Quy trình vận hành dây chuyền sản xuất viên nang mềm
Trong dược phẩm, thực phẩm chức năng viên nang mềm được sử dụng phổ biến. So với viên nén, chúng giúp tăng sinh khả dụng và tăng độ đồng đều của thuốc khi ở dạng lỏng, che dấu mùi vị tốt, dễ uống.
Vậy quy trình vận hành dây chuyền sản xuất viên nang mềm diễn ra như thế nào? Hãy cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu thêm:
Dây chuyền sản xuất thuốc dạng viên nén
1. Khái niệm viên nang mềm
Viên nang mềm là thực phẩm chức năng và dạng bào chế thuốc, hình dạng của chúng là khối mềm, bên trong chứa tá dược ở dạng lỏng và hoạt chất, hỗn dịch, dung dịch hoặc nhũ tương. Các viên nang được đóng kín bằng vỏ thuốc dẻo được làm từ polyme hoặc gelatin.
Cấu tạo của viên nang mềm gồm có 2 phần: Hoạt chất bên trong và vỏ nang.
- Vỏ nang: Nguyên liệu chính tạo ra vỏ nang gồm chất bảo quản, chất hóa dẻo, gelatin và một số phụ gia khác. Tác dụng của vỏ nang là bảo vệ các hoạt chất bên trong khỏi tác động từ bên ngoài, giúp dễ tiêu hóa và dễ nuốt.
- Hoạt chất bên trong: Đây được xem là thành phần quan trọng nhất của viên nang mềm, có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể hoặc điều trị bệnh. Hoạt chất có ở nhiều dạng khác nhau: Dung dịch, lỏng, nhũ tương hoặc hỗn dịch tùy thuộc vào tính chất của chúng.
Tác dụng của viên nang mềm gồm có:
- Dễ tiêu hóa và dễ nuốt: Viên nang mềm được bọc bằng vỏ thuốc dẻo, có hình dạng trơn tru và mềm mại, không có vị đắng của hoạt chất giúp người dùng dễ nuốt. So với các dạng bào chế khác, viên nang mềm cũng được tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn nhờ phần vỏ gelatin của viên nang giải phóng hoạt chất và tan trong dung dịch.
- Thành phần và liều lượng có độ chính xác cao: Quy trình sản xuất viên nang mềm được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo độ chính xác cao về thành phần và liều lượng. Mỗi viên nang đều có trọng lượng và dung tích nhất định, không bị tác động bởi yếu tố bên ngoài. Chúng cũng không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng, không khí, nhiệt độ, độ ẩm giúp bảo toàn các hoạt chất trong thời gian dài.
- Bảo quản các hoạt chất nhạy cảm như probiotic, đậu cá, vitamin,... Các hoạt chất này sẽ bị mất đi do nhiều nguyên nhân, viên nang mềm có thể bảo vệ các chất này khỏi tác động bên ngoài, từ đó duy trì tính hiệu quả và chất lượng của sản phẩm.
2. Quy trình vận hành dây chuyền sản xuất viên nang mềm diễn ra như thế nào?
Các giai đoạn chính trong quy trình sản xuất viên nang mềm:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu
Cần chuẩn bị những nguyên liệu đủ tiêu chuẩn, sau đó thực hiện xay, rây nguyên liệu và cân chia lô mẻ.
Tùy vào tính chất của thực phẩm chức năng, hoạt chất thuốc,... mà nguyên liệu được trộn có thể ở dạng hỗn dịch, dung dịch, nhũ tương, bột nhão, dịch dầu,...
Về điều kiện sản xuất, nhà xưởng sản xuất viên nang mềm về độ ẩm môi trường, nhiệt độ và an toàn vệ sinh. Thông thường, nhiệt độ trong phòng sản xuất từ khoảng 20 - 22 độ C, độ ẩm tương đối từ 20 - 30%.
Giai đoạn 2: Thực hiện nấu gelatin
Bước thứ 2 tiến hành ngâm, trương nở gelatin trong nước thử khoáng, sau đó lần lượt thực hiện các bước khuấy trộn, đun nóng, hòa tan gelatin, khuấy trộn đồng nhất và thu được dịch vỏ. Trong quá trình sản xuất viên nang mềm cần hút chân không loại bọt khí, dịch vỏ nang phải được duy trì ở nhiệt độ 57 - 60 độ C.
Giai đoạn 3: Pha chế dịch nhân
Dịch nhân thường là nhũ tương, bộ nhão, dung dịch, hỗn dịch. Trên thực tế thường áp dụng kỹ thuật khuấy trộn hỗn hợp trên các thành phần để pha chế dịch nhân, sau đó được đồng nhất hóa bằng cách cho qua máy xay keo, từ đó thu được hỗn hợp dịch nhân.
Giai đoạn 4: Tiến hành đóng nang
Trong giai đoạn này, dịch vỏ sẽ được trải lên trên bề mặt hai trống kim loại có nhiệt độ từ 13 - 14 độ C. Ở nhiệt độ thấp, dịch vỏ sẽ bị gel hóa và tạo thành dải gel gelatin có độ bền cao, phù hợp để làm vỏ nang.
Sau đó, chuyển dải gel gelatin đến hai trục tạo nang quay theo chiều ngược nhau, nhiệm vụ của mỗi trục là tạo ra một nửa vỏ nang. Ở thời điểm hai nửa của vỏ tiếp xúc nhau sẽ được hàn kín nhờ nhiệt độ của trục ép (từ 37 - 40 độ C).
Hàn kín phần đáy nang trước, ngay tại thời điểm đó, dịch nhân cũng được phân liều bằng piston và tiến hành nạp vào vỏ nang đang tạo thành. Tiếp tục hàn kín hai nửa vỏ nang để tạo thành viên nang hoàn chỉnh, sau đó chúng sẽ được cắt rời khỏi dải gelatin.
Giai đoạn 5: Làm khô và thực hiện sấy nang
Viên nang mềm vừa tạo thành sẽ chuyển vào lồng quay, quay cùng với các khăn bằng polyurethane hoặc cotton để loại bỏ dầu bám trên viên và làm sạch.
Sau khi hoàn tất quá trình làm sạch, viên nang mềm sẽ chuyển đến thiết bị làm khô trong điều kiện độ ẩm từ 20 - 30 độ C, nhiệt độ từ 21 - 24 độ C. Thực hiện sấy khô viên nang mềm cho tới khi hàm ẩm của vỏ đạt khoảng 6 - 10%.
Giai đoạn 6: Đóng gói
Bước cuối cùng trong quy trình sản xuất viên nang mềm là đóng gói. Thông thường, viên nang sẽ được đóng vào lọ hoặc ép vỉ..
Trước khi đóng gói, nhân viên sẽ đi kiểm tra viên nang để loại bỏ các sản phẩm không đạt chất lượng, sau đó tiến hành kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn đã đăng ký. Với các viên nang đạt tiêu chuẩn sẽ chuyển sang giai giai đoạn đóng gói trong bao bì.
3. Dây chuyền sản xuất viên nang mềm tự động
Dây chuyền sản xuất viên nang mềm tự động YWJ250 - II tích hợp công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến trên thế giới, giúp các nhà máy sản xuất viên nang nhanh chóng và dễ dàng.
Về tính năng của dây chuyền:
- Máy làm viên nang mềm tự động YWJ250 - II sử dụng bơm piston được điều khiến bằng máy tính giúp xác định chính xác khối lượng thuốc tiêm, tiết kiệm nhiên liệu và chi phí.
- Các lỗ trục chính bên phải và trái của thiết bị được gia công với độ chính xác cao bằng máy doa có xuất xứ Thụy Sĩ. Mặc dù đã kéo dài khuôn nhưng vẫn giữ được độ đồng trục cao, đảm bảo cho mối nối trên viên nang được mềm mịn, tỷ lệ thành phẩm được bảo đảm.
- Bơm pít tông dẫn động trục cam lớn hơn giúp cung cấp lực cho bơm. Thiết kế này giúp máy bơm hoạt động suôn sẻ hơn với các nguyên liệu có độ nhớt cao như Suspension thảo dược, canxi lỏng, phospholipid dạng mềm, propolis, suspension.
- Dây chuyền sản xuất viên nang mềm tự động YWJ250 - II dùng giao diện tương tác máy - người mô phỏng hoạt động thiết bị. Thông qua màn hình cảm ứng, dữ liệu được thiết lập giúp dễ dàng giám sát kết quả, thống kê và lập báo cáo.
- Điều khiển tự động, hệ thống làm mát nước được sử dụng trong dây chuyền nhằm mục đích làm mát Gelatin.
- Máy tạo viên nang mềm có hệ thống làm mát thông qua không khí sử dụng ở đầu ra của viên nang mềm, giúp hình thức của viên nang mềm trở nên đẹp hơn.
4. Về thông số kỹ thuật của dây chuyền sản xuất viên nang mềm tự động YWJ250 - II
Dưới đây là bảng thông số kỹ thuật tham khảo của dây chuyền sản xuất viên nang mềm tự động YWJ250 - II:
Kích thước khuôn |
Φ150 × 250 mm |
Tốc độ khuôn |
0-5 Vòng/Phút (tốc độ thay đổi được điều chỉnh) |
Khối lượng của bơm pít tông |
0-2 ml (có thể điều chỉnh liên tục) |
Độ chính xác của máy bơm: |
+/- 0.5% ~ 1.5%; |
Số piston |
20 máy bơm pít tông |
Năng lực sản xuất: (Viên nang 8 # OV) |
115.440 viên/giờ(4,0 vòng / phút) |
(Viên nang 20 # OB) |
58.800 viên/giờ (4,0 vòng / phút) |
Nguồn cấp: |
12 Kw, 360V 3 pha (có thể được sửa đổi theo yêu cầu của người dùng.) |
Trọng lượng: |
1.500 kg |
Kích thước máy: (LxWxH) |
2040x960x1900 mm |
5. Gợi ý cách bảo quản viên nang mềm tại nhà
Trước khi điểm qua một số cách bảo quản viên nang mềm, bạn cần nắm những yếu tố tác động đến quá trình bảo quản. Cụ thể như sau:
- Ảnh hưởng bởi độ ẩm: Độ ẩm cao sẽ dễ hút ẩm với các loại thuốc viên nang mềm, hoặc thuốc viên bọc đường. Nó gây ra tình trạng ẩm mốc, vón cục, làm tiêu hao một số hoạt chất có trong viên nang. Thậm chí, độ ẩm cao có khả năng làm các chất trong viên nang biến đổi, hình thành chất mới gây hại cho sức khỏe người dùng.
- Nhiệt độ: Nếu nhiệt độ cao sẽ kích thích quá trình phản ứng hóa học diễn ra nhanh hơn, làm thuốc mất hơi nước và gây hư hỏng. Bên cạnh đó, nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm tạo cơ hội cho vi sinh vật phát triển nhanh hơn, gây độc hại khi sử dụng.
- Ảnh hưởng bởi ánh sáng: Ánh sáng quá cao sẽ khiến màu thuốc thay đổi và làm phân hủy thuốc.
Vậy bảo quản thuốc như thế nào là đúng cách? Tham khảo một số gợi ý dưới đây:
Về môi trường bảo quản thuốc
- Môi trường bảo quản viên nang mềm có nhiệt độ từ 15 - 25 độ C, độ ẩm dưới 70%, tránh tác động trực tiếp của mặt trời.
- Tuyệt đối không để thuốc ở trong cốp xe.
Giữ thuốc ở trong hộp đựng
- Không nên lấy thuốc ra khỏi bao bì của nhà sản xuất do các bao bì này đã được nghiên cứu phù hợp với điều kiện bảo quản của thuốc. Khi dùng xong, bạn cần bỏ lại ở trong hộp đựng ban đầu.
- Đối với người bệnh, người cao tuổi cần dùng hàng ngày, sau khi lấy thuốc ra khỏi bao bì của nhà sản xuất thì nên bảo quản ở môi trường khô thoáng.
Bài viết trên của VCR đã chia sẻ một số thông tin liên quan đến quy trình vận hành dây chuyền sản xuất viên nang mềm chi tiết nhất. Qua bài viết, hy vọng bạn đọc sẽ có thêm kiến thức bổ ích và hiểu rõ hơn về loại dây chuyền này, từ đó áp dụng vào thực tế hiệu quả.