An toàn vệ sinh thực phẩm là gì? Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
An toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những chủ đề quan trọng của xã hội hiện nay. Nó không chỉ liên quan tới các doanh nghiệp sản xuất mà còn trực tiếp ảnh hưởng tới người tiêu dùng.
Cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu xem an toàn vệ sinh thực phẩm là gì, và các giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là gì.
Tìm hiểu thêm về kiểm nghiệm thực phẩm
An toàn vệ sinh thực phẩm là gì?
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010,
“Theo đó, an toàn vệ sinh thực phẩm chính là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người cũng như áp dụng các biện pháp, phương án khác nhau để triệt tiêu các yếu tố gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người, và giữ cho thực phẩm luôn sạch sẽ, vệ sinh, dinh dưỡng đến tay người tiêu dùng.”
Trong tiếng Anh, an toàn vệ sinh thực phẩm có nghĩa là Food Safety and Hygiene.
Tầm quan trọng của an toàn vệ sinh thực phẩm
An toàn vệ sinh thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và người tiêu dùng.
Đối với doanh nghiệp sản xuất
- Giảm thiếu mối nguy hiểm và ngộ độc thực phẩm. Doanh nghiệp cần được đào tạo về nguyên nhân gây ô nhiễm trong quá trình chuẩn bị và chế biến thức ăn, cũng như biện pháp phòng tránh chúng
- Nâng cao danh tiếng và ngăn ngừa thông báo phạt. Danh tiếng có thể tạo nên hoặc phá vỡ doanh nghiệp. Khách hàng luôn ghi nhận và đặt niềm tin vào những nỗ lực trong việc cung cấp các biện pháp vệ sinh thực phẩm vượt trội
- Giảm chi phí từ vấn đề an toàn thực phẩm, thực phẩm không an toàn với có thể bị coi là không thích hợp để tiêu thụ và có thể bị loại bỏ. Việc thu hồi sản phẩm bị lỗi sẽ khiến các doanh nghiệp tốn nhiều chi phí, ảnh hưởng đến lợi nhuận và thậm chí phá sản vì mất danh tiếng và vị trí trên thị trường
Đối với người tiêu dùng
- Tạo cảm giác an toàn cho người tiêu dùng khi lựa chọn. Những thực phẩm sản xuất sẽ được dán kiểm định hoặc được cung cấp bởi doanh nghiệp có các chứng chỉ an toàn vệ sinh thực phẩm
- Bảo vệ người tiêu dùng khỏi các bệnh do thực phẩm hoặc thương tích do thực phẩm gây ra liên quan đến việc tiêu thụ thực phẩm
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng
- Tạo môi trường sống lành mạnh, người tiêu dùng sẽ quan tâm tới nguồn thực phẩm khi mua, cũng như cách chế biến, tránh các tác nhân gây hại từ thực phẩm, ngăn ngừa bệnh tật, cải thiện sức khỏe
Xem thêm: Các chất cấm trong thực phẩm
Các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm
ISO 22000
Được ban hành bởi tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO, ISO 22000 và ISO 9001 có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Tiêu chuẩn ISO 22000 hay còn được biết tới với tên đầy đủ là Food Safety Management systems – Requirements for any organization in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm).
GMP
GMP (Good Manufacturing Practice) là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn trong cấp phép sản xuất, buôn bán thực phẩm và đồ uống, mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng, và thiết bị y tế.
GMP kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành chất lượng sản phẩm từ khâu thiết kế, xây lắp nhà xưởng, dụng cụ chế biến, thiết bị; điều kiện phục vụ, chuẩn bị chế biến đến quá trình chế biến; bao gói, bảo quản và con người điều khiển các hoạt động trong suốt quá trình gia công, chế biến.
FSSC 22000
FSSC 22000 là chứng nhận Hệ thống an toàn thực phẩm, dựa trên tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000 đã được công nhận kết hợp với các kỹ thuật tiêu chuẩn trong ISO TS 22002-1 (đối với thực phẩm) và ISO TS 22002-4 (đối với bao bì).
HACCP
HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) là “hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”, hay hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm.
Các đối tượng cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ, phục vụ ăn uống (cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở bán thực phẩm)
- Cơ sở xử lý, chế biến thực phẩm cho khách hàng sử dụng tại chỗ
- Cửa hàng kinh doanh thực phẩm (không ăn uống tại chỗ)
- Hàng, quán, tiệm ăn kinh doanh tại chỗ cho số lượng dưới 50 người
- Cơ sở ăn uống thường phục vụ khoảng 50 người cùng lúc
- Cơ sở dịch vụ ăn uống ở các nơi công cộng, hè phố
- Căng tin trường học, cơ quan
- Chợ mua bán thực phẩm
- Nhà ăn tập thể (cả sơ chế, nấu nướng)
- Siêu thị
- Hội chợ trưng bày, giới thiệu, đánh giá chất lượng sản phẩm
Các giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Theo khoản 6 điều 2 Luật an toàn thực phẩm 2010:
“Những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con người.”
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người, đặc biệt là
Đối với doanh nghiệp
- Phải là những người sản xuất thực phẩm có lương tâm. Đảm bảo tuân thủ tốt các quy định của nhà nước, pháp luật về sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm theo Luật An toàn thực phẩm
- Luôn cập nhật các thông tin, kiến thức mới về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đảm bảo kiểm tra sức khỏe công, nhân viên theo định kỳ và không mắc các bệnh truyền nhiễm liên quan tới thực phẩm
- Ứng dụng tốt các hệ thống tiêu chuẩn về thực phẩm như HACCP, GMP, FSSC 22000...
Đối với người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm:
Cần đảm bảo rằng, mức độ vệ sinh cá nhân của họ phải rất tốt, cụ thể như sau:
- Buộc tóc lại và thậm chí đội mũ để tránh tóc rơi vào thức ăn.
- Trước, trong và sau khi xử lý thực phẩm, hãy rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước nóng để đảm bảo rằng không có vi trùng nào từ tay bạn truyền sang thực phẩm.
- Mặc quần áo sạch sẽ đi làm để tránh vi trùng truyền từ quần áo sang thức ăn.
- Nếu bạn định xử lý thực phẩm bằng tay không, hãy đeo găng tay.
Đối với người tiêu dùng
- Cần lựa chọn sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
- Khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, đã qua quá trình thẩm định và đánh giá nghiêm ngặt.
Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Cơ quan cấp chứng nhận
Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm được cấp bởi:
- Sở Y tế: đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thực phẩm đủ điều kiện
- Sở Công thương: đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đủ điều kiện
Xem thêm: Chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Hồ sơ xin cấp chứng nhận
Bộ hồ sơ xin cấp chứng nhận đầy đủ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm
- Bản sao giấy đăng ký kinh doanh
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, dụng cụ, trang thiết bị đáp ứng điều kiện của cơ quan quản lý có thẩm quyền
- Giấy chứng nhận sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm được cấp bởi Sở Y tế cấp huyện trở lên
- Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm được cấp theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành
Thủ tục xin cấp chứng nhận
B1: Nộp bộ hồ sơ đầy đủ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
B2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ (giải quyết trong vòng 15 ngày đối với các trường hợp hợp lệ). Cơ quan cấp chứng nhận có thể kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh
B3: Cấp giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm
Hiệu lực của giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Giấy chứng nhận có hiệu lực 3 năm kể từ ngày cấp.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm phải nộp hồ sơ xin cấp lại chứng nhận trước 6 tháng tính tới ngày giấy chứng nhận hết hạn.
PN