Trong nước có chứa rất nhiều loại vi sinh mà mắt thường không thể nhìn thấy, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Để đánh giá nước đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không cần phải thực hiện phương pháp thử và tiến hành xem xét các chỉ tiêu vi sinh theo quy chuẩn. Vậy các chỉ tiêu vi sinh này là gì? Khi nào thì cần xét nghiệm chỉ tiêu? Hãy cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu về nước đạt tiêu chuẩn vi sinh trong bài viết dưới đây nhé.

Vi sinh trong nước

Trong nguồn nước tự nhiên có chứa rất nhiều loại vi sinh khác nhau và được phân chia tùy theo tính chất.

Vi sinh là gì?

Vi sinh được biết đến là các loại sinh vật đơn bào hoặc đa bào, nhân sơ hoặc nhân thực, có đặc điểm chung là sở hữu kích thước siêu nhỏ được đo bằng micromet và gần như không thể quan sát bằng mắt thường.

Các loại vi sinh có đặc tính hấp thu nhiều và chuyển hóa nhanh. Đặc biệt khả năng sinh trưởng, phát triển mạnh hơn hẳn các loại sinh vật khác. Chính vì vậy, chúng có năng lực thích ứng mạnh, dễ phát sinh thành biến dị.

Vi sinh vật bao gồm các loại vi khuẩn, nấm, tảo, virus và nguyên sinh động vật. Môi trường sống của chúng là nước, đất, không khí và sinh vật.

Nước đạt tiêu chuẩn vi sinh đồng nghĩa với việc an toàn khi sử dụng trong sinh hoạt, ăn uống hàng ngày.
Nước đạt tiêu chuẩn vi sinh đồng nghĩa với việc an toàn khi sử dụng trong sinh hoạt, ăn uống hàng ngày.

Phân loại vi sinh

Dựa vào tính chất, các loại vi sinh vật trong nước được chia thành 2 nhóm cụ thể đó là nhóm vi sinh có hại và nhóm vi sinh vô hại. Trong đó, nhóm có hại bao gồm các loại vi trùng gây bệnh, rong rêu, tảo,... và cần phải loại bỏ khỏi nước trước khi đưa vào sử dụng.

Các loại vi sinh vật trong nước sạch

Theo quy định QCVN 01-1/2018:BYT, các loại vi sinh vật thường gặp nhất, được dùng để đánh giá chất lượng nước đạt tiêu chuẩn vi sinh bao gồm:

E.coliColiform được phân bố đồng đều trong tự nhiên nên dễ dàng bắt gặp tồn tại trong môi trường đất và môi trường nước. Không chỉ vậy, chúng còn tồn tại ở trong phân của con người và động vật máu nóng. Số lượng vi khuẩn này ở môi trường bên ngoài nhiều gấp bội lần so với các loại khuẩn gây bệnh thông thường. Phương pháp thử đánh giá định lượng của E.coli và Coliforms khá đơn giản và nhanh chóng nên chúng được lựa chọn làm loại vi sinh chỉ điểm cho môi trường có khả năng bị ô nhiễm do phân.

Trực khuẩn mủ xanh có mặt ở khắp mọi nơi trong môi trường tự nhiên và khả năng nhân lên gấp bội trong môi trường nước cũng như các bề mặt. Loại khuẩn này là nguyên nhân chính gây ra nhiễm trùng bệnh viện với những biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Loại vi sinh này đặc biệt nhạy cảm với hóa chất khử trùng. Phương pháp thử ứng dụng P. aeruginosa và các thông số dư lượng hóa chất khử trùng phù hợp để đánh giá điều kiện phát triển của sinh vật này trong nước.

Tụ cầu vàng được tìm thấy trên da, niêm mạc của người và động vật, đôi khi là trong đường tiêu hóa và nước thải. Đặc biệt, loại vi sinh này cũng có thể xuất hiện trong nước uống và gây ra nhiễm trùng bệnh viện. Tụ cầu vàng có khả năng chống chịu dư lượng clo dư tốt hơn hẳn E.coli và có thể kiểm soát dễ dàng bằng quy trình xử lý khử trùng thông thường.

Nước đạt tiêu chuẩn tụ cầu vàng là một trong những yếu tố cần thiết để giữ an toàn khi sử dụng cho con người.
Nước đạt tiêu chuẩn tụ cầu vàng là một trong những yếu tố cần thiết để giữ an toàn khi sử dụng cho con người.

Xem thêm: Các tiêu chuẩn nước

Môi trường sống của các loại vi sinh

Tìm hiểu môi trường sống của từng loại vi sinh vật trong nước sạch có thể xác định rõ nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

  • Vi sinh E.coli và Coliforms xuất hiện chủ yếu trong môi trường đất, môi trường nước, thực phẩm, phân của người và động vật máu nóng.

  • Tụ cầu vàng phân bố chủ yếu trong tự nhiên và có thể tìm thấy trên da, niêm mạc của người cũng như động vật. Không chỉ vậy, chúng còn tồn tại số lượng lớn trong môi trường bệnh viện.

  • Trực khuẩn mủ xanh sống trong môi trường tự nhiên như đất, nước, nước cống, các bề mặt dụng cụ và trong môi trường bệnh viện.

Vì sao vi sinh có hại xuất hiện trong nước?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nước bị nhiễm vi sinh vật có hại:

  • Các loại nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp… chưa được xử lý theo đúng quy trình đạt chuẩn nên vẫn còn chứa nhiều loại vi khuẩn. Thải trực tiếp ra môi trường dẫn đến ô nhiễm nước bề mặt, nước ngầm nông, đặc biệt thẩm thấu qua đất và xâm nhập vào nguồn nước ngầm làm cho nước dùng bị nhiễm khuẩn.

  • Thói quen sử dụng nước sạch chưa đúng cách như dùng gáo bẩn để múc nước hoặc đưa tay bẩn cầm gáo múc nước trực tiếp trong bể chứa.

  • Bể chứa đựng nước không có nắp đậy tạo điều kiện thuận lợi cho côn trùng và các loại động vật có thể xâm nhập vào bên trong. Lá cây rơi vào bể nước và phân hủy dẫn đến tình trạng sinh sôi vi khuẩn rồi phân tán vào trong nước.

  • Quy trình xử lý phân động vật và nước bể tự hoại không đúng cách trước khi thải ra môi trường dẫn đến nhiễm khuẩn nguồn nước.

  • Hệ thống đường ống dẫn nước không kín hoặc bị nứt, vỡ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập từ môi trường bên ngoài vào.

Nước đạt tiêu chuẩn ecoly có nghĩa là không có sự xuất hiện e.coli trong nước.
Nước đạt tiêu chuẩn ecoly có nghĩa là không có sự xuất hiện e.coli trong nước.

Con đường xâm nhập của vi sinh và các triệu chứng bệnh

Các loại vi sinh này có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa do ăn phải các loại thực phẩm còn sống, chưa được nấu chín đúng cách hoặc uống phải nước đã bị nhiễm vi khuẩn. Ngoài ra, các loại tụ cầu vàng và trực khuẩn mủ xanh có thể đi vào cơ thể qua các vết thương hở nếu chẳng may tiếp xúc với các bề mặt, dụng cụ bị nhiễm khuẩn.

Về khả năng gây bệnh, các loại khuẩn E.coli, Coliforms thường gây ra triệu chứng tiêu chảy, sốt nhẹ hoặc bị tiêu chảy ngắt quãng không kèm sốt. Một số biến chứng nặng thường gặp ở người lớn tuổi và trẻ em là tan máu, viêm màng não, nhiễm trùng máu,...

Khi bị nhiễm trực khuẩn mủ xanh, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, viêm màng tim trong. Nặng hơn có thể dẫn tới nhiễm trùng máu và tỷ lệ tử vong cực cao.

Tụ cầu vàng có thể gây ra những bệnh ngoài da như mụn nhọt, mụn đinh,... và nặng hơn là viêm phổi, nhiễm trùng máu, viêm tủy xương,...

Nước đạt tiêu chuẩn vi sinh
Nước đạt tiêu chuẩn vi sinh sẽ không gây ra các triệu chứng bệnh nguy hiểm cho người dùng do các loại vi khuẩn E.coli, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh,... gây nên.

Cách nhận biết nước nhiễm vi sinh vật

Không thể phát hiện nguồn nước bị nhiễm sinh vật gây hại bằng mắt thường bởi lẽ hầu hết các loại này đều có kích cỡ siêu nhỏ chỉ tính bằng micromet. Vậy nên cần phải tiến hành lấy mẫu thử nghiệm để kiểm tra chất lượng định kỳ tại các cơ sở xét nghiệm nước theo đúng tiêu chuẩn của Nhà nước quy định.

Bên cạnh đó, người dùng nếu nhận thấy các tình trạng, dấu hiệu bất thường như nước có mùi hôi khó chịu, quan sát thấy bị đục, bị nhớt,... thì rất có thể nước dùng đã bị nhiễm khuẩn.

Cách phòng ngừa và khắc phục vi sinh trong nước

Để phòng ngừa tình trạng nước nhiễm khuẩn thì cần thực hiện ăn chín, uống sôi. Đồng thời thường xuyên vệ sinh bể chứa nước và có nắp đậy kín, không dùng tay trực tiếp mà có vòi lấy nước. Tránh sử dụng gáo bẩn để múc nước hoặc tiếp xúc các vật dụng không đảm bảo vệ sinh vào trong bể nước.

Có thể ứng dụng các phương pháp xử lý nước nhiễm khuẩn để khắc phục tình trạng ô nhiễm nước.
Có thể ứng dụng các phương pháp xử lý nước nhiễm khuẩn để khắc phục tình trạng ô nhiễm nước.

Có thể khắc phục tình trạng nước bị nhiễm khuẩn bằng cách sử dụng thiết bị lọc nước gia đình có màng RO, thay lõi lọc theo đúng quy định của nhà sản xuất,... Nếu đã áp dụng các biện pháp này nhưng không đem lại hiệu quả thì cần phải thay thế nguồn nước đang sử dụng bằng nguồn nước khác đồng thời tiến hành truy tìm nguyên nhân để xử lý kịp thời.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý nước nhiễm khuẩn như dùng máy lọc nước RO, đèn UV, sục Ozone hoặc các hợp chất khử khuẩn gốc clo.

Xem thêm: Các tiêu chuẩn vật liệu lọc nước

Chỉ tiêu vi sinh của nước theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam

Nước đạt chuẩn vi sinh phải đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam về chỉ tiêu vi sinh như sau:

Tiêu chuẩn vi sinh vật của nước sản xuất được quy định rõ ràng bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tiêu chuẩn vi sinh vật của nước sản xuất được quy định rõ ràng bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Theo quy chuẩn Việt Nam 01:2009/BYT hàm lượng vi khuẩn E.coli và Coliform trong nước ăn uống yêu cầu tổng số bằng 0/100ml;

  • Theo quy chuẩn Việt Nam 02:2009/BYT áp dụng với nước sinh hoạt, hàm lượng E.coli đạt yêu cầu là 0/100ml và Coliform là 50/100ml;

  • Nước thải công nghiệp được áp dụng quy chuẩn Việt Nam 40:2011/BTNMT. Trong đó yêu cầu rõ ràng hàm lượng Coliform cho phép trong nước thải loại A là 3000mg/l và nước thải loại B là 5000mg/l.

Khi nào cần xét nghiệm chỉ tiêu vi sinh của nước

Để đánh giá nước đạt chuẩn vi sinh hay không cần phải tiến hành xét nghiệm các chỉ tiêu vi sinh. Đối với các nguồn nước giếng, nước suối,... phải được tiến hành xét nghiệm kiểm tra lượng vi khuẩn Coliform ít nhất 1 năm 1 lần. Nếu qua đó thấy được tổng số vi khuẩn Coliform có mặt vượt ngưỡng tiêu chuẩn cần bổ sung phương pháp thử bổ sung vi khuẩn Coliform phân và vi khuẩn E.coli.

Tùy vào từng thời điểm trong năm cũng như tác động của điều kiện thời tiết có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự sinh sôi và xuất hiện vi khuẩn Coliform trong giếng, bể đựng nước,... Vì loại vi khuẩn này có đặc tính thích sống gần bề mặt trái đất và ưa nhiệt độ ấm áp nên sẽ sinh trưởng mạnh mẽ trong điều kiện thời tiết ấm hơn, ẩm ướt hơn. Vậy nên, số lượng vi khuẩn cao nhất được tìm thấy trong nguồn nước ngay sau vài tuần trời mưa và ngược lại, ít nhất khi kiểm tra trong điều kiện tiết trời khô lạnh những ngày mùa đông giá rét. Các biến thể của vi khuẩn trong điều kiện mùa và thời tiết cần được tiến hành xem xét sau khi kiểm tra nguồn cung cấp nước.

Để đánh giá chất lượng nước, cần tiến hành xét nghiệm để đưa ra kết luận nước đạt tiêu chuẩn vi sinh hay không.
Để đánh giá chất lượng nước, cần tiến hành xét nghiệm để đưa ra kết luận nước đạt tiêu chuẩn vi sinh hay không.

Để tiến hành xét nghiệm các chỉ tiêu vi sinh của nước, cần thực hiện lấy mẫu theo đúng hướng dẫn chi tiết và thu thập vào chai mẫu tiệt trùng của phòng thí nghiệm. Nếu không tiến hành đúng theo quy chuẩn trong vật chứa vô trùng có thể khiến vi khuẩn được đưa vào trong quá trình lấy mẫu.

Thông tin về nước không đạt chỉ tiêu vi sinh

Nước đạt chuẩn vi sinh an toàn với sức khỏe người dùng và ngược lại, các loại nước không đạt chỉ tiêu vi sinh là dấu hiệu cho thấy đã bị ô nhiễm.

Dấu hiệu nhận biết

Vì các loại vi khuẩn siêu nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Vậy nên dù nước có bị ô nhiễm vi sinh vượt ngưỡng cho phép cũng khó lòng phát hiện được bằng thị giác, khứu giác hoặc hương vị. Cách duy nhất để nhận biết dấu hiệu nước ô nhiễm vi sinh hay không chính là lấy mẫu theo quy định và đem đi tiến hành xét nghiệm tại các trung tâm đã được cấp phép bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong nước có nhiều loại vi khuẩn và không phải loại vi khuẩn nào cũng khiến cho nước không an toàn. Trong đó sẽ có một số chỉ tiêu vi khuẩn nhất định là mầm mống gây bệnh cho người dùng, khiến cho chỉ tiêu vi sinh của nước không đạt.

Chỉ tiêu kiểm tra

Các chỉ tiêu kiểm tra sau đây không đạt tiêu chuẩn đồng nghĩa với chỉ tiêu vi sinh của nước không đạt:

Tổng số vi khuẩn Coliform: Đây là nhóm các loại vi khuẩn khác nhau và thường được tìm thấy trong môi trường đất, nước mặt chưa qua xử lý cũng như thảm thực vật.

Vi khuẩn Coliform trong phân: Nhóm nhỏ trong tổng số Coliform tồn tại số lượng lớn trong phân người và các loại động vật máu nóng. Khi tìm thấy Coliform trong nước sinh hoạt có nghĩa là đã bị ô nhiễm bởi nước thải hoặc chất thải động vật.

Vi khuẩn Escherichia Coli: Nằm trong nhóm vi khuẩn Coliform gây bệnh, tìm thấy trong ruột già hoặc phân của động vật và con người. Nếu xuất hiện loại khuẩn này trong nước thì đây là dấu hiệu cho thấy ô nhiễm từ nguồn nước thải hoặc chất thải động vật.

Thông qua các chỉ tiêu kiểm tra có thể đánh giá được chất lượng nước đạt chỉ tiêu vi sinh hay không.
Thông qua các chỉ tiêu kiểm tra có thể đánh giá được chất lượng nước đạt chỉ tiêu vi sinh hay không.

Lý do nước không đạt tiêu chuẩn vi sinh

Chỉ tiêu vi sinh của nước không đạt là do nước đã bị ô nhiễm vi khuẩn vượt ngưỡng cho phép và chúng có thể đến từ một số nguồn như chất thải của con người và động vật, dòng chảy ô nhiễm từ chăn nuôi và các khu vực đất tiếp xúc với chất thải động vật. Hoặc có thể bắt nguồn từ việc bố trí bể tự hoạt không phù hợp, tiếp xúc quá gần với nguồn nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, các loại côn trùng, động vật gặm nhấm hay lũ lụt xâm nhập vào giếng cũng có thể gây ra tình trạng này.

Cách xử lý tình trạng nước không đạt tiêu chuẩn vi sinh

Ngay khi nhận kết quả xét nghiệm kết luận chỉ tiêu vi sinh của nước không đạt thì cần tiến hành kiểm tra nguồn nước cấp xem có bị ô nhiễm ở đâu không.

  • Đối với nguồn nước nhiễm E.coli: Kiểm tra và ngăn chặn các dòng nước thải bị ô nhiễm vào các nguồn sông suối, ao hồ. Không cho vật nuôi tiếp xúc với nước dùng sinh hoạt. Kiểm tra hệ thống tự hoại và đảm bảo khoảng cách phù hợp đến nguồn nước dùng. Không xả rác vào sông, hồ, ao suối.

  • Đối với nguồn nước nhiễm Coliform: Tiến hành khử trùng giếng đựng nước và hệ thống đường ống cung cấp nước. Tiến hành khoan giếng sâu hơn hoặc cài đặt hệ thống xử lý để ngăn ngừa nước mặt xâm nhập vào giếng.

Tùy vào từng nguồn nước sẽ áp dụng những cách xử lý nếu nước được đánh giá là không đạt chất lượng vi sinh.
Tùy vào từng nguồn nước sẽ áp dụng những cách xử lý nếu nước được đánh giá là không đạt chất lượng vi sinh.

Bên cạnh đó, có thể ứng dụng phương pháp khử trùng nước bằng đèn UV diệt khuẩn, clo hoặc Ozone để xử lý. Tất cả các phương pháp khử trùng đều cần đáp ứng các yêu cầu như ổn định và dễ dàng đo lường, không tạo ra các sản phẩm phụ không mong muốn, an toàn khi xử lý và thích hợp sử dụng rộng rãi với chi phí hiệu quả.

  • Khử trùng nước bằng đèn UV diệt khuẩn: Được biết đến là quá trình bất hoạt các loại vi sinh bằng cách dùng ánh sáng cực tím UV gây tổn thương axit nucleic, ngăn ngừa sao chép và từ đó không còn khả năng lây nhiễm bệnh. Để đạt hiệu quả thì nước phải được xử lý đạt tiêu chuẩn về độ đục, hàm lượng chất hữu cơ hòa tan,...

  • Khử trùng nước bằng Chlorine Dioxide: Hiệu quả hơn hẳn ChlorineChloramine nhờ khả năng bất hoạt virus và động vật nguyên sinh. Không chỉ vậy còn có thể tăng cường quá trình khi thực hiện trong nước và kiểm soát mùi tảo, thực vật thối rữa.

  • Khử trùng nước bằng Chloramine: Hình thành bởi phản ứng của Amoniac và Clo lỏng, không phản ứng với chất hữu cơ tự do, trở thành sản phẩm phụ khử trùng. Có thể làm giảm nồng độ tổng THM vì không có phản ứng tạo THMs dù tiếp xúc với chất hữu cơ. Có thể chống lại vi khuẩn tái phát triển trong hệ thống bể chứa lớn và đường ống dẫn nước.

Vậy là VCR đã giới thiệu đến bạn các quy chuẩn đánh giá nước đạt tiêu chuẩn vi sinh hay không thông qua các chỉ tiêu quan trọng được quy định bởi Bộ Y Tế. Từ đó giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của các loại vi sinh trong nước và có ý thức kiểm định lượng vi sinh để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Từ khóa: