Vậy nó được thực hiện theo quy trình như thế nào và những biện pháp để vô khuẩn trong môi trường này ra sao. Cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn

1.1. Kiểm soát nhiễm khuẩn là gì ?

Kiểm soát nhiễm khuẩn là việc xây dựng, triển khai, quản lý các quy định chuyên môn và sự phối hợp liên khoa giữa khoa kiểm soát nhiễm khuẩn và các khoa, phòng khác với mục tiêu hướng đến là giảm thiểu tối đa những nguy cơ, sự lây lan của vi trùng có hại cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng trong quá trình cung cấp các dịch vụ khám, chữa bệnh.

Hiểu một cách đơn giản hơn, kiểm soát nhiễm khuẩn là “một đội ngũ” có nhiệm vụ “bảo vệ” cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và chính những người làm trong ngành y tế.

1.2. Quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn là gì ?

Quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn là thực hiện những công việc đảm bảo an toàn cho người bệnh và cả những người làm trong ngành y tế với những quy định rõ ràng, yêu cầu nghiêm ngặt.

2. Các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện

  1. Quy trình 1: Thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện
  2. Quy trình 2: Kiểm soát, tổ chức và quản lý dịch vụ
  3. Quy trình 3: Những biện pháp ngăn ngừa và cách ly tránh nhiễm khuẩn
  4. Quy trình 4: Quy trình vệ sinh tay với dung dịch sát khuẩn
  5. Quy trình 5: Quy trình sử dụng các dụng cụ phòng hộ
  6. Quy trình 6: Quy trình làm sạch, khử khuẩn và tiệt khuẩn dụng cụ
  7. Quy trình 7: Biện pháp thực hành viêm phổi tại khu vực bệnh viện
  8. Quy trình 8: Biện pháp thực hành ngăn ngừa nhiễm trùng vết mổ
  9. Quy trình 9: Biện pháp thực hành ngăn ngừa nhiễm trùng huyết bệnh viện
  10. Quy trình 10: Biện pháp thực hành phòng tránh nhiễm khuẩn tiểu
  11. Quy trình 11: Biện pháp thực hành ngăn ngừa nhiễm trùng mô mềm
  12. Quy trình 12: Quy định kiến trúc và tổ chức cũng như tiêu chuẩn tại các khoa lâm sàng
  13. Quy trình 13: Sử dụng thuốc kháng sinh có nguyên tắc để phù hợp trong quá trình mổ
  14. Quy trình 14: Quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn ngăn ngừa lây nhiễm các bệnh như: HIV, viêm gan B, viêm gan C,…
  15. Quy trình 15: Quy trình quản lý đồ vải sử dụng trong khu vực khám, chữa bệnh
  16. Quy trình 16: Quy trình vệ sinh tất cả khu vực bệnh viện
  17. Quy trình 17: Quy trình kiểm soát, quản lý xử lý chất thải

3. Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện

3.1. Xây dựng và phổ biến các quy định

Xây dựng, phê duyệt và phổ biến về kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định tại Thông tư 16/2018/TT-BYT và những kế hoạch về giám sát việc nhiễm khuẩn với mục tiêu chất lượng, phù hợp với nguồn lực và điều kiện thực tế của các cơ sở khám, chữa bệnh.

3.2. Giám sát nhiễm khuẩn trong bệnh viện

Tổ chức giám sát, quản lý chặt chẽ dữ liệu các trường hợp nghi ngờ mắc các bệnh truyền nhiễm, vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh,… để phát hiện kịp thời và báo cáo cho khoa hoặc bộ phận quản lý. Từ kết quả đó đưa ra những giải pháp can thiệp kịp thời để tránh nguy cơ dịch lây lan rộng và giảm nhiễm khuẩn cho khu vực bệnh viện.

giám sát nhiễm khuẩn trong bệnh viện

3.3. Quản lý việc thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn

Nhắc nhở, hướng dẫn, kiểm tra, quản lý người bệnh, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế thực hiện đúng các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn, đặc biệt ở khu vực thực hiện phẫu thuật.

3.4. Rửa tay với dung dịch sát khuẩn

Những người có trách nhiệm liên quan phải tuân thủ, quản lý, giám sát và thực hiện việc sát khuẩn tay bằng dung dịch như nhân viên y tế, người bệnh, người nhà bệnh nhân.

sát khuẩn tay

3.5. Phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân

Hướng dẫn, nhắc nhở, tổ chức thực hiện những quy định về phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân khi chăm sóc người bệnh hoặc khám, chữa bệnh của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế, học viên.

Sử dụng các biện pháp cách ly phù hợp cho những người thuộc diện nghi ngờ và những người mắc bệnh lây truyền.

Rà soát chặt chẽ việc thực hiện phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà bệnh nhân.

3.6. Xử lý, quản lý các thiết bị, dụng cụ y tế

Để đảm bảo các thiết bị, dụng cụ y tế đạt hiệu quả, an toàn và chất lượng, khoa hoặc bộ phận kiểm soát phải thực hiện kiểm tra, quản lý và xử lý.

khử khuẩn dụng cụ y tế
Khử khuẩn dụng cụ y tế

Các thiết bị, dụng cụ y tế sau khi đã được xử lý phải đảm bảo vô khuẩn trước khi đưa vào sử dụng.

Việc thực hiện các quy định về xử lý và quản lý các thiết bị, dụng cụ y tế tại phòng, khoa phải được giám sát và kiểm tra chặt chẽ.

3.7. Xử lý đồ vải y tế

Đồ vải cho người bệnh hoặc nhân viên y tế phải được cấp hằng ngày hoặc những trường hợp cần thiết.

Tất cả đồ vải của người bệnh phải tập trung giặt, phơi hoặc sấy ở một khu vực riêng và những đồ vải có máu, đồ dính dung dịch sinh học,… phải để riêng để xử lý để đảm bảo an toàn.

Đồ vải sau khi đã được xử lý phải được bảo quản ở những nơi đảm bảo vệ sinh như tủ, kệ sạch sẽ và vận chuyển bằng những phương tiện chuyên dùng đến nơi cần sử dụng.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát các quy trình xử lý đồ vải

Nhân viên quản lý, xử lý đồ vải phải có kiến thức chuyên môn về xử lý đồ vải y tế.

3.8. Kiểm tra, giám sát, xử lý chất thải y tế

Các chất thải y tế phải đảm bảo được phân loại, vận chuyển, xử lý đảm bảo an toàn theo đúng quy định của pháp luật.

xử lý rác thải y tế đúng quy định
Xử lý rác thải y tế an toàn đúng quy định

3.9. Đảm bảo chất lượng môi trường bệnh viện

Kiểm tra vệ sinh môi trường theo đúng quy định của Bộ Y tế và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, về môi trường không khí, môi trường nước, môi trường bề mặt bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

Tổ chức thực hiện diệt côn trùng theo định kỳ và phân bố đủ nhà vệ sinh cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và đội ngũ nhân viên y tế.

Những người tham gia công việc vệ sinh môi trường tại cơ sở khám, chữa bệnh phải có các kiến thức về vệ sinh môi trường.

3.10. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Kiểm tra chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm và báo cáo những trường hợp bị nhiễm khuẩn sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

vệ sinh an toàn thực phẩm
Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Phối hợp với các cơ quan quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm để tổ chức các hoạt động nhằm mục đích tuyên truyền, phổ biến cho các cơ sở sản xuất, cung cấp thực phẩm cho người bệnh, người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế.

3.11. Ngăn ngừa và xử lý phơi nhiễm

Xây dựng hệ thống quản lý, giám sát, xử lý và báo cáo tai nạn, rủi ro nghề nghiệp liên quan đến vi sinh vật đối với nhân viên y tế.

Triển khai việc tiêm vắc xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm như cúm, viêm gan B và các bệnh truyền nhiễm khác cho nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm.

Thuốc, vắc xin, các sản phẩm y tế dự phòng dùng để điều trị cho nhân viên y tế khi bị phơi nhiễm phải luôn có sẵn.

3.12. Phòng chống dịch bệnh

Chuẩn bị sẵn những kế hoạch và kết hợp với các cơ sở y tế khác để ứng phó kịp thời với những trường hợp khẩn cấp trong phòng chống dịch bệnh.

Trang thiết bị, vật chất, thuốc men, hóa chất, nhân lực, vật tư phải luôn trong trạng thái có sẵn.

Tập huấn các kiến thức về phòng chống dịch bệnh cho đội ngũ nhân viên y tế.

Xây dựng hệ thống thông tin báo cáo và khai báo dịch bệnh theo quy định.

tập huấn phòng chống dịch bệnh
Tập huấn phòng chống dịch bệnh cho cán bộ, nhân viên y tế

3.13. Kiểm soát chặt chẽ hóa chất, vật tư

Thiết lập các chỉ tiêu kiểm tra, quản lý việc sử dụng hóa chất, vật tư dùng trong kiểm soát nhiễm khuẩn để bảo đảm tính tiết kiệm, an toàn và hiệu quả.

Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện trên là những công việc bạn cần phải thực hiện để đảm bảo cơ sở của bạn đạt được trạng thái an toàn cho việc khám, chữa bệnh.

4. Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện

4.1. Lập kế hoạch

Căn cứ vào mục tiêu chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn của bệnh viện. Bản kế hoạch giám sát cần bao gồm một số nội dung chính dưới đây:

  • Mục đích giám sát.
  • Nội dung giám sát.
  • Đối tượng giám sát.
  • Thời gian và tần suất giám sát.
  • Phiếu giám sát, tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn và cách thức thu thập dữ liệu.
  • Quản lý và phân tích dữ liệu giám sát.
  • Thông báo kết quả giám sát: Cần nêu rõ đối tượng và tần suất thông báo.

Kế hoạch giám sát cần nêu rõ người thực hiện, ngoài nhân viên chuyên trách cần có sự tham gia của thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn từ các khoa lâm sàng và bác sĩ vi sinh, trách nhiệm của các đơn vị liên quan, nội dung kế hoạch tập huấn cho các thành viên nhóm giám sát và kinh phí thực hiện. Kế hoạch giám sát cần được thông qua Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn và Giám đốc bệnh viện phê duyệt.

4.2. Tập huấn nhóm giám sát

Ngoài phổ biến kế hoạch cần tập trung tập huấn về tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn, cách thức thu thập dữ liệu, điền thông tin và quản lý phiếu giám sát, xử lý dữ liệu, thông báo kết quả.

Trong các cơ sở khám, chữa bệnh hiện nay sự an toàn của bệnh nhân cũng như của cộng đồng và chất lượng chăm sóc y tế luôn được chú trọng hàng đầu. Thiết bị phòng sạch VCR hi vọng bài viết trên phần nào giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn cũng như những biện pháp kiểm soát vô trùng.

Xem thêm:

Phương.