Phòng kiểm soát chất lượng được thành lập từ nhiều nhân tố với mục đích kiểm soát chất lượng sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng. Từ đó xây dựng uy tín thương hiệu và gây dựng lòng tin đối với khách hàng để tăng cường doanh thu. Trong bài viết dưới đây, Thiết bị phòng sạch VCR sẽ làm rõ cơ cấu, nhiệm vụ và chức năng phòng kiểm soát chất lượng để đem đến cho bạn đọc cái nhìn tổng quan nhất.

Kiểm soát chất lượng

Mục đích của việc thành lập phòng kiểm soát chất lượng chính là kiểm soát chất lượng đầu ra của sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn đặt ra.

Kiểm soát chất lượng (Quality Control) là gì?

Kiểm soát chất lượng (Quality Control) được thực hiện xuyên suốt quá trình sản xuất, liên quan đến các đơn vị thử nghiệm với mục đích xác định chất lượng sản phẩm có đạt các chỉ tiêu đạt ra hay không. Từ đó có sự điều chỉnh và cải tiến để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm.

Cơ chế hoạt động phòng kiểm soát chất lượng
Cơ chế hoạt động phòng kiểm soát chất lượng là thực hiện quy trình kiểm soát chất lượng hiệu quả và tối ưu cho doanh nghiệp.

Kiểm soát chất lượng được thực hiện xuyên suốt trong quá trình sản xuất, từ công đoạn kiểm tra nguyên liệu thô cho đến lấy mẫu trên dây chuyền và kiểm tra thành phẩm cuối cùng. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng phát hiện thời điểm phát sinh sự cố sản xuất và đưa ra phương án khắc phục kịp thời và ngăn chặn phát sinh trong tương lai.

Kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng

Kiểm soát chất lượng (Quality Control) và đảm bảo chất lượng (Quality Assurance) là xác định và kiểm soát chất lượng của sản phẩm nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn đặt ra.

Trong đó, QA (Quality Assurance) được biết đến là quy trình có hệ thống, xác định một sản phẩm hoặc dịch vụ có đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng hay không. Hệ thống này thiết lập và duy trì hàng loạt những yêu cầu để tiêu chuẩn hóa quá trình sản xuất với mục đích trao đến tay người tiêu dùng những sản phẩm đáng tin cậy.

Bên cạnh đó, QC (Quality Control) là một nhánh con trong quy trình QA, duy trì và cải thiện chất lượng sản phẩm. Từ đó hạn chế tối đa tình trạng thiếu hụt hay hỏng hóc khi đến tay Khách hàng.

Bản chất của QA và QC là thiết lập mối quan hệ tin cậy, bền vững theo thời gian giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây cũng chính là chìa khóa chủ chốt đưa doanh nghiệp đến với thành công, cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ tiềm năng trên thị trường.

Phòng kiểm soát chất lượng

Trong doanh nghiệp, phòng kiểm soát chất lượng đóng vai trò chủ chốt trong việc quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ trước khi đến tay người tiêu dùng. Cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu chi tiết về cơ cấu của phòng kiểm soát chất lượng dưới đây.

Phòng đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng
Phòng đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng được biết đến là một bộ phận không thể thiếu trong các doanh nghiệp sản xuất.

Cơ cấu

Thông thường cơ cấu phòng quản lý chất lượng sẽ bao gồm 2 cấp bậc chính là cấp quản lý và nhân viên. Trong đó, cấp quản lý là Trưởng phòng và Phó phòng. Cấp nhân viên bao gồm chuyên viên và nhân viên.

Trưởng phòng

Trong phòng kiểm soát chất lượng, trường phòng là người có quyền điều hành cao nhất và sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp trước toàn bộ Ban giám đốc và quản trị doanh nghiệp về kết quả chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, tất cả những công việc bao gồm hoạch định, quản lý và điều hành để đem lại hiệu quả tốt nhất theo mục tiêu và nhiệm vụ đã giao đều được thực hiện theo phân phối của trưởng phòng.

Trưởng phòng sẽ có trách nhiệm lên kế hoạch quản lý hiệu quả các nguồn lực được phân công từ doanh nghiệp, thực hiện tốt các chức năng và nhiệm của phòng kiểm soát chất lượng. Xây dựng hệ thống các loại văn bản, biểu mẫu và mô tả chi tiết công việc. Thực hiện tiến hành bố trí đầu việc phù hợp với từng nhân viên đảm bảo tiêu chuẩn, năng lực chuyên môn của từng người cũng như tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Không chỉ vậy, trưởng phòng kiểm soát chất lượng cũng đóng vai trò quan trọng trong công cuộc tham mưu cho Ban giám đốc quá trình quy hoạch và tổ chức bộ máy nhân viên. Đề xuất bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó phòng quản lý chất lượng và các nhân viên trực thuộc.

Ký duyệt văn bản, tài liệu cũng nằm trong thẩm quyền của Trưởng phòng kiểm soát chất lượng theo đúng quy định của doanh nghiệp. Tuân thủ các quy chế về thông tin, thống kê và báo cáo của doanh nghiệp. Thực hiện chế độ làm việc và tuân theo quy chế, quy định của doanh nghiệp và pháp luật.

Ủy quyền bằng văn bản cho Phó phòng trong trường hợp đi vắng. Khi đó Phó phòng sẽ thay mặt Trưởng phòng thực hiện điều hành các hoạt động, tuy nhiên Trưởng phòng sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ban giám đốc công ty về sự ủy quyền này.

Phó phòng

Phó phòng quản lý chất lượng là người hỗ trợ công việc trực tiếp cho Trưởng phòng. Các đầu mục công việc của Phó phòng sẽ được Trưởng phòng phân công trực tiếp để thực hiện và chịu trách nhiệm theo dõi, báo cáo.

Phó phòng kiểm soát chất lượng.
Phó phòng có trách nhiệm hoàn thành các đầu mục công việc theo tiến độ được phân công trực tiếp từ Trưởng phòng kiểm soát chất lượng.

Trong quy trình làm việc, Phó phòng sẽ có trách nhiệm thực hiện và các kiểm soát các công việc được phân công. Chủ động giải quyết các đầu mục công việc hàng ngày trong phạm vi được giao và đảm bảo hoàn thành theo đúng yêu cầu về chất lượng, khối lượng cũng như tiến độ.

Tiến hành chỉ đạo soạn thảo tài liệu, văn bản quản lý và có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, xử lý các vấn đề phát sinh trong công việc thường ngày của phòng kiểm soát chất lượng.

Theo sự ủy quyền của Trưởng phòng, thực hiện giải quyết, xử lý những công việc đã được phân công và nằm trong thẩm quyền.

Làm việc trực tiếp với những người quản lý của các bộ phận khác để hướng dẫn, đôn đốc và nắm bắt trực tiếp tình hình quản lý chất lượng của từng bộ phận trong doanh nghiệp.

Có trách nhiệm thực hiện đúng chế độ làm việc, quy chế, quy định do công ty và pháp luật đặt ra trong lĩnh vực quản lý chất lượng.

Nhân viên

Cấp nhân viên thường bao gồm chuyên viên và nhân viên, là những người được Trưởng phòng bố trí công việc dựa theo tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ. Mỗi người ở vị trí này sẽ phải chịu trách nhiệm báo cáo về tình trạng, diễn biến và kết quả các nhiệm vụ được giao.

Nhân viên phòng kiểm soát an toàn & chất lượng
Nhân viên phòng kiểm soát an toàn & chất lượng phải có sự phối hợp với các nhân viên bộ phận khác để nắm bắt tình hình quản lý chất lượng hiệu quả.

Nhân viên phải thực hiện theo nhiệm vụ đã được phân công và đảm bảo hoàn thành tốt nhất theo mục tiêu đã đặt ra. Thực hiện soạn thảo các văn bản liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của phòng quản lý chất lượng cũng như các loại văn bản khác theo chỉ đạo của Trưởng phòng.

Phối hợp với các nhân viên trực thuộc bộ phận khác để hỗ trợ hướng dẫn, kiểm tra và nắm bắt chính xác tình hình quản lý chất lượng của từng bộ phận theo sự phân công của Trưởng phòng.

Tham gia vào các hội nghị chuyên đề để học hỏi, nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ. Tuân thủ theo đúng chế độ làm việc và các quy chế, quy định của doanh nghiệp, pháp luật.

Chức năng

Chức năng của phòng kiểm soát chất lượng là tham mưu và tư vấn cho Ban giám đốc về quy trình thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm tối ưu và hiệu quả nhất. Từ đó giúp công ty đáp ứng được các tiêu chuẩn tiên tiến về quản lý chất lượng như ISO 9000, ISO 14000,... và đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm chất lượng tốt nhất.

Không chỉ vậy, phòng quản lý chất lượng còn phải quản lý công tác tiêu chuẩn hóa các quy định và quy trình quản lý chất lượng. Thực hiện tổ chức thử nghiệm, kiểm định chất lượng cũng như thúc đẩy tư duy cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty trước khi ra mắt người tiêu dùng.

Phòng kiểm soát chất lượng
Phòng kiểm soát chất lượng thực hiện chức năng tham mưu cho Ban giám đốc để thiết lập quy trình quản lý chất lượng theo đúng quy định pháp luật.

Nhiệm vụ

Phòng quản lý chất lượng được thiết lập để thực hiện 2 nhiệm vụ quan trọng, đó là:

Quản lý chất lượng sản phẩm

Nhiệm vụ quan trọng mà phòng kiểm soát chất lượng sản phẩm cần ưu tiên thực hiện hàng đầu chính là đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra theo đúng yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng mà doanh nghiệp đã đặt ra trước đó.

Để thực hiện được việc này, phòng quản lý chất lượng cần phải lập kế hoạch cụ thể, trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, theo dõi, kiểm tra và đánh giá chi tiết. Chịu trách nhiệm hướng dẫn bộ phận sản xuất để nâng cao chuyên môn với mục đích tự kiểm tra chất lượng và xử lý các sản phẩm không đạt chuẩn tại mỗi công đoạn sản xuất.

Xây dựng và kiểm soát hệ thống tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm. Kiểm soát các công cụ, thiết bị đo lường phục vụ cho quy trình kiểm tra và nghiệm thu chất lượng sản phẩm.

Liên tục theo dõi và kiểm tra để kịp thời phát hiện những sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng đề ra. Đưa ra chỉ dẫn cụ thể cho các bộ phận sản xuất để xử lý kịp thời các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn.

Quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng là một trong những nhiệm vụ phòng kiểm soát chất lượng cần phải thực hiện.

Thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công từ Ban giám đốc công ty

Phòng kiểm soát chất lượng cần thực hiện các nhiệm vụ được phân công trực tiếp từ Ban giám đốc công ty. Ví dụ như giám sát việc cung cấp thông tin kỹ thuật và chất lượng sản phẩm ra bên ngoài, đảm bảo tuân thủ nguyên tắc bảo mật của công ty.

Tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng quy chế, quy định phù hợp với tác phong công việc của phòng quản lý chất lượng.

Thực hiện xây dựng những chương trình đào tạo phù hợp nhu cầu doanh nghiệp và tham gia hướng dẫn đội ngũ nhân sự nâng cao chuyên môn. Tham gia đánh giá quy trình quản lý chất lượng nội bộ và đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của công ty để có cải thiện phù hợp nhất.

Thiết bị phòng sạch VCR đã gửi đến bạn đọc các thông tin hữu ích liên quan đến cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của phòng kiểm soát chất lượng.

Từ khóa: