Nhằm giúp bạn có câu trả lời, trong bài viết dưới đây, Thiết bị phòng sạch VCR sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến quy trình sản xuất này.

1. Hộp giấy đựng thức ăn làm từ chất liệu gì?

Để giúp bảo quản thức ăn tốt nhất, giữ được độ nóng và hương vị thơm ngon, người ta sử dụng giấy kraft, giấy cupstock hoặc giấy carton làm hộp giấy đựng thức ăn.

Giấy kraft

Đây là loại giấy có màu nâu vàng, được làm từ bột gỗ của thân cây gỗ mềm. Ưu điểm của chất liệu giấy kraft là có độ bền cơ học cao, khó xé, khó bị biến dạng. Đặc biệt, loại giấy này có khả năng bắt mực tốt nên được ứng dụng phổ biến trong ngành sản xuất bao bì chất lượng cao.

Ngoài ra, giấy kraft còn có các ưu điểm:

  • Khả năng thấm hút, thấm dầu và chịu lực tốt.
  • Màu sắc của giấy thể hiện sự sang trọng, mang tính cổ điển.
  • Khi ở nhiệt độ cao, giấy kraft không giải phóng các chất độc hại, đảm bảo an toàn cho người dùng.
  • Dễ phân hủy trong môi trường tự nhiên và dễ tái chế.
Hộp giấy đựng thức ăn
Hộp giấy đựng thức ăn

Giấy cupstock

Giấy cupstock là nguyên liệu mới trong ngành sản xuất bao bì, được làm từ 100% bột giấy SBS (Solid Bleached Sulphate). Tùy vào mục đích sử dụng, trước khi dùng cho công đoạn sản xuất hộp giấy, loại giấy này được tráng phủ từ 1 đến 2 lớp PE. Cụ thể:

Giấy được tráng PE 1 mặt nếu hộp giấy chuyên đựng đồ nóng. Mặt này được dùng để làm lòng hộp.

Giấy được tráng PE 2 mặt nếu hộp giấy chuyên đựng thực phẩm cần bảo quản lạnh.

Giấy cupstock có các ưu điểm:

  • Khả năng chống thấm nước tốt.
  • Giá thành hợp lý.
  • Chất liệu sản xuất hộp giấy đạt tiêu chuẩn an toàn sức khỏe đối với nguyên liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
  • Giấy cupstock bắt màu tốt, giúp doanh nghiệp thoải mái sáng tạo để có bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng.

2. 8 bước cơ bản trong quy trình sản xuất hộp giấy đựng thực phẩm

Bước 1: Trao đổi và thống nhất ý tưởng với khách hàng

Công ty sản xuất sẽ trao đổi với khách hàng nhằm mục đích:

  • Hiểu rõ nhu cầu, mong muốn của khách hàng về sản phẩm.
  • Mục đích của khách hàng khi sử dụng loại hộp giấy này là gì? Đựng thực phẩm, làm quà tặng,...
  • Nắm được số lượng sản phẩm cần sản xuất và thời gian giao hàng.

Khi đã nắm được nhu cầu và mong muốn của khách hàng, công ty sản xuất sẽ có cơ sở để tư vấn màu sắc, kích thước, mẫu mã của sản phẩm để khách hàng lựa chọn.

Nếu khách hàng đã có mẫu sẵn, việc trao đổi và thống nhất ý tưởng là điều cần thiết để tạo ra sản phẩm hộp giấy đạt chất lượng.

Bước 2: Thiết kế hộp giấy và lựa chọn chất liệu

Trong quy trình sản xuất hộp giấy đựng thực phẩm, đây là công đoạn quan trọng nhất bởi chúng ảnh hưởng đến mức giá và thời gian in ấn.

Tùy thuộc vào mục đích của chiếc hộp, đơn vị sản xuất lựa chọn nguyên liệu phù hợp. Đối với hộp giấy đựng thực phẩm, thường sử dụng nguyên liệu chính là giấy cupstock hoặc giấy kraft.

Bước 3: Đưa cuộn giấy vào máy tráng để tráng lớp PE

Sau khi chọn được nguyên liệu, tiến hành đưa cuộn giấy vào máy tráng PE để giúp tối ưu khả năng chịu nhiệt và chống thấm của giấy. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, các cuộn giấy được tráng từ 1 - 2 lớp nhựa PE. Cụ thể:

Với những cuộn giấy dùng để sản xuất hộp giấy đựng thực phẩm nóng được tráng phủ PE 1 mặt, mặt giấy làm lòng hộp.

Với cuộn giấy dùng để sản xuất hộp giấy đựng thực phẩm cần bảo quản lý được tráng phủ PE 2 mặt, nhằm mục đích không bị đọng hơi nước ở mặt ngoài hộp khi ở nhiệt độ thấp.

Đưa cuộn giấy vào máy tráng PE
Đưa cuộn giấy vào máy tráng PE

Bước 4: In hình lên giấy

Để tăng nhận diện thương hiệu, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành in ấn logo, thông điệp truyền tải, hình ảnh thực phẩm,... lên hộp giấy.

Có 2 phương pháp in ấn phổ biến:

  • In flexo: Đây là phương pháp in trực tiếp dựa trên bản in nổi. Chi phí in flexo hợp lý hơn so với in offset. Chất lượng in rất tốt, sắc nét, độ bám mực tốt, mực khô nhanh và không bị lem màu. In flexo có thể ứng dụng để in trên nhiều loại vật liệu khác nhau.
  • In offset: Phương pháp này sử dụng lực ép của tấm cao su trong in ấn để in lên giấy. In offset được sử dụng phổ biến trong ngành in ấn bởi thời gian hoàn thành nhanh chóng và chất lượng sản phẩm sau khi in rất cao. Đặc biệt, khi in với số lượng lớn sẽ giúp tiết kiệm chi phí, phù hợp với hoạt động in ấn thương mại.

Bước 5: Đưa cuộn giấy vào máy cắt

Các cuộn giấy được tráng phủ PE sẽ đưa vào máy cắt trước khi đến bước tạo khuôn hộp giấy. Lúc này, nhân viên kỹ thuật điều chỉnh các thông số trên máy để cắt giấy theo kích thước tiêu chuẩn. Mục đích của công đoạn này nhằm tạo ra miếng giấy có kích cỡ đúng theo tiêu chuẩn sản xuất hộp giấy.

Bước 6: Định dạng hộp giấy

Dựa trên form hộp giấy và kích thước tiêu chuẩn, đơn vị sản xuất tiến hành tạo khuôn hộp giấy.

Bước 7: Đóng gói

Các hộp giấy đựng thực phẩm được đóng gói theo tiêu chuẩn từ 25 - 50 hộp/ túi hoặc theo yêu cầu của khách hàng.

Bước 8: Kiểm tra chất lượng sản phẩm và giao hàng

Sau quá trình sản xuất, đơn vị sản xuất tiến hành loại bỏ các sản phẩm không đạt chất lượng như trầy xước bề mặt in ấn, dập sóng, nhãn giấy, bung keo, rách giấy,... để đảm bảo sản phẩm hộp giấy đạt chất lượng cao nhất trước khi giao đến khách hàng.

Tìm hiểu thêm:

3. Top 5 mẫu giấy đựng thực phẩm được ưa chuộng nhất

  • Giấy cứng xếp kiểu đơn giản: Mặc dù là kiểu đơn giản, nhưng quy trình sản xuất loại hộp giấy này mất nhiều thời gian. Ưu điểm của loại hộp giấy này là có phần khóa gài trên hộp, hình dáng đẹp và bắt mắt. Bạn có thể in bộ nhận diện thương hiệu ở phần hông hộp. Tùy vào từng loại thực phẩm, có thể điều chỉnh kích thước hộp phù hợp.
Giấy cứng xếp kiểu đơn giản
Giấy cứng xếp kiểu đơn giản
  • Hộp chữ nhật có bìa cứng: Với những loại thực phẩm có thời hạn sử dụng lâu dài nên sử dụng loại hộp này. Ưu điểm của hộp chữ nhật có bìa cứng là làm thành hộp quà tặng đựng các món ăn như: Các món khô ăn liền, bánh trung thu,...
  • Hộp giấy đựng thức ăn nước: Với những món ăn có nhiều nước, nếu hộp giấy không được thiết kế khéo léo sẽ dễ bị thấm nước, làm thức ăn bị hỏng. Với mẫu hộp giấy này được thiết kế kỹ càng, sử dụng các nguyên liệu chống thấm nước, thường ở dạng hình tròn và có nắp đậy. Bạn có thể lựa chọn kiểu dáng, màu sắc sao cho phù hợp với món ăn.
  • Hộp giấy không nắp: Loại hộp giấy này phù hợp với các món ăn nhanh, mang đi hoặc ăn tại chỗ. Một số món ăn phù hợp sử dụng loại giấy này là chả cá chiên, hồ lô chiên, xúc xích, khoai tây chiên,... Mặc dù thiết kế đơn giản, nhưng nhìn tổng thể rất bắt mắt, gọn gàng.
  • Hộp giấy có xách tay: Loại hộp giấy này được nhiều khách hàng ưa chuộng bởi tính tiện lợi. Hộp giấy xách tay được thiết kế dễ thương, có thể đựng được nhiều loại đồ ăn khác nhau.

Các bước trong quy trình sản xuất hộp giấy đựng thực phẩm đã được VCR liệt kê chi tiết. Qua thông tin vừa rồi, mong rằng bạn đọc sẽ nắm được các công đoạn cơ bản trong quy trình sản xuất hộp giấy và áp dụng vào thực tế thành công.

Từ khóa: