Kiểm soát chất lượng thực phẩm là gì? Tìm hiểu công việc của nhân viên kiểm soát chất lượng thực phẩm
Kiểm soát chất lượng thực phẩm là gì? Công việc của nhân viên kiểm soát chất lượng thực phẩm là gì và họ cần những kỹ năng quan trọng nào? Cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu tại đây.
Mọi rắc rối liên quan đến thực phẩm đều ảnh hưởng trực tiếp đến danh tiếng và hủy hoại việc kinh doanh của mọi nhà hàng. Kiểm soát chất lượng thực phẩm là gì? Công việc của nhân viên kiểm soát chất lượng thực phẩm là gì và họ cần những kỹ năng quan trọng nào? Cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Chất lượng thực phẩm là gì?
Chất lượng thực phẩm được biết đến là một phạm trù bao hàm nhiều yếu tố liên quan đến quá trình “sống” của thực phẩm, từ khi hình thành, sản xuất cho đến khi lưu thông và phân phối đến tay người tiêu dùng. Chính vì vậy, chất lượng thực phẩm tỷ lệ thuận với giá trị thực phẩm.
Xem thêm: Kiểm nghiệm thực phẩm là gì?
Để tạo ra thực phẩm thì trước hết phải có nguyên liệu, sau đó đưa vào quy trình chế biến thành phẩm và thực hiện phân phối đến tay Khách hàng. Vậy nên, từ khâu tuyển chọn nguyên liệu cho đến khâu phân phối đều trải qua nhiều giai đoạn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, tùy thuộc cả vào công dụng và công nghệ sản xuất.
Kiểm soát chất lượng thực phẩm được thực hiện với mục đích đảm bảo chất lượng món ăn, giảm thiểu tối đa thất thoát dinh dưỡng, kiến tạo niềm tin của khách hàng và đem lại hiệu quả gia tăng doanh số. Đồng thời giữ an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng.
Vì sao cần kiểm soát chất lượng thực phẩm?
Kiểm soát chất lượng thực phẩm được đề cao tại mọi nhà hàng và cơ sở sản xuất thực phẩm. Bởi lẽ, việc này sẽ mang đến những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng:
Tối ưu chi phí sản xuất
Thực hiện quy trình kiểm soát chất lượng thực phẩm hiệu quả thì việc phát sinh những sửa chữa và rủi ro về chất lượng sẽ được giảm thiểu ở mức thấp nhất. Nhờ đó doanh nghiệp có thể tối ưu chi phí sản xuất và tránh lãng phí ngoài ý muốn.
Xem thêm: 7 lãng phí trong sản xuất
Gây ấn tượng tốt với khách hàng
Thực hiện kiểm soát chất lượng thực phẩm đồng nghĩa với việc đem đến cho người tiêu dùng những mặt hàng chất lượng tốt nhất. Sản phẩm chất lượng tốt sẽ thỏa mãn nhu cầu và tạo ấn tượng tốt về hình ảnh của thương hiệu trong tiềm thức khách hàng, dẫn đến sự kích cầu mua sắm nhờ phương pháp tiếp thị truyền miệng trên cả kênh trực tuyến và ngoại tuyến. Đặc biệt, nhờ xây dựng hình ảnh tốt, doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng huy động tài chính từ thị trường và nâng cao cơ hội cạnh tranh với các đối thủ đầu ngành khác.
Tạo điều kiện định giá thực phẩm
Sử dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng trong sản xuất thực phẩm sẽ giúp các công ty đảm bảo được sự đồng nhất trong chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi khi ấn định mức chi phí và loại bỏ nỗi lo thay đổi liên tục giá cả trên thị trường.
Thúc đẩy doanh số bán hàng
Giữ chất lượng ổn định và đồng đều nhờ quá trình kiểm soát chất lượng thực phẩm chính là bí quyết giúp doanh nghiệp thu hút Khách hàng và tăng doanh số hiệu quả. Việc này đem lại lợi ích duy trì nhu cầu hiện có và tạo ra nhu cầu mới cho các sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng của các phương tiện truyền thông sẽ khiến độ uy tín của thương hiệu trở thành tiêu chí quan trọng hơn bao giờ hết. Việc đánh giá hài lòng của khách hàng về chất lượng thực phẩm tốt có thể kéo theo hàng loạt những phản ứng tích cực từ thị trường cạnh tranh.
Cải tiến kỹ thuật sản xuất thực phẩm
Trong quá trình kiểm soát chất lượng thực phẩm, doanh nghiệp phải thực hiện các kế hoạch và phương pháp để hàng hóa được sản xuất với tỷ lệ hợp lý theo đúng tiêu chuẩn đặt ra. Vậy nên, việc cải tiến kỹ thuật sản xuất bằng cách cung cấp dữ liệu và công nghệ tốt hơn là điều cần làm. Doanh nghiệp tập trung đầu tư cải tiến kỹ thuật và nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên để tối ưu quy trình sản xuất thực phẩm.
Nâng cao tinh thần nhân viên
Một hệ thống kiểm soát chất lượng hiệu quả sẽ góp phần nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên. Trong quá trình làm việc, nhân viên hiểu rõ mục tiêu của mình là sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, từ đó tăng cường động lực hoàn thành nhiệm vụ. Không chỉ vậy, quy trình kiểm soát chất lượng thực phẩm cũng thúc đẩy họ tuân thủ đúng các tiêu chuẩn và hạn chế những rủi ro phát sinh ngoài ý muốn.
Đánh giá các yếu tố kỹ thuật khi kiểm soát chất lượng thực phẩm
Dưới đây là các yếu tố kỹ thuật giúp bạn đánh giá chất lượng thực phẩm chính xác và hiệu quả:
Yếu tố vật lý
Khi kiểm soát chất lượng thực phẩm dạng rắn, cần chú ý đến các chỉ tiêu vật lý cụ thể như hình dạng, kích thước, độ dễ vỡ, độ dẻo dai và trọng lượng. Ngược lại, đối với các thực phẩm dạng lỏng, chỉ tiêu quan trọng cần đánh giá là thể tích của một đơn vị sản phẩm hay tỷ trọng.
Yếu tố hóa học
Chỉ tiêu hóa học cần đánh giá sẽ liên quan đến hàm lượng các hợp chất có trong thực phẩm. Các hợp chất này có thể phân chia thành các nhóm như sau:
- Các chất liên quan đến dinh dưỡng như nước, cacbohidrat, lipit, protein, vitamin, axit, khoáng chất có trong thực phẩm,... Tùy vào từng loại mà có định lượng điển hình trong thực phẩm phù hợp.
- Phụ gia và các chất hỗ trợ kỹ thuật được thêm vào trong quá trình sản xuất thực phẩm với mục đích cải thiện đặc tính. Thường bao gồm chất tạo màu, hương liệu, chất ức chế, chất chống oxy hóa, chất tạo cấu trúc và chất nhũ hóa.
- Chất hỗ trợ kỹ thuật có trong thành phần để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển hóa.
- Chất khử bọt, trợ lắng, trợ lọc, điều chỉnh PH, xúc tác được sử dụng rất phổ biến.
- Các loại hợp chất hóa học khác có thể tác dụng tích cực hoặc tiêu cực với sức khỏe người dùng.
Yếu tố hóa lý
Tiêu chí này đề cập đến tính ổn định và tính chất của hệ thống phân tán, cụ thể là:
- Đối với hệ thống nhũ tương và hệ huyền phù, yếu tố hóa lý quan trọng là tỷ lệ, mức độ phân bố và độ ổn định giữa pha phân tán và liên tục.
- Đối với hệ thống bọt, cần đánh giá độ bền của bọt.
- Bên cạnh đó cần cân nhắc các thông số hóa lý liên quan đến quá trình chuyển pha.
Yếu tố sinh học
Yếu tố sinh được phân thành 2 nhóm liên quan đến dinh dưỡng và vi sinh vật. Trong đó, các chỉ số sinh học liên quan đến dinh dưỡng và các thông số vi sinh vật bao gồm tổng số vi sinh vật hiếu khí, nấm men, nấm sợi, hàm lượng của một số vi sinh vật gây bệnh thông thường.
Yếu tố hóa sinh
Yếu tố hóa sinh liên quan đến hoạt tính của enzyme.
Yếu tố bao bì
Đánh giá yếu tố bao bì thông qua hình dạng, kích thước, khối lượng, tính chất của nguyên liệu, độ kín bao bì, nội dung của thông tin in trên bao bì và giá trị thẩm mỹ của bao bì thực phẩm.
Nhân viên kiểm soát chất lượng thực phẩm
Cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu nhân viên kiểm soát chất lượng thực phẩm là gì và những kỹ năng quan trọng cần thiết đảm bảo chất lượng công việc.
Tìm hiểu về nhân viên kiểm soát chất lượng thực phẩm
Trong các nhà máy sản xuất thực phẩm, nhân viên kiểm soát chất lượng thực phẩm chính là bộ phận phụ trách giám soát toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm nhằm kiểm soát chất lượng đầu ra.
Nhân viên kiểm soát chất lượng thực phẩm sẽ tiến hành theo dõi trực tiếp, kiểm soát quá trình sản xuất các mặt hàng thực phẩm để đảm bảo yêu cầu theo đúng tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh theo quy định pháp luật trước khi lưu hành ra ngoài thị trường.
Công việc của nhân viên kiểm soát chất lượng thực phẩm
Tùy vào mỗi ngành hành, công việc của nhân viên kiểm soát chất lượng sẽ có những đặc trưng riêng. Nhân viên kiểm soát chất lượng thực phẩm sẽ có trách nhiệm phụ trách những đầu việc sau đây:
- Kiểm soát quy trình nhập nguyên liệu sản phẩm và yêu cầu công nhân phụ trách phân loại những nguyên liệu không đảm bảo chất lượng để đưa ra hướng xử lý kịp thời.
- Giám sát quy trình sơ chế, chế biến và đóng gói sản phẩm.
- Kiểm tra kho bảo quản hàng thành phẩm, loại bỏ tình trạng ẩm ướt, mối mọt ngăn ngừa ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Giữ cho hàng hóa luôn tuân thủ theo đúng của quy trình của nhà máy, đảm bảo chất lượng và số lượng thành phẩm.
- Thực hiện các đầu mục công việc khác theo chỉ đạo như tham gia nghiên cứu tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt cho nhà máy. Phối hợp các bộ phận liên quan giải quyết vấn đề phát sinh về chất lượng thực phẩm.
Nhân viên kiểm soát chất lượng thực phẩm cần những kỹ năng gì?
Để hoàn thành tốt công việc kiểm soát chất lượng thực phẩm, người nhân viên cần phải rèn luyện để nâng cao những kỹ năng cần thiết:
- Có kiến thức chuyên môn về vệ sinh an toàn thực phẩm, nắm rõ quy trình, kỹ thuật cũng như chỉ tiêu kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.
- Chủ động rèn luyện, nâng cao kỹ năng quan sát giúp kiểm soát chất lượng tốt hơn và nhanh chóng tìm ra điểm sai để khắc phục, cải thiện kịp thời.
- Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề trong mọi tình huống để có thể nhanh chóng đưa ra phương án kịp thời khắc phục chất lượng thực phẩm.
- Phát triển kỹ năng làm việc nhóm để có thể phối hợp công việc với các nhân tố khác, đẩy nhanh tiến độ công việc, phân chia công việc hiệu quả.
- Nâng cao kỹ năng giao tiếp để có thể tiếp xúc với nhà cung cấp và các nhân viên sản xuất, từ đó có sự trao đổi công việc hiệu quả.
- Yêu cầu kỹ năng quản lý thời gian, lên kế hoạch làm việc của bản thân và nhân viên liên quan.
- Cần phải có kinh nghiệm làm việc và bằng cấp lĩnh vực liên quan như kỹ sư công nghệ thực phẩm, quản trị chất lượng hay chế biến thực phẩm.
Các giải pháp giúp nâng cao chất lượng thực phẩm
Thiết bị phòng sạch VCR gợi ý 4 giải pháp nâng cao cấp chất lượng thực phẩm hiệu quả:
- Nâng cao đào tạo và hướng dẫn nhân viên để có kiến thức chuyên môn theo dõi chất lượng thực phẩm.
- Xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- Tiến hành nhập kho, lưu trữ và bảo quản thực phẩm đúng cách để duy trì chất lượng cao cũng như tối đa hóa tuổi thọ.
- Sử dụng các phần mềm hỗ trợ để quản lý kho nguyên vật liệu, thực phẩm. Từ đó giúp chủ đầu tư có thể kiểm soát chặt chẽ việc xuất, nhập, tồn của nguyên vật liệu và đảm bảo chất lượng thực phẩm luôn tươi ngon khi đến tay người tiêu dùng.
Trong bài viết trên đây, VCR đã làm rõ khái niệm kiểm soát chất lượng thực phẩm là gì cũng như các vấn đề liên quan. Rất mong những chia sẻ trên hữu ích với bạn đọc.