Mặc dù mỗi loại sữa có ưu điểm riêng, nhưng quy trình sản xuất sữa bột khá giống nhau. Cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu về quy trình này qua bài viết dưới đây.

1. Nguyên liệu chế biến sữa bột

Trước khi tìm hiểu quy trình sản xuất sữa bột, bạn cần biết được sữa bột sử dụng những nguyên liệu nào.

Để chế biến các sản phẩm sữa bột chất lượng, đòi hỏi nguyên liệu phải chọn lọc kỹ lưỡng và đạt chất lượng. Nguyên liệu chính để sản xuất sữa bột là sữa gầy hoặc sữa nguyên kem. Các chỉ số về chất lượng, vi sinh và hóa lý luôn được nhà sản xuất chú trọng và ưu tiên hàng đầu,

Ngoài hai nguyên liệu chính này, còn có thêm một số nguyên liệu phụ gia phổ biến như: Muối, chất chống oxy hóa, chất tạo nhũ, chất ổn định,... Những thành phần này giúp cho thành phẩm đạt chất lượng tốt nhất và có thể sử dụng trong thời gian dài mà vẫn đảm bảo tiêu chí về độ dinh dưỡng, hương vị.

Sữa bột hiện nay gồm có 3 loại chính, bao gồm: Sữa bột tan nhanh, sữa bột nguyên kem, sữa bột gầy.

Sữa bột hiện nay gồm có 03 loại chính
Sữa bột hiện nay gồm có 3 loại chính

2. Tìm hiểu quy trình sản xuất sữa bột

Quy trình sản xuất sữa bột gồm nhiều công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn đòi hỏi nhà sản xuất đáp ứng những yêu cầu riêng. Dưới đây là các công đoạn trong quy trình:

Bước 1: Chuẩn hóa

Chuẩn hóa sữa là công đoạn điều chỉnh hàm lượng chất béo có trong sữa. Công đoạn này được thực hiện tự động dựa trên hệ thống máy móc phân phối trộn, công nghệ ly tâm và thiết bị dụng cụ đo đạc khác. Căn cứ theo nghiên cứu của các chuyên gia, hàm lượng chất béo có trong sữa đạt khoảng 26 - 33%, còn hàm lượng chất béo trong sữa gầy nguyên liệu chỉ đạt khoảng 1%.

Thiết bị máy móc phục vụ quá trình chuẩn hóa sữa
Thiết bị máy móc phục vụ quá trình chuẩn hóa sữa

Bước 2: Thanh trùng

Mục đích của việc thanh trùng nhằm điều chỉnh chỉ số VSV có chứa trong sữa nguyên liệu xuống mức thấp nhất, giúp thay đổi tính chất protein và vô hiệu hóa vai trò của enzym lipase. Quá trình này diễn ra trong khoảng vài giây ở nhiệt độ từ 80 đến 85 độ C. Công đoạn thanh trùng sữa được thực hiện trên thiết bị trao đổi nhiệt dạng bảng mỏng.

Quá trình thanh trùng bao gồm: Làm tăng nhiệt độ sữa nguyên liệu, giữ sữa nguyên liệu trong khoảng thời gian cho phép và làm nguội sữa về nhiệt độ thích hợp sau khi thanh trùng.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thanh trùng, bao gồm: Các thành phần của sữa, hệ VSV, tính chất vật lý của nguyên liệu.

Bước 3: Tiến hành cô đặc sữa

Sau khi hoàn tất quá trình thanh trùng, sẽ chuyển sang bước cô đặc sữa. Mục đích của công đoạn này giúp làm giảm tối đa lượng nước thừa ra khỏi sữa. Thông thường, nhà sản xuất sẽ áp dụng phương pháp cô đặc chân không, đây là phương pháp an toàn và mang lại hiệu quả khá nhanh, giúp sữa giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng, không bị vi khuẩn gây hại xâm nhập.

Bước 4: Đồng hóa

Sau khi cô đặc, hàm lượng chất béo có trong sữa khá cao. Do đó, để giảm các hạt béo có trong sữa, cần phải có thêm khâu đồng hóa. Công đoạn đồng hóa cần phải sử dụng chất nhũ hóa. Loại chất nhũ hóa này cần đảm bảo an toàn, không chứa chất độc hại, không mùi, không màu và không làm biến đổi hương vị của sữa.

Bước 5: Sấy sữa

Sấy sữa là công đoạn vô cùng quan trọng giúp sữa đạt chất lượng tốt nhất. Điều này giúp sữa không bị hỏng và móc trong thời gian ngắn. Sản phẩm thường được sấy khô ở dạng bột khô khoảng 90 - 96% và độ ẩm từ 4 - 10%. Một số phương pháp sấy sữa được dùng phổ biến: Sấy phun, sấy trục, sấy thăng hoa,...

Bước 6: Đóng gói

Sau khi sấy, sữa sẽ được chuyển sang công đoạn tiếp theo là đóng gói và hoàn thiện sản phẩm. Đây là bước quan trọng giúp sản phẩm có diện mạo đẹp nhất. Bao bì sản phẩm thường sử dụng nguyên liệu kim loại để giúp đảm bảo chất lượng sữa, ngăn không cho vi khuẩn và không khí lọt vào bên trong hộp.

Tìm hiểu thêm:

3. Hướng dẫn cách uống sữa bột đúng cách

Tuyệt đối không dùng sữa thay thế chế độ ăn hàng ngày

Sữa là thực phẩm cung cấp dinh dưỡng cho sức khỏe của trẻ và thanh thiếu niên. Nếu sử dụng với liều lượng hợp lý, trẻ sẽ có vóc dáng lý tưởng với chiều cao vượt bậc so với thế hệ bố mẹ. Đây cũng là giải pháp tăng cường sức khỏe và cải thiện triệu chứng chán ăn cho mọi độ tuổi khác nhau.

Tuy nhiên, khá nhiều người đã dùng sữa để thay thế cho chế độ ăn hàng ngày. Đây là phương pháp hoàn toàn sai lầm mặc dù thành phần dinh dưỡng của sữa được tạo ra ở định lượng tối ưu cho cơ thể.

Trong sữa chứa hàm lượng canxi khá cao, việc dung nạp quá nhiều canxi vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, thậm chí dẫn đến co giật hoặc sỏi thận. Mặt khác, sữa là thực phẩm giàu năng lượng, nếu chỉ uống sữa mà không hoạt động sẽ rất dễ bị tăng cân, gây béo phì.

Sử dụng sữa với liều lượng thích hợp

Nếu uống quá nhiều sữa, trẻ em dễ bị mắc các bệnh như: Béo phì, thiếu máu, táo bón. Đối với người lớn, uống quá nhiều sữa sẽ dễ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Do đó, trẻ từ 1 - 3 tuổi không nên dùng nhiều hơn 400 - 500ml sữa mỗi ngày. Thanh thiếu niên và người trưởng thành không nên uống nhiều hơn 400ml sữa mỗi ngày.

Sử dụng sữa với liều lượng thích hợp
Sử dụng sữa với liều lượng thích hợp

Thời điểm thích hợp để uống sữa

Thời điểm thích hợp để uống sữa là trước bữa ăn khoảng 30 phút. Tuy nhiên, không nên dùng sữa khi bụng đói vì dễ gây tiêu chảy, bạn nên ăn lót dạ trước khi uống sữa.

Tùy vào thời điểm trong ngày, việc uống sữa mang đến nhiều tác dụng khác nhau, cụ thể:

  • Nếu uống vào buổi sáng giúp bổ sung khoáng chất, vitamin và protein cho cơ thể. Đồng thời, cung cấp và tái tạo năng lượng cho một ngày làm việc.
  • Nếu uống trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon và sâu hơn. Tuy nhiên, nếu bạn đang thực hiện chế độ giảm cân hoặc không may bị béo phì thì không nên uống vào thời điểm này.

Không nên dùng sữa chung với thuốc tây và trà

Nếu dùng sữa chung với thuốc sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc, mặt khác sẽ khiến chất dinh dưỡng của sữa không được hấp thu trọn vẹn vào cơ thể.

Nếu dùng sữa chung với trà sẽ khiến các protein trong sữa kết tủa, gây ra các bệnh về tiêu hóa như đầy hơi, thậm chí bị ngộ độc thực phẩm.

Pha sữa đúng cách

Khi pha sữa cho trẻ nhỏ cần đảm bảo vệ sinh tuyệt đối, thực hiện tiệt trùng bình, ly, tách và nên rửa tay kỹ trước khi pha. Bên cạnh đó, cần kiểm tra hạn sử dụng và công thức pha chuẩn của hãng. Tốt nhất, bạn nên sử dụng hết trong vòng 01 tháng sau khi mở nắp.

Nên pha sữa ở nhiệt độ vừa phải, khoảng 40 - 50 độ C. Nếu pha ở nhiệt độ quá cao sẽ làm phá vỡ cấu trúc vitamin được bổ sung trong thành phần của sữa.

Bài viết trên của VCR đã giới thiệu quy trình sản xuất sữa bột một cách chi tiết. Mong rằng, bạn đọc có góc nhìn tổng quan hơn về quy trình này và sử dụng sữa hợp lý để đảm bảo sức khỏe.

Từ khóa: