Sau đây, hãy cùng VCR tìm hiểu chi tiết về ISO nhé.

1. ISO là gì ?

ISO là viết tắt cụm từ tiếng anh “International Organization for Standardization” được dịch là Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, được thành lập vào ngày 23 tháng 2 năm 1947, trụ sở đặt tại Gevena, Thụy Sĩ.

ISO là một tổ chức độc lập phi chính phủ, hiện nay có 167 quốc gia thành viên, Việt Nam là thành viên thứ 77 và gia nhập vào năm 1977. Những tiêu chuẩn ISO khi chuyển sang Tiếng Việt có từ viết tắt là TCVN (Tiêu chuẩn Việt Nam).

ISO là một cơ quan thiết lập ra các tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp được sử dụng toàn thế giới. Đến nay, đã có hơn 22.000 tiêu chuẩn chất lượng, từ sản phẩm sản xuất, công nghệ, dịch vụ đến nông nghiệp, môi trường, thực phẩm,…

Các tiêu chuẩn ISO được đặt ra có nhiệm vụ chủ yếu là thúc đẩy sự phát triển về tiêu chuẩn hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. Nhờ hiệu quả việc áp dụng ISO, người ta đã mở rộng phạm vi áp dụng cho mọi tổ chức, tất cả loại hình, quy mô, sản phẩm, các lĩnh vực về quản lý hành chính, sự nghiệp,…

Vào năm 1946, khởi điểm là cuộc gặp mặt 25 quốc gia thành viên, bàn về một tiêu chuẩn hóa mang tầm quốc tế trong tương lai, đến nay tiêu chuẩn ISO đã được chấp nhận rộng rãi và là yếu tố không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp.

Các thành viên của tổ chức ISO

ISO gồm 167 thành viên, chia thành 3 dạng sau:

  • Hội viên: cơ quan tiêu chuẩn đại diện ở mỗi quốc gia và đây là những thành viên duy nhất có quyền biểu quyết của ISO.
  • Thành viên thường trực: những quốc gia không có tổ chức tiêu chuẩn của riêng họ. Họ không tham gia vào việc ban hành tiêu chuẩn nhưng sẽ được thông báo về công việc của ISO.
  • Thành viên đăng ký: những quốc gia có nền kinh tế nhỏ. Họ có thể theo dõi sự phát triển của các thành viên và cần phải trả lệ phí thành viên.

2. Thế nào là tiêu chuẩn ISO?

Tiêu chuẩn ISO được xây dựng nhằm mục đích tạo ra các sản phẩm và dịch vụ an toàn, đáng tin cậy, có chất lượng tốt. Giúp các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động, phát triển lâu dài, bền vững, tăng năng suất, giảm thiểu sai sót, tránh lãng phí. Nó cho phép so sánh sản phẩm, dịch vụ giữa nhiều thị trường khác nhau, trên cơ sở công bằng nó còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào một thị trường mới, hỗ trợ sự phát triển thương mại toàn cầu.

Những tiêu chuẩn chứng nhận hệ thống cũng có chức năng bảo vệ người dùng- người dùng cuối sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo các sản phẩm được chứng nhận tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu được thiết lập quốc tế.

Tóm lại: ISO được coi là 1 tiêu chuẩn chuẩn mực của thế giới, trong đó các doanh nghiệp phải đáp ứng tốt các tiêu chuẩn đã nêu rõ (nếu muốn đạt được chứng nhận ISO)

Các bộ tiêu chuẩn ISO sẽ có những đặc thù riêng, tùy thuộc vào từng lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Khi triển khai trong doanh nghiệp, tổ chức, tiêu chuẩn ISO sẽ có tất cả các khâu sản xuất và tổ chức nhân sự.

3. Ứng dụng của tiêu chuẩn ISO

ISO được dùng rộng rãi, phổ biến trong một số ngành nghề, lĩnh vực như sau:

3.1. ISO trong thương mại và công nghiệp

Có nhiều tiêu chuẩn chung thiết lập ra và được hầu hết các quốc gia chấp nhận, điều này có vai trò rất lớn và quan trọng đối với các doanh nghiệp và người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó

Khi người dùng lựa chọn bất kỳ dịch vụ hay sản phẩm nào đó, thì việc có một tiêu chuẩn để chứng minh, làm thước đo, tăng độ tin cậy cho doanh nghiệp hay tổ chức là điều cực kỳ cần thiết. Đây cũng là một trong những yếu tố để đánh giá, so sánh nhiều đơn vị, tổ chức với nhau.

ISO trong doanh nghiệp được xem như một chuẩn mực để cố gắng, phấn đấu để đạt được. Chính vì thế, khi có được sự công nhận độ tin cậy mang tầm quốc tế thì sẽ tăng cao niềm tin, thu hút khách hàng tiềm năng ngày một lớn hơn.

3.2. ISO trong nhiếp ảnh

Người dùng điều chỉnh mức độ sáng tối của ảnh chụp dễ dàng, nhờ độ nhạy sáng ISO trong máy ảnh. Tuy nhiên, chất lượng ánh sáng khi chụp vẫn bị ISO ảnh hưởng ở một mức độ nhất, dù cho độ sáng của ảnh còn phụ thuộc vào các yếu tố như khẩu độ và tốc độ cửa trập.

Ví dụ: trong điều kiện thiếu ánh sáng thì ảnh cũng sẽ có thể bắt được ánh sáng tốt mà không cần dùng đến đèn flash với điều kiện độ nhạy chỉnh cao.

4. Một số tiêu chuẩn ISO được sử dụng phổ biến hiện nay

ISO có nhiều tiêu chuẩn chung về quản lý công nghiệp hay thương mại trên toàn cầu. Dưới đây là một số tiêu chuẩn phổ biến.

Tiêu chuẩn ISO 9000

Dựa trên tiêu chuẩn BS 5750 của BSI và được đề xuất bởi ISO 1979, sau đó nó được công bố từ năm 1987

Đây là bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng trong môi trường sản xuất, nó giúp các tổ chức đáp ứng nhu cầu khách hàng và các bên liên quan khác trong khi đáp ứng các yêu cầu luật định và quy định liên quan đến sản phẩm, dịch vụ.

Tiêu chuẩn này gồm có 7 nguyên tắc cơ bản về quản lý chất lượng, mà các doanh nghiệp muốn đạt tiêu chuẩn cần phải đáp ứng.

Xem thêm: ISO 9000 là gì?

Tiêu chuẩn ISO 9001

ISO 9001 có tên đầy đủ là ISO 9001:2015 và theo cập nhật mới nhất, được ban hành 24/09/2015.

Đây là bộ tiêu chuẩn Quản lý chất lượng, được dùng phổ biến nhất trên toàn thế giới, áp dụng cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở hoạt động ở mọi lĩnh vực từ đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ tới hành chính công… nó có vài trò là đánh giá hệ thống quản lý chất lượng một cách chặt chẽ, tốt nhất, xem xét doanh nghiệp có phù hợp với hệ thống quản lý đó không.

Tiêu chuẩn ISO 9001 gồm có 5 phiên bản như sau:

  • ISO 9001:1987: phiên bản đầu tiên về thuần sản xuất và tài liệu.
  • ISO 9001:1994: hướng vào sản xuất, không thay đổi quá nhiều so với bản cũ
  • ISO 9001:2000: Tiêu chuẩn này áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ, đảm bảo hiệu quả trong quản lý quy trình và đáp ứng nhu cầu khách hàng, nhờ sự cải tiến vượt bậc, rõ rệt so với các phiên bản cũ, nó bao quát và linh hoạt hơn.
  • ISO 9001:2008: với tiêu chuẩn này chỉ có một số thay đổi về thuật ngữ so với phiên bản ngay trước đó.
  • ISO 9001:2015: Chủ yếu tập trung chủ yếu vào kiểm soát, quản lý hệ thống trên cơ sở rủi ro, hướng tới phát triển bền vững. Đây là phiên bản mới nhất và nâng cấp so với phiên bản đầu tiên.

Tiêu chuẩn ISO 13485

Tiêu chuẩn này được xây dựng và kiểm soát chất lượng y tế, là một tiêu chuẩn nên có đối với những cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào thiết kế, sản xuất, lắp đặt, bảo dưỡng các thiết bị y tế và các dịch vụ khác liên quan và phiên bản mới nhất là ISO 13485:2016

Tiêu chuẩn ISO 14001

Tiêu chuẩn ISO 14001 thuộc tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường, giúp các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình tới môi trường.

Tiêu chuẩn ISO 14001 là tiêu chuẩn tự nguyện kết hợp với cách tiếp cận ISO 9001 đã được quốc tế công nhận về quản lý an toàn thực phẩm nhằm kiểm soát và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở nhiều cấp độ. Tiêu chuẩn này thể hiện một tổ chức, thương hiệu có thể kiểm soát chất lượng để đảm bảo rằng thực phẩm luôn an toàn, từ đó chiếm được lòng tin của khách hàng hơn.

Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 14001:2015 được cập nhật ngày 15 tháng 09 năm 2015.

Tìm hiểu thêm: Những điểm giống và khác nhau giữa ISO 9001 và ISO 14001

Tiêu chuẩn ISO 20000

ISO 20000 là tiêu chuẩn để đánh giá những hoạt động quản lý dịch vụ nhắn tin viễn thông - SMS. Các bên dịch vụ SMS sẽ nhận được các kế hoạch, triển khai, vận hành, kiểm tra, theo dõi, xem xét, duy trì, cải thiện,… giúp hoạt động kinh doanh tốt hơn.

Tiêu chuẩn ISO 22000

Đây là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và những yêu cầu đối với tổ chức trong chuỗi thực phẩm.

Phiên bản mới nhất là ISO 22000:2018, do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO xây dựng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Việc áp vào một tiêu chuẩn để tổ chức kiểm soát được các nguy cơ về mất an toàn thực phẩm là vô cùng cần thiết trong công nghiệp thực phẩm.

Tiêu chuẩn ISO 26000

Đây là một tiêu chuẩn quốc tế đưa ra những hướng dẫn về trách nhiệm xã hội. Nó được áp dụng cho các tổ chức ở mọi loại hình (công cộng lẫn tư nhân) ở các nước phát triển và đang phát triển, cũng như các nền kinh tế chuyển đổi. Hỗ trợ thực hiện trách nhiệm xã hội theo những yêu cầu của xã hội ngày càng tăng.

ISO 26000 gồm hướng dẫn tự nguyện, không có các yêu cầu, do đó nó không được sử dụng như một tiêu chuẩn chứng nhận giống như tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và ISO 14001:2008.

Tiêu chuẩn ISO/IEC 27000

Tiêu chuẩn ISO 27000 là bộ sản phẩm an toàn đồng nhất do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) phối hợp với IEC (Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế) xây dựng giúp các tổ chức có một công cụ cần thiết để áp dụng các quy phạm an toàn thông tin tốt nhất vào hoạt động kinh doanh hàng ngày. Dù là công ty lớn hay nhỏ thì tiêu chuẩn ISO 27000 đều có thể đưa ra một phạm vi thông tin một cách toàn diện nhất, với mục đích đảm bảo an toàn cho thông tin của bạn.

Tiêu chuẩn OHSAS 18001

OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn quốc tế, nó đề cập các yêu cầu liên quan đến hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn, nó giúp cho tổ chức, doanh nghiệp có thể kiểm soát, dự đoán được các mối nguy có thể xảy ra từ các hoạt động vận hành thông thường và trong những tình huống đặc biệt và để cải tiến các hoạt động đó.

Tiêu chuẩn ISO 45001

Đây là bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Những rủi ro về tai nạn nghề nghiệp của người lao động sẽ được giảm thiểu nhờ quy trình quản lý nghiêm ngặt, chặt chẽ.

Ngày 12 tháng 3 năm 2018, tiêu chuẩn ISO 45001:2018 được ban hành, đây là bộ tiêu chuẩn quốc tế mới thay thế tiêu chuẩn OHSAS 18001.

Chính vì vậy,ngày 12/3/2021, các tổ chức hiện chứng nhận theo OHSAS 18001 được chuyển sang ISO 45001.

Xem thêm: So sánh OHSAS 18001 và ISO 45001

Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025

ISO/IEC 17025 là tiêu chuẩn được dùng để đảm bảo năng lực cho phòng thí nghiệm. Tiêu chí đánh giá gồm năng lực kỹ thuật, hệ thống chất lượng, giá trị của những kết quả thí nghiệm trong một phòng thí nghiệm.

Tiêu chuẩn HACCP

HACCP là những nguyên tắc được dùng trong việc tạo dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này được áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm tại nhiều nước trên thế giới.

5. Chứng nhận ISO là gì?

Hoạt động của doanh nghiệp được một tổ chức chứng nhận, đánh giá chất lượng hệ thống và cấp cho doanh nghiệp giấy chứng nhận ISO hay còn gọi là chứng chỉ ISO.

Giấy chứng chỉ ISO (còn gọi là giấy chứng nhận ISO) là minh chứng cho tổ chức đấy đã đáp ứng các yêu cầu về hệ thống quản lý ISO, giúp doanh nghiệp khẳng định thương hiệu sản phẩm của mình trên thị trường.

Giấy chứng nhận ISO có thời hạn là 3 năm và cứ 1 năm/1 lần phải thực hiện đánh giá giám sát.

Xem thêm: Học chứng chỉ ISO ở đâu?

6. Tổ chức chứng nhận ISO

Đây là tổ chức phải được công nhận và chỉ định bởi Bộ Khoa Học Công Nghệ Việt Nam. Vì thế, khi chọn tổ chức chứng nhận, doanh nghiệp nên tìm hiểu pháp lý, giấy phép hoạt động,… để tránh việc đăng ký chứng nhận ở những nơi chưa có giấy phép dịch vụ thì giấy chứng nhận ISO không có giá trị.

Xem thêm: Tổng hợp những tổ chức chứng nhận ISO uy tín

Trên đây là những thông tin về tiêu chuẩn ISOVCR đã tổng hợp, hi vọng qua bài viết sẽ giúp bạn đọc có được nhiều thông tin hữu ích.

Phuong.