Dây chuyền sản xuất thực phẩm hoạt động như thế nào?
Dây chuyền sản xuất thực phẩm là chuỗi hệ thống máy móc và thiết bị công nghệ hiện đại, đóng vai trò quyết định trong quá trình chế biến từ xử lý nguyên liệu đầu vào đến phân phối sản phẩm ra thị trường.
Vậy dây chuyền sản xuất thực phẩm hoạt động như thế nào? Cùng tìm hiểu 5 nhiệm vụ chính của loại dây chuyền này qua bài viết của Thiết bị phòng sạch VCR.
Tìm hiểu thêm:
Tổng hợp các loại dây chuyền sản xuất phổ biến hiện nay
Cập nhật sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm chi tiết
Kiến thức về dây chuyền sản xuất thuốc
Chi tiết quy trình sản xuất thực phẩm đóng hộp
1. Nhập nguyên liệu và kiểm tra chất lượng đầu vào
Nhập nguyên liệu và kiểm tra chất lượng đầu vào là công đoạn quan trọng trong dây chuyền sản xuất thực phẩm. Đây là công đoạn mà các nguyên liệu cần thiết cho quá trình sản xuất được lọc chọn, kiểm tra để đảm bảo tính an toàn và chất lượng sản phẩm.
Trong chu trình sản xuất chế biến thực phẩm, hoạt động ban đầu thường tập trung vào việc chuẩn bị nguyên liệu thô cho các quy trình tiếp theo, thường là chế biến hóa học hoặc cơ học. Dây chuyền sản xuất sản phẩm tiến hành tách nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn, chất lượng thấp, nhằm đảm bảo sản xuất sản phẩm có sự đồng nhất và đạt chất lượng cao. Đồng thời, loại bỏ chất gây ô nhiễm và tạp chất gây hư hỏng nguyên liệu.
Bước 1: Làm sạch nguyên liệu
- Loại bỏ chất gây ô nhiễm như hóa chất, vi khuẩn, đất, côn trùng,... và các tạp chất khỏi bề mặt của nguyên liệu thực phẩm thô thông qua quy trình làm sạch khô và ướt.
- Dựa trên đặc tính vật lý có thể đo lường được (gồm màu sắc, trọng lượng, hình dạng, kích thước), tiến hành phân loại và tách các chất gây ô nhiễm cũng như tạp chất khỏi nguyên liệu thực phẩm thô.
Bước 2: Thực hiện đánh giá
- Để xác định chất lượng tổng thể, cần đánh giá một số đặc điểm của thực phẩm như mùi thơm, hương vị,...
Bước 3: Phân loại
- Qua quá trình đánh giá, thực hiện phân loại nguyên liệu để đảm bảo hình thức sản phẩm và tăng chất lượng tổng thể.
Bước 4: Lưu trữ an toàn
Với những nguyên liệu đủ tiêu chuẩn, cần lưu trữ an toàn trong kho chứa. Kho chứa này được thiết kế để bảo quản nguyên liệu dưới điều kiện độ ẩm và nhiệt độ. Quá trình này thường sử dụng hệ thống đo lường tự động hoặc thiết bị cân đo để đảm bảo hiệu suất và độ chính xác.
2. Xử lý nguyên liệu
Trong quy trình hoạt động của dây chuyền sản xuất thực phẩm, xử lý nguyên liệu là công đoạn quan trọng trong việc biến nguyên liệu thô thành những sản phẩm ăn uống chất lượng. Các bước xử lý nguyên liệu bao gồm: Sơ chế, rửa, cắt, thái, trộn, nghiền hoặc làm chín.
Các hoạt động xử lý có thể phóng to, thu nhỏ, thay đổi dạng vật lý của thực phẩm rắn, bán rắn và lỏng. Bằng cách thay đổi kích thước và hình thức của thực phẩm, nhà sản xuất có thể tăng hiệu quả và hiệu suất cho các quy trình tiếp theo, cải thiện chất lượng và đảm bảo tính an toàn . Đồng thời, có thể sản xuất nhiều loại thực phẩm khác nhau.
Dây chuyền sản xuất nguyên vật liệu được chia thành nhiều công đoạn tách biệt, đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau:
- Thu nhỏ kích thước sản phẩm: Đối với nguyên liệu của chất rắn thực phẩm, cần thu nhỏ kích thước của chúng thông qua quá trình cơ học liên quan đến nghiền, cắt, lực nén hoặc bằng các lực tác động khác.
- Mở rộng kích thước sản phẩm: Tăng kích thước sản phẩm thông qua các quá trình cơ học như kết tụ, ép đùn hoặc tạo hình thông khuôn, máy.
- Đồng nhất hóa: Tăng tính nhất quán của thực phẩm bán rắn và lỏng, đồng thời giảm kích thước của hạt trung bình.
- Pha trộn: Phân tán hoặc kết hợp hai hoặc nhiều thành phần vào nhau để duy trì hỗn hợp đồng nhất. Công đoạn này thường sử dụng các loại máy như: Máy trộn chất rắn, máy trộn bột, bồn khuấy thực phẩm,...
3. Công đoạn chế biến thực phẩm
Chế biến là công đoạn quyết định đến chất lượng và đặc trưng của sản phẩm. Công đoạn này bao gồm: Cấp đông, rán, chiên, hấp, nướng, nấu,...
Tùy thuộc vào việc ứng dụng nhằm mục đích làm mát hoặc làm nóng nguyên liệu, thiết bị truyền nhiệt được sử dụng trong công đoạn này để hướng nhiệt hoặc ra khỏi vật liệu tương ứng.
Dây chuyền chế biến thực phẩm bằng nhiệt vừa làm thay đổi vật lý nguyên liệu, vừa làm thay đổi nhanh về sinh học, hóa học và hóa sinh. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến chất lượng tổng thể của sản phẩm, chẳng hạn như: Làm tăng hương vị, thay đổi cấu trúc hóa học,...
Có nhiều công đoạn được sử dụng trong giai đoạn xử lý nhiệt, bao gồm: Nướng, chiên, hấp, quay, nấu, chần, khử trùng, thanh trùng, làm bay hơi, gia nhiệt,...
Công đoạn này không chỉ định hình hình thức và đặc tính hương vị của sản phẩm, mà còn tối ưu hóa quá trình sản xuất, đảm bảo sự đồng nhất và an toàn thực phẩm.
4. Kiểm tra chất lượng
Sau khi hoàn thành công đoạn chế biến, cần kiểm tra chất lượng sản phẩm kỹ càng. Thông qua việc sử dụng thiết bị cảm biến và đo lường kỹ thuật số, dây chuyền kiểm tra chất lượng có khả năng theo dõi mọi giai đoạn của quy trình sản xuất.
Từ việc kiểm tra thành phần dinh dưỡng đến đo lường kích thước, hình dạng, dây chuyền đảm bảo sự đồng đều và nhất quán trong từng đợt sản xuất. Những thông tin này giúp nhà quản lý điều chỉnh quy trình chính xác, đồng thời còn đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao nhất trước khi đến tay người tiêu dùng.
5. Quy trình bảo quản
Quy trình bảo quản nhằm mục đích hạn chế xảy ra hư hỏng và kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm. Có nhiều phương pháp bảo quản khác nhau, từ làm lạnh đến chiếu xạ. Mỗi phương pháp đều có tác dụng tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật và enzyme trong nguyên liệu thực phẩm.
Một số phương pháp bảo quản được sử dụng phổ biến:
- Bảo quản bằng chế biến nhiệt.
- Bảo quản bằng hóa chất.
- Bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ.
- Bảo quản bằng làm lạnh.
6. Quy trình đóng gói
Quy trình đóng gói không chỉ giúp bảo quản sản phẩm, mà còn tăng tính thẩm mỹ, thu hút người tiêu dùng.
Công đoạn này thường sử dụng dây chuyền đóng gói thực phẩm thực hiện một số hoạt động:
- Lưu trữ: Cất giữ thực phẩm cho đến khi được sử dụng.
- Bảo vệ và bảo quản sản phẩm: Tạo ra rào cản vật lý giữa các biến số vật lý, vi sinh vật trong quá trình bảo quản với sản phẩm đã qua chế biến, nhằm tránh xảy ra tình trạng nhiễm bẩn, hư hỏng và giảm chất lượng.
- Thuận tiện: Cho phép chia nhỏ thể tích và các nguyên vật liệu để người tiêu dùng dễ sử dụng sản phẩm hơn. Đồng thời, giúp thuận tiện cho quá trình vận chuyển và phân phối.
- Giao tiếp: Giúp xác định thành phần thực phẩm và nêu ra cách bảo quản, hướng dẫn sử dụng.
Bên cạnh đó, bao bì thực phẩm có sẵn ở một số dạng như chai, lon, lọ,... Tùy vào kích thước, chất liệu, dạng đóng gói được sử dụng để đóng gói nguyên liệu thực phẩm, hoạt động đóng gói và thiết bị sử dụng sẽ khác nhau.
Và đó là những chia sẻ của VCR về dây chuyền sản xuất thực phẩm để bạn đọc nắm rõ. Nói tóm lại, dây chuyền này không chỉ là trung tâm của ngành công nghiệp mà còn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Mong rằng, bạn đọc sẽ thu thập được kiến thức hữu ích và áp dụng cho doanh nghiệp thành công.