Tìm hiểu phương pháp kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất
Kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất là quá trình đảm bảo khách hàng nhận được sản phẩm chất lượng, không bị lỗi và đáp ứng tối đa nhu cầu của họ.
- 1. Khái niệm kiểm soát chất lượng
- 2. Tìm hiểu các phương pháp hỗ trợ kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất
- 3. Những lợi ích của kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất mang lại cho doanh nghiệp
- 4. Thực hiện không đúng việc kiểm soát chất lượng trong sản xuất
- 5. Bộ phận giám sát và đảm bảo chất lượng trong sản xuất đóng vai trò như thế nào?
- 6. Kiểm soát, bảo đảm chất lượng và sản xuất tinh gọn
- 7. 6 bước kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất
- 8. Tìm hiểu một số phương pháp hỗ trợ quản lý, kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất
- Áp dụng công nghệ thông tin và hệ thống quản lý chất lượng
- Phân tích sự cố và đề xuất phương pháp sửa lỗi (Failure Mode and Effects Analysis – FMEA)
- Ứng dụng công nghệ thông minh và tự động hóa (Smart Manufacturing and Automation)
- Phương pháp kiểm tra mẫu và thống kê (Statistical Process Control – SPC và Sampling Inspection)
- Phương pháp đảm bảo chất lượng từ nguồn gốc nguyên liệu (Quality Assurance – QA)
- 9. Một số câu hỏi liên quan
Nếu như quá trình này thực hiện không đúng sẽ khiến việc tiêu thụ hàng hoá bị tổn thất trầm trọng. Cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu về phương pháp này qua bài viết dưới đây.
1. Khái niệm kiểm soát chất lượng
Trước khi tìm hiểu về phương pháp kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất, bạn cần nắm được khái niệm kiểm soát chất lượng.
Kiểm soát chất lượng hay còn gọi là Quality Control - QC, là quá trình kiểm tra và đánh giá để đảm bảo rằng dịch vụ hoặc sản phẩm đáp ứng tốt tiêu chuẩn đề ra. Việc kiểm soát chất lượng nhằm mục đích đảm bảo dịch vụ hoặc sản phẩm đạt chất lượng và không xảy ra lỗi, tạo dựng niềm tin cho khách hàng.
Quá trình kiểm soát chất lượng bao gồm việc xác định rõ tiêu chuẩn chất lượng, áp dụng các phương pháp để kiểm tra các dịch vụ, sản phẩm và sau đó sử dụng biện pháp cần thiết để nâng cao chất lượng nếu cần. Điều này giúp sản phẩm hạn chế bị lỗi và đáp ứng tối đa các yêu cầu của khách hàng.
Tìm hiểu thêm: Quy trình kiểm soát chất lượng là gì?
2. Tìm hiểu các phương pháp hỗ trợ kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất
- Sử dụng bảng thống kê để kiểm soát quy trình: Là phương pháp giám sát chất lượng sản phẩm thông qua việc theo dõi số liệu sản xuất, giúp nhà quản lý xác định vấn đề và có biện pháp khắc phục trước khi sản phẩm rời khỏi nhà máy.
- Phương pháp six sigma: Áp dụng 5 nguyên tắc chính để bảo đảm sản phẩm không có lỗi và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Phương pháp 5S: Là phương pháp quản lý đơn giản dựa trên 5 tiêu chí, gồm có sẵn sàng (Seiketsu), sáng tỏ (Seiso), sạch sẽ (Seiton), sắp xếp (Seiri) và kỷ luật (Shitsuke). Áp dụng phương pháp hiệu quả sẽ giúp tăng năng suất, nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm tối ưu.
- Phương pháp Kaizen: Đây là phương pháp quản lý thường xuyên, liên tục nhằm mục đích cải thiện quá trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Phương pháp này bao gồm rà soát, tìm kiếm và khắc phục vấn đề trong quá trình sản xuất, giảm lãng phí và nâng cao năng suất. Các hoạt động cần làm trong phương pháp Kaizen là phân tích, đánh giá, đề xuất giải pháp và triển khai cải tiến.
- Total Productive Maintenance (TPM): Là một trong những phương pháp quản lý và duy trì hệ thống, thiết bị trong sản xuất doanh nghiệp, tập trung vào sự tham gia của tất cả các nhân viên để nâng cao năng suất và tiết kiệm chi phí sản xuất. TPM áp dụng các phương pháp quản lý liên quan đến khắc phục sự cố, bảo trì, đào tạo nhân viên và cải tiến để quá trình hoạt động của hệ thống sản xuất diễn ra hiệu quả.
- Kiểm tra chất lượng - Quality Inspection: Là hoạt động kiểm tra dịch vụ hoặc sản phẩm theo tiêu chuẩn đã đề ra, để đảm bảo dịch vụ hoặc sản phẩm đạt chất lượng tối ưu.
- Đảm bảo chất lượng - Quality Assurance (QA): Là quá trình bảo đảm chất lượng dịch vụ hoặc sản phẩm thông qua việc thiết lập tiêu chuẩn và quy trình để đảm bảo sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng.
- Manufacturing Quality Assurance (MQA): Là hệ thống hoặc quy trình kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất nhằm mục đích sản phẩm cuối cùng đủ tiêu chuẩn chất lượng trước khi phân bố ra thị trường. MQA gồm các hoạt động: Rà soát và kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào, theo dõi quy trình sản xuất, đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi đóng gói và vận chuyển. Mô hình MQA giúp hạn chế xảy ra lỗi trong quy trình sản xuất, tăng cường độ uy tín cho sản phẩm và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Kiểm soát chất lượng toàn diện/ kiểm tra chất lượng toàn diện (Total Quality Control - TQC): Đây là hệ thống quản lý chất lượng gồm các giai đoạn: Nghiên cứu, sản xuất, phân phối và dịch vụ khách hàng nhằm đảm bảo chất lượng và mang đến sự hài lòng cho người tiêu dùng.
- Quản lý chất lượng tổng thể/ chất lượng toàn diện/ chất lượng đồng bộ (Total Quality Management - TQM): Là phương pháp quản lý toàn diện mà nhấn mạnh vào sự phát triển toàn diện của dịch vụ hoặc quá trình sản xuất, tập trung vào nâng cao hiệu quả và tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm: Các phương pháp kiểm soát chất lượng trong quản lý sản xuất
3. Những lợi ích của kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất mang lại cho doanh nghiệp
Việc kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể:
- Chất lượng sản phẩm được đảm bảo: Dựa vào việc kiểm soát chất lượng, doanh nghiệp sẽ đảm bảo được sản phẩm hoặc dịch vụ của họ đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra từ trước. Điều này giúp tăng độ uy tín của thương hiệu và tạo dựng lòng tin trong lòng khách hàng.
- Hiệu suất sản xuất được tối ưu hoá: Việc kiểm soát chất lượng giúp phát hiện và xử lý sự cố kịp thời trong quy trình sản xuất. Điều này giúp hạn chế xảy ra lỗi sản xuất, tiết kiệm tài nguyên và thời gian, từ đó nâng cao hiệu suất và hiệu quả trong quy trình sản xuất.
- Tiết kiệm chi phí sản xuất: Bằng cách phát hiện và ngăn chặn sự cố kịp thời, phương pháp kiểm soát chất lượng giúp giảm thiểu chi phí sửa chữa và đáp ứng lại các sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng. Bên cạnh đó, việc tăng cường chất lượng sản phẩm giúp tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu tổn thất về nguyên vật liệu.
- Nâng cao uy tín thương hiệu: Thực hiện kiểm soát chất lượng hiệu quả giúp gia tăng độ uy tín thương hiệu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn giúp tạo dựng niềm tin trong lòng khách hàng, họ sẽ dễ dàng quay lại mua hàng và lan tỏa hiệu ứng tích cực thông qua đánh giá sản phẩm.
- Đáp ứng quy định sản xuất: Kiểm soát chất lượng tốt giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định và pháp lý liên quan. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh các hậu quả pháp lý và bảo vệ danh tiếng.
- Đánh giá và cải thiện quy trình sản xuất: Doanh nghiệp sẽ thu thập những thông tin quan trọng liên quan đến hiệu suất và quy trình sản xuất thông qua việc thực hiện kiểm soát chất lượng. Điều này giúp nhà quản lý dễ dàng nắm rõ điểm yếu, điểm mạnh, từ đó cải thiện và tối ưu hoá quy trình sản xuất để sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.
4. Thực hiện không đúng việc kiểm soát chất lượng trong sản xuất
Trong một số trường hợp, kiểm soát chất lượng trong sản xuất cần áp dụng một chút “thủ thuật”, nó thường được thực hiện vào cuối quy trình sản xuất và chỉ bắt lỗi sau khi sản phẩm hoàn thiện.
Kiểm soát chất lượng hiệu quả liên quan đến 02 cấp độ:
- Các nhà giám sát quy trình sản xuất và đảm bảo rằng ít xảy ra biến động.
- Các kỹ sư thường xuyên theo dõi thiết kế sản phẩm. Nếu phát hiện vấn đề cần điều chỉnh kịp thời.
Bằng cách xem xét thiết kế sản phẩm và theo dõi sản phẩm vào cuối quy trình giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và tiền bạc.
5. Bộ phận giám sát và đảm bảo chất lượng trong sản xuất đóng vai trò như thế nào?
Bộ phận giám sát và bảo đảm chất lượng trong sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự hiệu quả của quy trình kiểm soát chất lượng. Nhiệm vụ của họ là thiết lập tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng quy trình kiểm soát và giám sát chúng, phát hiện, phân tích và khắc phục sự cố, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định đã đề ra, kết nối chặt chẽ với các bộ phận khác để quy trình giám sát chất lượng diễn ra hiệu quả và đáng tin cậy.
Thiết lập tiêu chuẩn chất lượng
Nhiệm vụ đầu tiên của bộ phận giám sát và quản lý là thiết lập tiêu chuẩn chất lượng cho dịch vụ hoặc sản phẩm của doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc xác định rõ tiêu chuẩn và quy định mà sản phẩm cần đạt được cùng các yêu cầu kỹ thuật cần thiết. Thiết lập tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng là cơ sở để thực hiện quy trình kiểm soát chất lượng.
Thiết lập quy trình kiểm soát chất lượng
Thiết lập quy trình kiểm soát chất lượng bao gồm xác định quy trình kiểm tra cần thiết và các phương pháp, để đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra.
Theo dõi quy trình sản xuất
Đây là nhiệm vụ quan trọng của bộ phận giám sát và quản lý để đảm bảo quy trình diễn ra theo đúng tiêu chuẩn và quy định. Điều này bao gồm việc giám sát hoạt động sản xuất, thực hiện kiểm tra định kỳ và sử dụng một số phương pháp thích hợp để đánh giá chất lượng.
Phát hiện, phân tích và khắc phục sự cố
Khi phát hiện lỗi trong quy trình sản xuất, bộ phận giám sát và quản lý cần tìm hiểu nguyên nhân vấn đề, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp để khắc phục và ngăn chặn sự cố tái diễn.
Tuân thủ nghiêm ngặt quy định và yêu cầu
Trách nhiệm của bộ phận giám sát và quản lý là đảm bảo quy trình kiểm soát tuân thủ theo quy định và yêu cầu. Cụ thể, cần theo dõi các thay đổi pháp lý, yêu cầu và quy định mới nhất, cập nhật quy trình kiểm soát chất lượng tương ứng.
Liên lạc và kết nối với các bộ phận liên quan
Bộ phận quản lý và giám sát cần liên lạc và kết nối với các bộ phận liên quan, bao gồm: Nghiên cứu và phát triển, sản xuất, dịch vụ khách hàng, marketing. Họ cung cấp thông tin liên quan đến sản phẩm. phản hồi từ phía khách hàng, các đề xuất cải tiến để đảm bảo tất cả các bên liên quan nắm được thông tin cần thiết để cải thiện và thực hiện quy trình kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất.
Tìm hiểu thêm:
Chức năng và nhiệm vụ của phòng kiểm soát chất lượng
Vì sao cần kiểm soát chất lượng sản phẩm?
6. Kiểm soát, bảo đảm chất lượng và sản xuất tinh gọn
Một số công cụ sản xuất tinh gọn (LEAN) sẽ hỗ trợ chất lượng cho công ty của bạn. Không chỉ nâng cao chất lượng và đảm bảo tính an toàn, công cụ LEAN còn giúp tăng lợi nhuận và hiệu quả. Tham khảo một số công cụ sản xuất tinh gọn giúp hỗ trợ hệ thống chất lượng của bạn:
- TPM: Thông qua chương trình đào tạo điều hành và bảo trì toàn diện, giúp tăng cường hệ thống chất lượng.
- Kaizen: Hỗ trợ loại bỏ các vấn đề tại nguồn của họ thông qua việc giải quyết vấn đề trên cơ sở hàng ngày và trao quyền cho người lao động.
- 5S: Giúp chuẩn hóa nơi làm việc, loại bỏ lỗi và cải thiện quy trình.
7. 6 bước kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất
Bước 1: Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng
Bước đầu tiên cần thực hiện là xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho dịch vụ hoặc sản phẩm. Tiêu chuẩn chất lượng bao gồm các chỉ tiêu định lượng mà sản phẩm cần đạt được và yêu cầu kỹ thuật cần thiết. Điều này bao gồm xác định tiêu chuẩn mà sản phẩm cần đạt được, các thông số kỹ thuật. Những tiêu chuẩn nêu trên cần đảm bảo tính khả thi và có thể đạt được.
Bước 2: Xác định điểm kiểm soát chất lượng
Điểm kiểm soát chất lượng là các giai đoạn hoặc vị trí trong quy trình sản xuất mà các hoạt động kiểm soát chất lượng được thực hiện. Điều này bao gồm việc giám sát quá trình sản xuất, kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng trước khi xuất xưởng.
Bước 3: Thiết lập phương pháp kiểm tra phù hợp
Tiếp theo, để đánh giá chất lượng của dịch vụ hay sản phẩm khách quan cần thiết lập phương pháp kiểm tra phù hợp. Phương pháp kiểm tra bao gồm đo lường, kiểm tra nguyên vật liệu, xem xét mẫu hoặc thử nghiệm. Yêu cầu khi thực hiện các phương pháp này cần đảm bảo chính xác để việc đánh giá chất lượng đạt hiệu quả.
Bước 4: Tiến hành kiểm soát chất lượng
Sau khi đã hoàn tất 03 bước trên, cần tiến hành kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất. Các hoạt động kiểm soát chất lượng bao gồm giám sát, kiểm tra, đánh giá và xác minh được thực hiện tại các giai đoạn kiểm soát quan trọng, để đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra hiệu quả và tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng.
Bước 5: Thực hiện ghi nhận và phân tích dữ liệu
Dữ liệu từ hoạt động kiểm soát chất lượng sẽ được ghi nhận và phân tích, nhằm mục đích đánh giá hiệu suất chất lượng của quy trình sản xuất. Bằng cách phân tích dữ liệu, sự biến đổi, các xu hướng và các vấn đề sẽ được phát hiện sớm, giúp doanh nghiệp định hướng và đưa ra biện pháp khắc phục thích hợp.
Bước 6: Thực hiện cải tiến liên tục
Dựa trên ý kiến khách hàng và kết quả phân tích dữ liệu sẽ tiến hành thực hiện cải tiến liên tục để nâng cao hiệu suất, chất lượng của quy trình sản xuất. Các biện pháp này bao gồm đào tạo nhân viên, cải tiến quy trình, ứng dụng công nghệ mới, cải tiến phương pháp kiểm soát chất lượng.
Tìm hiểu thêm:
Quy trình thực hiện kiểm soát chất lượng toàn diện
Quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng sản xuất linh kiện điện tử
8. Tìm hiểu một số phương pháp hỗ trợ quản lý, kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất
Thực tế hiện nay có nhiều phương pháp hỗ trợ quản lý, kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:
Áp dụng công nghệ thông tin và hệ thống quản lý chất lượng
Công nghệ thông tin và hệ thống quản lý chất lượng cung cấp hệ thống tự động hóa và các dịch vụ để kiểm soát, giám sát và phân tích chất lượng trong quy trình sản xuất. Điều này bao gồm các công việc theo dõi và kiểm tra chỉ số hiệu suất chất lượng, quản lý tài liệu, hỗ trợ quá trình cải tiến và quản lý sự cố nếu có.
Phân tích sự cố và đề xuất phương pháp sửa lỗi (Failure Mode and Effects Analysis – FMEA)
FMEA là phương pháp hệ thống để định rõ và phân tích các sự cố có thể xảy ra trong quy trình sản xuất, xác định rõ nguyên nhân và sự ảnh hưởng của chúng. Thông qua việc phát hiện và phân tích lỗi, công ty sẽ đề xuất và áp dụng các biện pháp ngăn chặn thích hợp.
Ứng dụng công nghệ thông minh và tự động hóa (Smart Manufacturing and Automation)
Đây là phương pháp đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển và giám sát quy trình sản xuất. Các hệ thống giám sát theo thời gian thực, có cảm biến thông minh, hệ thống tự động điều chỉnh và tự động kiểm soát giúp đảm bảo hiệu suất và chất lượng sản xuất.
Phương pháp kiểm tra mẫu và thống kê (Statistical Process Control – SPC và Sampling Inspection)
SPC sử dụng phương pháp thống kê nhằm mục đích kiểm soát quy trình sản xuất và theo dõi, đo lường các chỉ số quan trọng. Kiểm tra mẫu là việc sử dụng một số mẫu đại diện từ quy trình sản xuất để kiểm tra, nhằm đảm bảo các dịch vụ hoặc sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Phương pháp đảm bảo chất lượng từ nguồn gốc nguyên liệu (Quality Assurance – QA)
QA bao gồm việc đảm bảo các nguyên vật liệu đầu vào đều đạt tiêu chuẩn chất lượng. Điều này bao gồm việc thiết lập hợp đồng và quy trình kiểm soát chất lượng với nhà quản lý quá trình kiểm tra chất lượng và nhà cung cấp.
9. Một số câu hỏi liên quan
Để hỗ trợ quá trình kiểm soát chất lượng nên sử dụng những công cụ nào?
- Sơ đồ flowchart: Dùng để kiểm soát chất lượng hoặc mô tả quy trình sản xuất. Nó cho phép hiển thị quy trình, các bước thực hiện và điểm kiểm tra trong một dạng biểu đồ.
- Biểu đồ control chart: Mục đích sử dụng biểu đồ này là thu thập dữ liệu hoặc theo dõi sự biến đổi của quy trình sản xuất. Nó giúp phát hiện các thay đổi bất thường và kiểm tra quy trình có diễn ra theo tuần tự hay không.
- Phương pháp 5W + 1H: Gồm Where, When, Why, Who, What và How dùng để thu thập thông tin chi tiết về quy trình kiểm soát chất lượng, một vấn đề hoặc sự cố. Thông qua việc trả lời các câu hỏi 5W giúp người kiểm soát tìm ra nguyên nhân vấn đề và có biện pháp khắc phục thích hợp.
- Phân tích pareto: Dùng để xác định sai sót trong quá trình sản xuất hoặc nguyên nhân gây sự cố. Phương pháp này giúp sắp xếp các nguyên nhân theo tỷ lệ phần trăm, giúp người kiểm soát tập trung vào nguyên nhân và yếu tố quan trọng nhất.
- Phương pháp thống kê: Có tác dụng phân tích dữ liệu và đưa ra các quyết định phù hợp dựa trên số liệu thực. Các kỹ thuật thống kê như phân tích biến thiên, biểu đồ cột, biểu đồ điểm, hồi quy, kiểm định giả thuyết được áp dụng và phân tích để đánh giá chất lượng sản phẩm.
- Hệ thống quản lý chất lượng: Hệ thống quản lý chất lượng như ISO 9001 cung cấp quy trình và nguyên tắc để kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất. Các hệ thống này định rõ yêu cầu, quy trình và tiêu chuẩn chất lượng để đảm bảo dịch vụ hoặc sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
Quy trình quản lý rủi ro trong kiểm soát chất lượng như thế nào?
Bước 1: Xác định rủi ro có thể xảy ra trong quy trình sản xuất
- Để xác định rủi ro có thể xảy ra, cần phân tích các công đoạn trong quy trình sản xuất.
- Xem xét, kiểm tra các khuyết tật trong sản phẩm và các yếu tố gây ra sự cố.
- Xác định các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng và tuân thủ quy chuẩn.
Bước 2: Đánh giá rủi ro
- Cần xây dựng biện pháp phòng ngừa thích hợp để giảm thiểu rủi ro.
- Xác định những rủi ro có mức độ ảnh hưởng cao và ưu tiên xử lý trước.
- Thực hiện đánh giá mức tác động của từng rủi ro đến chất lượng sản phẩm.
Bước 3: Thiết lập biện pháp phòng ngừa để hạn chế rủi ro
- Thiết lập biện pháp phòng ngừa phù hợp để giảm thiểu rủi ro.
- Để ngăn chặn sự cố xảy ra cần áp dụng quy trình kiểm soát chất lượng hiệu quả.
- Đào tạo nhân viên để nâng cao nhận thức về rủi ro và kỹ năng quản lý chất lượng.
Bước 4: Lên kế hoạch đối phó với rủi ro không mong muốn
- Thiết lập biện pháp sửa chữa và kế hoạch phản ứng khẩn cấp khi rủi ro xảy ra.
- Theo dõi giám sát quy trình sản xuất để khắc phục và xử lý sự cố kịp thời.
- Phân tích nguyên nhân, từ đó ngăn chặn các sự cố tái diễn.
Cần làm gì để đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn và quy định trong sản xuất?
- Nắm rõ tiêu chuẩn và quy định: Cần tìm hiểu rõ tiêu chuẩn và quy định liên quan đến loại hình sản phẩm và ngành công nghiệp của bạn. Điều này giúp bạn biết chính xác về yêu cầu và đáp ứng tốt các yêu cầu đó.
- Thiết lập quy trình sản xuất: Cần xây dựng quy trình sản xuất rõ ràng và chi tiết, đảm bảo quy trình này tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng và quy định. Trong quy trình này cần thực hiện các bước kiểm soát chất lượng và đề ra các phương pháp khắc phục lối.
- Đào tạo kỹ năng cho nhân viên: Việc đào tạo nhân viên nhằm mục đích giúp họ hiểu rõ quy trình và tiêu chuẩn chất lượng, có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc theo đúng tiêu chuẩn.
Bài viết trên của VCR đã nêu ra các phương pháp kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất để bạn đọc tham khảo. Hy vọng, bài viết trên sẽ giúp bạn có góc nhìn tổng quan hơn và áp dụng các phương pháp vào thực tế hiệu quả.