Chi tiết quy trình sản xuất thực phẩm đóng hộp
Trong đời sống hiện đại ngày nay, nhu cầu sử dụng những thực phẩm đóng hộp ngày càng trở nên phổ biến bởi sản phẩm này có đầy đủ chất dinh dưỡng, nhanh chóng, tiện lợi và có hương vị đặc trưng dễ chịu. Tuy nhiên, khá ít người biết về quy trình sản xuất thực phẩm đóng hộp diễn ra như thế nào, có bao nhiêu bước.
- 1. Quy trình sản xuất thực phẩm đóng hộp
- 2. Quy trình vận chuyển và bảo quản
Trong bài viết dưới đây, Thiết bị phòng sạch VCR sẽ giới thiệu các bước sản xuất đồ hộp thực phẩm một cách cụ thể. Mời bạn theo dõi.!
1. Quy trình sản xuất thực phẩm đóng hộp
Theo đó, quy trình sản xuất thực phẩm đóng hộp sẽ có 8 giai đoạn chính. Cụ thể từng giai đoạn như sau:
1.1. Phân loại và lựa chọn nguyên liệu
Sau khi thu nhập và tổng hợp nguyên liệu từ nơi sản xuất về, bước đầu tiên cần làm trong quy trình sản xuất thực phẩm đóng hộp là phân loại và lựa chọn nguyên liệu. Cần tiến hành loại bỏ những nguyên liệu không đáp ứng tiêu chuẩn, như nguyên liệu bị sâu bệnh, ươn, thối Sau đó, tiến hành phân loại theo kích thước sản phẩm, để dễ dàng đóng gói xếp vào hộp.
1.2. Cần phải làm sạch nguyên liệu
Sau khi đã hoàn tất quá trình phân loại, bước thứ 2 mà bạn cần làm trong quy trình này là làm sạch nguyên liệu để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bám trên sản phẩm. Đối với nước để rửa sản phẩm cần phải đáp ứng tiêu chuẩn của nước dùng để uống.
Những nguyên liệu sau khi đã rửa, phải đảm bảo các tiêu chí: Sạch, không bị dập vỡ, để tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập cũng như làm ảnh hưởng chất dinh dưỡng ở trong thực phẩm.
1.3. Xử lý nguyên liệu bằng nhiệt và cơ học
Trước tiên, đối với phương pháp xử lý nguyên liệu bằng cơ học sẽ gồm có 3 bước thực hiện:
- Tách da và tiến hành bỏ vỏ nguyên liệu: Ngày nay, có rất nhiều loại máy móc được chế tạo ra nhằm để bỏ vỏ của các loại quả, hạt.
- Làm nhỏ nguyên liệu: Theo đó, bạn cần làm nhỏ nguyên liệu theo kích thước yêu cầu của sản xuất trước khi xếp vào hộp.
- Bước cuối cùng là phân lọc nguyên liệu.
Đối với phương pháp xử lý nguyên nhiệt liệu, sẽ được tiến hành cụ thể như sau:
- Trong quá trình chế biến đồ hộp, nguyên liệu cần phải xử lý nhiệt sơ bộ trước khi đưa vào đóng hộp. Có nghĩa là, nguyên liệu sẽ được hấp bằng hơi nước ở nhiệt độ từ 80 - 100 độ C. Thời gian hấp và chần từ 3 - 15 phút tùy theo loại nguyên liệu hoặc theo yêu cầu.
- Để tránh gây hư hỏng sản phẩm, cần phải tiến hành làm nguội ngay sau khi đã hoàn tất quá trình chần hấp.
1.4. Xếp hộp – bài khí – ghép mí
Tiến hành xếp sản phẩm vào hộp
Cần phải làm sạch và phơi khô hộp, trước khi xếp sản phẩm vào.
Chuẩn bị một mặt bàn thép không gỉ nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh trong quá trình sắp xếp sản phẩm vào hộp. Khi cho vào hộp thì cần phải cho đủ khối lượng chứa của hộp.
Thực hiện bài khí hộp sản phẩm
Mục đích:
- Giúp giảm được áp suất ở trong đồ hộp khi thanh trùng.
- Hạn chế xảy ra quá trình oxi hóa các chất dinh dưỡng của thực phẩm.
- Làm cản trở sự phát triển của các vi sinh vật hiếu khí.
- Giúp hạn chế xảy ra tình trạng ăn mòn lon thiếc.
- Khi làm nguội sẽ tạo được độ chân không cho hộp.
Có 2 phương pháp bài khí:
- Bài khí chân không và bài khí bằng nhiệt.
Thực hiện ghép mí cho hộp
Hiểu đơn giản, ghép mí chính là đóng nắp kín cho hộp nhằm mục đích ngăn cách thực phẩm với vi sinh vật và không khí bên ngoài. Đây được xem là yếu tố quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến thời gian và chất lượng bảo quản sau khi đóng hộp.
Trong quá trình lắp ghép mí cần phải đảm bảo độ chắc chắn để tránh việc nắp bung ra khỏi lon trong quá trình thanh trùng, nếu chất khí và sản phẩm bên trong lon giãn nở
Trên thực tế, người ta thường sử dụng loại máy viền mí lon tự động hoặc dây chuyền tự động để ghép mí cho hộp.
1.5. Thanh trùng, làm nguội sản phẩm
Bước tiếp theo trong quy trình sản xuất thực phẩm đóng hộp chính là thanh trùng, làm nguội cho sản phẩm. Cụ thể từng bước như sau
Tiến hành thanh trùng
Sau khi đã hoàn tất quá trình ghép mí, phải đem đi thanh trùng ngay, không để sản phẩm ở ngoài quá 30 phút, nhằm hạn chế tình trạng lên men trước khi thanh trùng và làm giảm nhiệt độ ban đầu của sản phẩm.
Thực hiện thanh trùng sản phẩm trong nhiệt độ từ 105 độ C - 120 độ C, thời gian thanh trùng từ 80 - 90 phút, trong nước có đối kháng áp suất.
Mục đích của việc thực hiện thanh trùng là để tiêu diệt vi sinh vật bên ngoài và bên trong đến mức tối đa cho phép. Đồng thời, giúp ức chế hoạt động của enzym, từ đó tránh làm cho sản phẩm hư hỏng.
Tiến hành làm nguội
Sau khi đã được thanh trùng, sản phẩm cần đem đi làm nguội dưới vòi phun nước ở nhiệt độ 40 độ C. Khi sản phẩm đã đạt đến nhiệt độ làm nguội cho phép thì tiến hành đóng van nước và khí, đồng thời thực hiện hạ áp suất bên trong về cân bằng với mức áp suất của khí quyển. Bước cuối cùng là lấy lon thực phẩm ra rồi làm khô.
1.6. Thực hiện dán nhãn cho sản phẩm
Sau khi đã làm khô sản phẩm, bước tiếp theo cần làm là dán nhãn cho sản phẩm bằng các loại máy dán nhãn chuyên dụng. Các loại máy được dùng phổ biến nhất là: Máy dán nhãn tự động, máy dán nhãn bán tự động, dây chuyền dán nhãn.
1.7. Thực hiện bảo ôn cho sản phẩm
Sau khi được làm nguội, sản phẩm cần được đem đi bảo ôn trong khoảng thời gian 15 ngày, mục đích là kiểm tra xem chất lượng đồ hộp có đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định hay không.
- Kiểm tra độ ổn định và hài hòa của mùi vị sản phẩm.
- Thực hiện loại bỏ những hộp sản phẩm bị biến dạng (nếu có) do vi sinh vật hóa học gây ra hoặc do tác động bên ngoài.
Thông thường, có 5% trong 1 lô sản xuất sẽ được đem đi bảo ôn.
1.8. Phân phối ra ngoài thị trường
Sau khi kiểm tra chất lượng của lô hàng cũng như đã hoàn tất quá trình bảo ôn, những lô hàng đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa đi đóng gói vào thùng giấy, hộp giấy bằng máy đóng gói tự động để chuyển ra ngoài thị trường, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Tìm hiểu thêm:
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm chi tiết
- Quy trình sản xuất hộp giấy đựng thực phẩm
- Quy trình dây chuyền sản xuất sữa
2. Quy trình vận chuyển và bảo quản
Bên cạnh việc tìm hiểu chi tiết quy trình sản xuất thực phẩm đóng hộp, bạn cần biết rõ về quy trình vận chuyển cũng như cách bảo quản để thực phẩm đóng hộp giữ được chất lượng tốt nhất.
2.1. Quy trình vận chuyển
Đối với những đồ hộp lớn sẽ được đóng vào thùng gỗ, còn đối với đồ hộp nhỏ thì sẽ được đóng vào thùng carton. Theo đó, đối với thùng gỗ cần đảm bảo không bị mục nát, có độ ẩm từ 12 - 18%, với thùng carton phải đảm bảo được độ dày, chắc chắn để quá trình vận chuyển an toàn.
2.2. Bảo quản thực phẩm đóng hộp
Để tránh xảy ra tình trạng hư hỏng, cần phải nắm chắc cách bảo quản thực phẩm đóng hộp:
- Cần bảo quản thực phẩm đóng hộp ở nơi khô ráo, không ẩm ướt, tránh ánh nắng mặt trời.
- Có thể để trong ngăn mát của tủ lạnh và lấy ra sử dụng khi cần thiết.
Trên đây là chi tiết về quy trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản thực phẩm đóng hộp mà VCR chia sẻ. Hi vọng sẽ giúp bạn đọc có nhiều thông tin hữu ích và hiểu thêm về quy trình này.
Tìm hiểu thêm: Đóng gói thực phẩm và các lưu ý khi đóng gói thực phẩm