Nhân viên ISO là gì ? Mô tả công việc của nhân viên ISO
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu con người càng nâng cao, với mục đích các sản phẩm đều có thể đạt được chất lượng đúng chuẩn quốc tế nên việc ứng dụng tiêu chuẩn ISO vào quy trình sản xuất, làm việc,… không còn xa lạ tại các tổ chức, doanh nghiệp.
Chính vì thế, đội ngũ nhân viên quản lý, hỗ trợ vận hành là một vị trí không thể thiếu để tiêu chuẩn đạt hiệu quả. Vậy nhân viên ISO là làm công việc gì ?
Cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu qua bài viết sau
1. Nhân viên ISO là gì ?
Trước khi tìm hiểu nhân viên ISO là gì chúng ta cùng tìm hiểu qua về tiêu chuẩn ISO trước nhé
ISO là viết tắt cụm từ tiếng anh “International Organization for Standardization” được dịch là Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, được thành lập vào ngày 23 tháng 2 năm 1947, trụ sở đặt tại Gevena, Thụy Sĩ.
Đây là cơ quan tạo ra những tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng sản phẩm công nghiệp, thương mại, dịch vụ,… được quốc tế công nhận. Tiêu chuẩn này sẽ giúp cho các doanh nghiệp (cơ sở sản xuất lẫn phân phối, kể cả người sử dụng) tin tưởng, bớt đi nỗi lo ngại về sản phẩm (bị lỗi, kém chất lượng,…)
Để cho các tiêu chuẩn này hoạt động theo đúng quy trình, tạo ra các sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường thì không thể thiếu vị trí của đội ngũ nhân viên ISO.
Họ là những người hiểu rõ tiêu chuẩn ISO, nên có thể xây dựng được bộ quy chuẩn cho các sản phẩm ứng với mỗi ngành hàng trong các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất mà họ làm việc.
Thông thường, nhân viên ISO sẽ làm việc tại văn phòng. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp mà họ sẽ phải làm việc ở những vị trí khác nhau, ví dụ như nhà xưởng, tiếp xúc với tiếng ồn, hóa chất, máy móc,…
Hiện nay ở Việt Nam, các cơ sở, doanh nghiệp cũng đã và đang triển khai áp dụng rộng rãi hệ thống quản lý chất lượng này vào quy trình sản xuất, nó dựa trên việc thông nhất và được áp dụng rộng rãi tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Một số lý do Việt Nam tham gia tổ chức này như sau:
- Đáp ứng các yêu cầu của khách hàng
- Uy tín của doanh nghiệp cũng như chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao
- Nâng cao sức cạnh tranh thị trường trong nước và thế giới.
- Cải thiện hiệu quả sản phẩm, tiết kiệm chi phí
- V…vv..
Xem thêm: Tiêu chuẩn ISO
2. Mô tả công việc cụ thể của nhân viên ISO
Như đã nói ở trên, nhân viên ISO thường sẽ làm việc tại văn phòng hoặc tại các nhà xưởng,… tùy vào ngành hàng doanh nghiệp kinh doanh mà tiêu chuẩn ISO sẽ áp dụng và nhân viên sẽ đảm nhận, triển khai các công việc.
Nhưng chủ yếu là những việc liên quan đến kiểm soát, cải thiện hệ thống quản lý, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ở những doanh nghiệp lớn (nhiều sản phẩm) sẽ cần nhiều nhân viên ISO, còn những doanh nghiệp chỉ có 1 lĩnh vực thì chủ yếu chỉ có một nhân viên ISO.
Sau đây là một số công việc chính của nhân viên ISO
- Dựa theo tiêu chuẩn ISO, đề xuất xây dựng hệ thống, quy trình quản lý chất lượng các sản phẩm, gồm các giai đoạn về sản xuất hay nghiệm thu và kể cả nguyên vật liệu.
- Thiết lập tài liệu ISO để xây dựng tiêu chuẩn, nhằm mục đích đánh giá sản phẩm trong quá trình sản xuất.
- Thiết lập các kế hoạch và triển khai quy trình quản lý chất lượng chi tiết tới bộ phận liên quan.
- Ở những nhà xưởng, cần phải giám sát, theo dõi quy trình sản xuất, báo cáo kiểm định chất lượng, phối hợp với những bộ phận liên quan (QA/QC) trong quá trình đánh giá sản phẩm.
- Thiết lập và cải tiến hệ thống quản lý, các quy trình, quy chế liên quan để phù hợp với hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO mà doanh nghiệp áp dụng.
- Để công việc được đảm bảo đúng tiến độ, đạt yêu cầu về chất lượng thì nhân viên ISO cần phải hỗ trợ các phòng ban trong việc chỉnh sửa tài liệu ISO.
- Thực hiện làm các báo cáo và đánh giá quá trình thực hiện quản lý chất lượng (tuần, tháng, năm) theo yêu cầu của quản lý.
- Tiếp nhận các báo cáo và theo dõi về những vấn đề không phù hợp, tính hiệu quả của hệ thống, để có hướng phòng ngừa và khắc phục.
- Phải đảm bảo việc các sản phẩm, dịch vụ mà doang nghiệp tạo ra sẽ đáp ứng được tiêu chuẩn ISO và những mong đợi từ khách hàng.
- Làm việc như một chuyên gia tư vấn về tiêu chuẩn ISO, về chất lượng của sản phẩm.
- Cập nhật thường xuyên các tiêu chuẩn mới của ISO
- Thiết kế ra các chương trình để đào tạo nhằm mục đích nâng cao kỹ năng, kiến thức của nhân viên.
3. Để trở thành nhân viên ISO cần có kiến thức và kỹ năng gì ?
Để có thể trở thành một nhân viên ISO thì trước tiên bạn sẽ cần phải được đào tạo về ISO. Cần có các kỹ năng cũng như kiến thức (2 yếu tố then chốt), ngoài ra còn có những kinh nghiệm thực tế.
3.1. Kiến thức
Với công việc đặc thù này, yêu cầu nhân viên ISO luôn có kiến thức đầy đủ, trình độ chuyên môn nhất định. Trang bị kiến thức chuyên môn sâu về ISO, am hiểu, nắm vững các quy trình sản xuất, kiểm định chất lượng và khả năng đánh giá cũng như xử lý công việc một cách chuyên nghiệp.
Bổ sung thêm những bằng cấp liên quan đến chuyên ngành, ví dụ: quản trị chất lượng, sinh học, thực phẩm, lớp đào tạo nhân viên ISO chuyên nghiệp, những cuộc thi có cấp chứng chỉ cho chuyên viên ISO,…
3.2. Kỹ năng
Những kiến thức, trình độ chuyên môn đối với nhân viên ISO thôi là chưa đủ, để mang lại hiệu quả cho công việc, tạo bước đệm để phát triển vững chắc hơn thì cũng cần có những kỹ năng cần được trau dồi như sau:
- Kỹ năng về giao tiếp
- Kỹ năng về thuyết trình
- Kỹ năng về thuyết phục
- Kỹ năng làm việc độc lập cũng như làm việc nhóm
- Kỹ năng dùng các phần mềm, tin học văn phòng
- Kỹ năng về ngoại ngữ
- Ngoài những kỹ năng đó, nhân viên ISO cũng cần có sử tỉ mỉ, chu đáo, cẩn thận, trau dồi, rèn luyện thêm khả năng quan sát, theo dõi, đánh giá chất lượng sản phẩm chính xác và cẩn thận.
4. Trong doanh nghiệp, nhân viên ISO có vai trò gì ?
Hiện nay ở các doanh nghiệp Việt Nam, vấn đề về chất lượng sản phẩm đang rất được chú trọng, nhân viên ISO có vai trò đảm bảo các vấn đề về chất lượng sản phẩm. Cụ thể như sau:
- Thiết lập, xây dựng các quy trình, soạn thảo các văn bản về chất lượng. Đóng góp ý kiến, xây dựng quy trình chung cho ban ISO trong doanh nghiệp, để có được bộ quy trình chuẩn để áp dụng cho doanh nghiệp.
- Dựa vào những kế hoạch được thiết lập sẵn theo sự phân công, chỉ đạo của Ban quản lý để thực hiện công việc một cách có hiệu quả, đúng tiến độ, chất lượng theo yêu cầu. Báo cáo cho Ban quản lý tình hình việc áp dụng đảm bảo chất lượng diễn ra như thế nào.
- Theo dõi các hoạt động làm việc của công nhân để có thể kiến nghị lên Đại diện lãnh đạo về việc cải tiến trang thiết bị, máy móc,… đảm bảo phục vụ quá trình sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cũng như đề xuất thưởng phạt rõ ràng đối với các đơn vị thuộc quyền của mình.
- Đối với những người ở vị trí lãnh đạo (trưởng phòng), họ còn phải lập kế hoạch triển khai ISO tại đơn vị mình làm việc và hàng tuần báo cáo kết quả thực hiện lên Ban chỉ đạo.
5. Cơ hội việc làm và mức lương của nhân viên ISO
Một vị trí được đánh giá là không thể thiếu trong các doanh nghiệp, cho nên cơ hội việc làm cho công việc này luôn rộng mở, ổn định, đặc biệt là các doanh nghiệp về sản xuất.
Theo một số nghiên cứu, công việc của nhân viên ISO nằm trong top ngành nghề thu hút đông đảo ứng viên. Với mức lương cơ bản, khoảng từ 9.000.000 VNĐ - 12.000.000 VNĐ/tháng, chưa tính các phúc lợi khác..
Bên cạnh đó, muốn cải thiện thu nhập tốt hơn thì nhân viên ISO cần có chứng chỉ chuyên viên ISO, thành thạo ngoại ngữ (Anh, Hàn, Nhật, Trung,…) và hơn hết là có kinh nghiệm làm việc thực tế từ 2 đến 3 năm trở lên… Thì khi đó mức lương bạn có thể nhận được là 20 đến 30 triệu đồng/tháng.
Song song với mức lương hấp dẫn như vậy thì công việc này cũng yêu cầu bạn phải có kiến thức, trình độ chuyên môn sâu rộng, vì vậy bạn nên chuẩn bị kỹ càng trước khi ứng tuyển.
6. Công việc nhân viên ISO tìm ở đâu ?
Bạn có thể tìm công việc này tại các đơn vị, doanh nghiệp (chủ yếu về sản xuất) vì hầu như các doanh nghiệp này đều tuyển nhân viên ISO cho bộ phận kiểm định chất lượng. Ngoài ra bạn có thể tìm kiếm, truy cập vào các trang tuyển dụng có uy tín, lớn,… ví dụ như TopCV, việc làm 24h, vietnamworks, Timviecnhanh, Careerbuilder,…v…v..
Bạn truy cập vào một số trang web nêu trên và gõ từ khóa “việc làm nhân viên ISO” hoặc “nhân viên ISO”,… chọn nơi mình ở,… nó sẽ hiện ra những vị trí như bạn muốn. Ngoài ra bạn có thể gõ tìm kiếm trực tiếp (chú ý đến độ uy tín của những trang web giới thiệu).
Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin về công việc của một nhân viên ISO, hi vọng nó sẽ giải đáp được những thắc mắc đồng thời giúp bạn trong việc chọn lựa công việc cho mình.
Phuong.