Cùng tìm hiểu rõ hơn về thuật ngữ NG và quy trình xử lý hàng lỗi trong bài viết dưới đây của Thiết bị phòng sạch VCR.

1. Khái niệm hàng lỗi trong sản xuất - NG

Trước tiên, bạn đọc cần hiểu thuật ngữ NG là gì trước khi đi vào tìm hiểu quy trình xử lý hàng lỗi trong quá trình sản xuất.

NG là từ viết tắt của “no good”“not good”. Trong sản xuất hàng hóa, mỗi khi nhắc đến hàng NG, ta hiểu đó là những sản phẩm bị lỗi, không đạt chất lượng, có vấn đề và bị thu hồi hoặc yêu cầu trả lại. Ở trên các thiết bị kiểm định chất lượng thành phẩm trước khi lưu kho và phân phối ra thị trường, thuật ngữ NG được sử dụng khá phổ biến.

Một số doanh nghiệp cũng sử dụng các cụm từ “‘defective products” hoặc ‘defects’ đều mang nghĩa tương đương với NG. Sự khác biệt chủ yếu ở đây nằm ở công đoạn khi kiểm định hàng hóa. Đối với sản phẩm không đạt chất lượng, thiết bị kiểm định hàng hóa sẽ biểu thị kết quả NG. Sau đó, những sản phẩm này sẽ được chuyển đến khu vực dành cho hàng bị hỏng và được đánh dấu là ‘defects’ hoặc “‘defective products.

Hàng lỗi trong sản xuất
Hàng lỗi trong sản xuất

2. Điểm qua những thiệt hại do hàng lỗi gây ra

Doanh nghiệp sẽ hứng chịu thiệt hại do hàng lỗi gây ra, bao gồm:

  • Chất lượng sản phẩm giảm sút: Hàng bị lỗi ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, khiến sản phẩm không đáp ứng được mong muốn của khách hàng. Điều này gây tác động đến uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Tăng chi phí sản xuất: Với những mặt hàng lỗi cần xử lý kịp thời, điều này làm tăng thêm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp. Chi phí sản xuất hàng lỗi bao gồm: Chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công,...
  • Độ uy tín của doanh nghiệp bị ảnh hưởng: Hàng lỗi gây ảnh hưởng rất nhiều đến độ uy tín của doanh nghiệp, khiến khách hàng mất lòng tin vào sản phẩm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến doanh số bán hàng của doanh nghiệp.
Hàng lỗi gây ra nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp
Hàng lỗi gây ra nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp

3. Nguyên nhân xảy ra hàng lỗi trong quy trình sản xuất

Có nhiều nguyên nhân gây ra hàng lỗi trong quy trình sản xuất. Trong đó có 03 nguyên nhân chính dưới đây:

  • Chất lượng nguyên vật liệu kém: Việc sử dụng nguyên vật liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ khiến hàng bị lỗi, có vấn đề.
  • Lỗi thiết kế: Nếu sản phẩm có thiết kế không hoàn hảo, không tương thích và thực tế sẽ dẫn đến tình trạng sản phẩm bị lỗi.
  • Sự cố kỹ thuật: Các sự cố kỹ thuật như hệ thống điều khiển, máy móc trục trặc , thu thập và phân tích thông tin không chính xác sẽ dẫn đến NG trong quy trình sản xuất.
  • Sự thiếu sót trong đào tạo nhân sự: Sự thiếu sót trong đào tạo nhân công cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sản phẩm bị lỗi. Nhân viên sản xuất thiếu chuyên môn, kỹ thuật do không được đào tạo bài bản làm cho việc sản xuất bị sai sót.
  • Yếu tố môi trường: Điều kiện môi trường như áp suất, nhiệt độ, độ ẩm không ổn định làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sản phẩm.
  • Kế hoạch sản xuất không phù hợp: Việc thiết lập kế hoạch sản xuất không phù hợp là một trong những nguyên nhân dẫn đến sản phẩm không đạt yêu cầu.
Sự cố về kỹ thuật
Sự cố về kỹ thuật

4. Nội dung của quy trình xử lý hàng lỗi trong sản xuất

4.1. Nguyên lý cơ bản của quy trình xử lý hàng lỗi trong sản xuất

Mặc dù, quy trình xử lý hàng lỗi trong sản xuất của từng nhà máy khác nhau, nhưng hoạt động này thường được vận hành dựa trên nguyên lý:

  • Không phát sinh hoặc tạo ra hàng NG.
  • Không để lưu xuất hàng NG đến công đoạn tiếp theo.
  • Cần phát hiện và xử lý kịp thời nếu phát sinh hàng NG.

4.2. Các bước quy trình xử lý hàng lỗi trong sản xuất

Bước 1: Đánh giá mức độ lỗi của hàng NG

Phương thức đánh giá mức độ lỗi của hàng NG có sự khác nhau tùy vào từng ngành, lĩnh vực. Nhìn chung, mức độ hàng lỗi gồm 03 loại chính, gồm: Lỗi nghiêm trọng, lỗi nhỏ, lỗi lớn. Thông thường, các nhà sản xuất thường sử dụng bảng giới hạn chấp nhận chất lượng (AQL) để làm cơ sở đánh giá chất lượng sản phẩm của mình.

  • Lỗi nhỏ: Thường là các lỗi không ảnh hưởng đáng kể đến hình thức và chất lượng của vật phẩm. Với hàng NG thuộc mức độ này thường ít bị khách hàng hoàn lại vì những lỗi nhỏ khó nhìn thấy hoặc nhìn thấy nhưng trong mức độ chấp nhận được. Với lỗi này, nhà sản xuất áp dụng mức dung sai cao nhất (AQL) cho các lỗi nhỏ được tìm thấy trong số lượng mẫu kiểm tra.
  • Lỗi lớn: Thường là những lỗi có mức độ nghiêm trọng cao, gây ảnh hưởng đến hình thức và chức năng của vật phẩm. Bằng mắt thường, khách hàng sẽ nhận ra những lỗi này và thường khiếu nại, yêu cầu bồi thường hoặc trả lại hàng. So với lỗi nhỏ khi xử lý đánh giá và kiểm định, mức dung sai của dạng lỗi này sẽ thấp hơn.
  • Lỗi nghiêm trọng: Dạng lỗi này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hình thức của vật phẩm, từ đó ảnh hưởng đến quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng. Nếu không may sản phẩm phân phối ra thị trường, doanh nghiệp có nguy cơ bị kiện cao, tẩy chay và thu hồi sản phẩm.
Đánh giá mức độ lỗi của hàng NG
Đánh giá mức độ lỗi của hàng NG

Bước 2: Tiến hành phân loại sản phẩm NG

Công đoạn này và công đoạn đánh giá mức độ lỗi của hàng NG có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Thông qua mức độ lỗi cho phép tương ứng kèm theo danh sách các khiếm khuyết trong sản phẩm, nhà sản xuất dễ dàng phân loại hàng NG. Để thực hiện phân loại, người quản lý QC có thể sử dụng phiếu kiểm tra (check - sheet).

Mục đích của việc phân loại sản phẩm NG giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu từ nhà cung cấp và đảm bảo hoạt động kiểm tra hàng hóa diễn ra hiệu quả, giảm thiểu xảy ra rủi ro khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Bước 3: Biểu thị và cách lý sản phẩm lỗi

Dựa trên kết quả phân loại ở bước 2, các sản phẩm được đánh dấu để dễ phân biệt. Với những sản phẩm NG được xếp chung một nhóm có chung thuộc tính lỗi. Đồng thời, doanh nghiệp cũng xác định bộ phận tương ứng và công đoạn có liên quan đến từng nhóm.

Bước 4: Thực hiện báo cáo cho các bộ phận trong doanh nghiệp

Sau khi hoàn tất bước 3, các sản phẩm NG theo nhóm sẽ được giao cho bộ phận tương ứng kèm theo mức độ lỗi và thông tin của sản phẩm. Tại đây, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan là phân tích sản phẩm lỗi để thiết lập biện pháp xử lý và khắc phục thích hợp.

Bước 5: Đưa ra quyết định để xử lý hàng lỗi

Để khắc phục và xử lý hàng lỗi, bộ phận phụ trách sẽ đưa ra những quyết định dưới đây:

  • Với những sản phẩm có thể sửa bằng thủ công, cần trực tiếp sửa chữa tại chỗ để đảm bảo chất lượng.
  • Với sản phẩm có lỗi nhỏ, tuy không đạt chất lượng nhưng không gây ảnh hưởng đến hình thức và chức năng. Do vậy, những sản phẩm này thường được đặc cách để sử dụng tiếp.
  • Với sản phẩm có thể sửa quy cách, sản phẩm mắc khiếm khuyết ở mức độ có thể chấp nhận được và chuyển sang sử dụng cho một số sản phẩm đặc biệt hoặc cân nhắc thành sản phẩm đạt yêu cầu.
  • Với những sản phẩm lỗi thuộc mức độ lớn sẽ tiến hành tiêu hủy.

Nếu sửa chữa sản phẩm lỗi, doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ thị của người quản lý.
  • Trước khi thực hiện cần xây dựng bảng hướng dẫn trình tự các bước sửa chữa một cách chi tiết.
  • Nếu sửa chữa có liên quan đến kích thước cần có sự đồng ý của người đứng đầu bộ phận kiểm tra và nhân viên kiểm tra.
  • Sau khi hoàn tất sửa chữa cần kiểm tra sản phẩm một lần nữa.

Bước 6: Thực hiện quy trình xử lý hàng lỗi trong sản xuất

Sau khi phân loại vào 4 nhóm trên, hàng NG sẽ được doanh nghiệp tiêu hủy hoặc tiến hành sửa chữa.

Bước 7: Xác định nguyên nhân gây ra hàng NG

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến sản phẩm bị lỗi, có thể do tay nghề, chuyên môn chưa cao, chất lượng máy móc không đảm bảo, quy trình sản xuất còn nhiều lỗ hỏng hoặc thậm chí do môi trường làm việc không bảo đảm, khiến nhân công không hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Bước 8: Đề xuất phương án phòng chống sai lỗi và cải tiến liên tục

Các doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống phòng chống sai lỗi Poka Yoke trong chiến lược quản lý chất lượng nhằm mục đích loại bỏ khiếm khuyết bằng cách cảnh báo kịp thời, ngăn ngừa và sửa chữa.

Trong khi đó, cải tiến liên tục Kaizen giúp tiết kiệm chi phí trong sản xuất, nâng cao chất lượng, từ đó giảm thiểu hàng NG và lỗi sai thông qua những cải tiến nhỏ nhưng có tính liên tục.

Khi kết hợp hai phương án này giúp doanh nghiệp kịp thời phát hiện lỗi sai trong sản xuất. Đồng thời, thiết lập các phương án tối ưu để xử lý hàng lỗi hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Quy trình xử lý sự cố trong sản xuất diễn ra như thế nào?

5. Tham khảo các giải pháp xử lý hàng lỗi hiệu quả

  • Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng: Giúp doanh nghiệp kiểm soát chất lượng sản phẩm chặt chẽ, từ đó giảm thiểu xảy ra rủi ro.
  • Áp dụng công nghệ hiện đại: Giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất sản xuất, giảm thiểu xảy ra hàng lỗi.
  • Tạo môi trường làm việc lành mạnh, an toàn: Một môi trường làm việc an toàn giúp doanh nghiệp làm việc năng suất hơn, tránh xảy ra sai sót trong quá trình sản xuất.
Áp dụng công nghệ hiện đại
Áp dụng công nghệ hiện đại

Bài viết trên của VCR đã thông tin đến bạn quy trình xử lý hàng lỗi trong sản xuất. Hy vọng, bạn đọc sẽ có thêm kiến thức bổ ích và xây dựng quy trình xử lý hàng lỗi hợp lý để quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ.

Tìm hiểu thêm:

Từ khóa: