Chi tiết quy trình sản xuất thực phẩm chức năng đạt chuẩn GMP
Quy trình sản xuất thực phẩm chức năng đạt chuẩn GMP là như thế nào bạn đã biết chưa?
Mặc dù cụm từ thực phẩm chức năng không quá xa lạ, nhưng rất ít ai biết về quy trình sản xuất chúng. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây của Thiết bị phòng sạch VCR.
Tìm hiểu thêm: Điều kiện sản xuất thực phẩm chức năng
1. Các bước cơ bản trong quy trình sản xuất thực phẩm chức năng
Kiểm duyệt và nhập nguyên liệu
Chất lượng nguyên liệu là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng thành phẩm. Do vậy, đơn vị sản xuất sẽ lựa chọn nguyên liệu đạt chất lượng để nhập vào kho.
Những nguyên liệu chủ yếu dùng để sản xuất thực phẩm chức năng thường là thảo dược, dược liệu xuất xứ từ thiên nhiên. Và đặc biệt, những nguyên liệu này không nằm trong danh sách cấm của nước ta,
Tiến hành kiểm nghiệm nguyên liệu
Sau khi hoàn tất quá trình sơ kiểm nguyên liệu, tiến hành đem mẫu đi kiểm nghiệm. So với mức độ quan trọng của các khâu, đây là khâu quan trọng nhất nhằm cam kết không xảy ra bất kỳ phản ứng phụ nào và đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm.
Các bước kiểm nghiệm này cần đạt tiêu chuẩn hóa lý, sinh học và tiến hành độc lập. Cần kiểm tra cho đến khi 100% nguyên liệu đạt chuẩn mới được chuyển qua công đoạn sơ chế nguyên liệu.
Sơ chế nguyên liệu
Đối với nguyên liệu đạt chất lượng, tiến hành sơ chế chúng bằng cách nghiền nhỏ và ướp lạnh. Lưu ý, cần nghiền nhỏ nguyên liệu ở mức nhiệt 196 độ C. Khi hoạt động ở nhiệt độ này, tất cả nguyên liệu được sản xuất trong quá trình vô trùng và giữ được tính năng của thảo dược.
Ngoài ra, cần lưu ý đến thời gian sản xuất để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra tốt nhất.
Tách lọc và pha trộn nguyên liệu
Đơn vị sản xuất sẽ loại bỏ các chất độc hại trong quá trình nghiền nhỏ và thay vào đó là những chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Quá trình tách lọc và pha trộn được tính toán cẩn thận theo một tỷ lệ của công thức sản xuất sản phẩm được phê duyệt trước đó.
Đóng nang tự động
Sau khi pha trộn nguyên liệu sẽ chuyển đến công đoạn đóng nang, bao phim. Công đoạn này được thực hiện hoàn toàn tự động bằng hệ thống máy móc.
Ép vỉ và đóng lọ
Sản phẩm sau khi đóng nang tự động sẽ chuyển qua công đoạn ép vỉ, đóng lọ. Quá trình này cần thực hiện theo đúng quy cách của từng sản phẩm đã đăng ký trước đó. Nhà sản xuất ứng dụng máy móc để thực hiện thao tác này, nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn.
Dây chuyền ép vỉ và đóng lọ được thực hiện theo quy trình khép kín.
Hoàn thiện sản phẩm
Thực phẩm chức năng được đóng gói theo các bao bì đã đăng ký và phải có các mục: Mã sản phẩm, khuyến cáo, hạn sử dụng, ngày sản xuất, liều dùng, cách bảo quản, cách dùng, đối tượng dùng, thành phần, tên sản phẩm,... Những thông tin này giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm trước khi quyết định sử dụng.
Kiểm nghiệm lâm sàng
Những loại thực phẩm chức năng sau khi đóng gói cần được kiểm nghiệm lâm sàng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người dùng. Nếu sản phẩm không vượt qua công đoạn kiểm tra hàm lượng và kiểm nghiệm tính an toàn đối với sức khỏe con người thì buộc phải hủy toàn bộ.
Thực phẩm chức năng cần vượt qua giai đoạn kiểm nghiệm cuối cùng thì mới được đưa ra thị trường và phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng.
Nhập kho, lưu mẫu và bàn giao
Đây là giai đoạn cuối cùng trong quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng. Khi có thông báo kiểm nghiệm thực phẩm chức năng an toàn sẽ tiến hành lưu mẫu vào kho và phân bố đến các đại lý. Các đơn vị sản xuất thực phẩm sẽ tiến hành bàn giao cho đơn vị đặt hàng.
Bảo quản
Thành phẩm cần được bảo quản trong điều kiện khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Nhiệt độ chỉ nên dao động từ 15 đến 20 độ C, độ ẩm không khí chỉ nên khoảng 70 độ C.
Tìm hiểu thêm:
2. Danh sách nhà máy thực phẩm chức năng tốt nhất Việt Nam
Nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng La Terre France
Nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng La Terre France có địa chỉ tại 08A ấp Phú Thành, xã Phước Lý, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, được khởi công xây dựng vào năm 2018 và chính thức hoạt động vào năm 2020. Tổng diện tích của nhà máy là 2.200m2, đây là một trong những nhà máy đạt chuẩn GMP tại Việt Nam.
Nhà máy sở hữu các trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại cùng quy trình sản xuất đảm bảo quy chuẩn. Đồng thời có vùng nguyên liệu rộng lớn, tự chủ trong việc thu thập và kiểm nghiệm nguyên liệu.
Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, nhà máy La Terre France trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều công ty dược phẩm có tiếng.
Nhà máy gia công thực phẩm chức năng Bách Thảo Dược
Được thành lập vào năm 2018, nhà máy Bách Thảo Dược có tổng diện tích lên đến 8.000m2 với số vốn đầu tư 120 tỷ đồng, tọa lạc tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội và nhiều địa điểm khác. Vào năm 2019, nhà máy đạt chứng nhận GMP và trở thành địa điểm cung cấp mỹ phẩm, thảo dược chất lượng cho doanh nghiệp trong nước.
Nhà máy Bách Thảo Dược sở hữu nhiều dây chuyền sản xuất khác nhau: Viên nang cứng, viên nén bao đường, viên nén bao phim, viên nén, trà hòa tan, bột, cốm,... với mục đích mang đến sức khỏe tốt cho hàng triệu người Việt.
Nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng Hanacos
Địa chỉ của nhà máy Hanacos nằm tại khu công nghiệp sầm uất Tân Tạo thuộc quận Tân Bình, TP HCM. Công suất thiết kế của nhà máy lên đến 100 tấn thực phẩm chức năng mỗi tháng, quy mô 6.000m2, tổng vốn đầu tư trên 120 tỷ đồng, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của doanh nghiệp trong cùng một thời điểm.
Toàn bộ dây chuyền ở nhà máy Hanacos đều được chuyển giao từ Hanacos Hàn Quốc ở tất cả các bộ phận từ phòng quản lý đến chất lượng đến sản xuất, đóng gói, sang chiết, phòng nghiên cứu và phát triển.
Tìm hiểu thêm: Nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng cần gì?
Và đó là những chia sẻ của VCR liên quan đến quy trình sản xuất thực phẩm chức năng. Qua bài viết, hy vọng rằng bạn đọc có thể áp dụng linh hoạt vào thực tế và thu được kết quả cao nhất. Chúc bạn thành công!