhanh chóng giải quyết các sự cố và lỗi.
- Tỉ mỉ và cẩn thận: Tính tỉ mỉ và cẩn thận giúp bạn phát hiện các sai sót và điểm chưa đúng, cũng như hiểu rõ các hướng dẫn và quy định trong từng ngành nghề cụ thể.
- Tư duy logic: Tư duy logic tốt giúp bạn dễ dàng phát hiện các vấn đề và tìm ra các phương án hiệu quả để đảm bảo chất lượng trong quy trình sản xuất.
Những kỹ năng này là quan trọng để bạn có thể thực hiện nhiệm vụ QA một cách hiệu quả và đảm bảo chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ.
Vị trí QA trong các lĩnh vực
- QA trong lĩnh vực xây dựng: quản lý tổng quát các tiêu chuẩn chất lượng và quy trình kiểm tra chất lượng công trình. Xây dựng các quy trình chất lượng trong công ty, chịu trách nhiệm đào tạo và hướng dẫn các bộ phận liên quan để đảm bảo họ hiểu rõ và thực hiện đúng các quy định về quản lý chất lượng của các công trình xây dựng.
- QA trong lĩnh vực điện tử
QA trong lĩnh vực điện tử có trách nhiệm xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng RnD, 4M, theo dõi việc tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng của các bộ phận và cùng với các bộ phận có liên quan phân tích và xử lý những mẫu bị lỗi. Họ cũng hỗ trợ việc nghiệm thu sản phẩm và hoàn thành các tài liệu liên quan đến sản phẩm.
- QA trong lĩnh vực may mặc
Quy trình sản xuất trong lĩnh vực may mặc cần tuân thủ những tiêu chuẩn chất lượng nhất định. Do đó, QA trong doanh nghiệp may có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ các tiêu chuẩn chất lượng trong tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất. Bắt đầu từ việc lên ý tưởng, thiết kế mẫu, sản xuất, cho đến khi sản phẩm được hoàn thành và được bán ra thị trường.
Công việc của QA chính là đảm bảo các sản phẩm được hoàn thành với chất lượng tốt nhất. Từ đó mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và hạn chế những lãng phí.
- QA trong lĩnh vực thực phẩm: có trách nhiệm vô cùng quan trọng, vì chất lượng sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng. QA có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện, kiểm soát hệ thống chất lượng theo đúng quy định; phổ biến và hướng dẫn các bộ phận liên quan thực hiện kế hoạch, cùng hướng tới các mục đích chung về chất lượng sản phẩm.
- QA trong lĩnh vực dược phẩm
Các sản phẩm trong lĩnh vực dược phẩm muốn đến tay người tiêu dùng cần trải qua rất nhiều công đoạn. Trong mỗi một công đoạn cần đảm bảo chất lượng sản phẩm tuân thủ tuyệt đối những quy định về quản lý chất lượng. Bởi vì bất cứ một sai sót nhỏ nào cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và gây nguy hiểm cho người bệnh.
Chính vì vậy, trách nhiệm của QA trong lĩnh vực dược phẩm là phải đảm bảo chất lượng của dược phẩm đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn chất lượng từ khâu nghiên cứu, sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường.
- QA trong lĩnh vực IT
Trách nhiệm của QA trong lĩnh vực IT là đảm bảo chất lượng sản phẩm bằng cách đưa ra các quy trình làm việc cụ thể giữa các bên liên quan. Các quy trình này thường được phát triển dựa trên V-model, Agile hoặc các quy trình quản lý ISO, CMMI.
Các QA cũng đưa ra các tài liệu, biểu mẫu và hướng dẫn cụ thể để các bộ phận khác có thể thực hiện đúng quy trình quản lý chất lượng. Đồng thời kiểm tra việc thực hiện các quy trình và điều chỉnh quy trình cho phù hợp với từng sản phẩm.
Những vị trí công việc QA trong doanh nghiệp
Để không ngừng phát triển và gia tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp đều rất chú trọng đến việc quản lý chất lượng sản phẩm:
- Nhân viên QA: thường đảm nhiệm các công việc kiểm định chất lượng trong quá trình sản xuất, dịch vụ hoặc phát triển phần mềm
- QA/Tester: Vị trí "Tester" trong ngành QA (Quality Assurance) thường là người chịu trách nhiệm thực hiện kiểm thử chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc phần mềm
- QA Engineers: Vị trí "QA Engineer" (Quality Assurance Engineer) trong ngành QA (Quality Assurance) thường có trách nhiệm đảm bảo chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua việc thực hiện kiểm thử, quản lý quy trình và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng
- QA Supervisor: Supervisor of QA là một vị trí quản lý trong lĩnh vực QA (Quality Assurance). QA Supervisor có trách nhiệm giám sát và hướng dẫn các hoạt động kiểm thử chất lượng trong tổ chức.
- QA Manager (Trưởng phòng QA): Vị trí "QA Manager" (Quality Assurance Manager) là một vị trí quản lý cao cấp trong lĩnh vực QA (Quality Assurance). QA Manager có trách nhiệm chịu trách nhiệm chung về chất lượng và quản lý toàn bộ hoạt động kiểm thử chất lượng trong tổ chức.
PN