BRC

BRC là gì?

"BRC" hay Bristish Retail Consortium đề cập tới bộ tiêu chuẩn gồm các điều khoản về kiểm soát an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng được ban hành bởi Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh Quốc.

So với các tiêu chuẩn khác về ATTP, BRC yêu cầu các nhà sản xuất chú trọng vào toàn bộ quá trình (từ nguồn nguyên liệu đầu vào, trồng trọt, thu hoạch…) thay vì chỉ kiếm soát chất lượng sản phẩm cuối cùng. Đây là một trong những bộ tiêu chuẩn được sử dụng nhiều nhất bên cạnh HACCP, ISO 22000… Để nhận được chứng nhận BRC, doanh nghiệp phải trải qua kì đánh giá của cơ quan có thẩm quyền.

Từ khi ra mắt vào năm 1998, BRC đã có 8 phiên bản sửa đổi, bản mới nhất là vào tháng 8 năm 2018. Trên thế giới đã có 130 quốc gia, bao gồm Việt Nam với hơn 29000 đơn vị có thẩm quyền cấp chứng nhận BRC.

BRC là gì
BRC - Bristish Retail Consortium

Cấu trúc của BRC

BRC đưa ra 07 điều khoản về các yêu cầu kiểm soát chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm đối với doanh nghiệp thực phẩm.

Bộ tiêu chuẩn này cũng yêu cầu tính cập nhật liên tục các quy định và thông tin công nghệ mới nhằm đảm bảo thích ứng kịp thời các đổi mới và đáp ứng được chất lượng sản phẩm cho nhu cầu của người tiêu dùng.

Yêu cầu của BRC

  1. Cam kết của lãnh đạo cấp cao và liên tục cải tiến: Lãnh đạo cấp cao phải chứng minh cam kết đáp ứng các yêu cầu của Tiêu chuẩn BRC bằng cách cung cấp đầy đủ các nguồn lực, thông tin liên lạc, xem xét và hành động để cải tiến.
  2. Kế hoạch an toàn thực phẩm - Phân tích mối nguy và kiểm soát: Kế hoạch an toàn thực phẩm cần được xây dựng dựa trên các nguyên tắc HACCP CODEX toàn diện, được triển khai áp dụng và duy trì. Kế hoạch này nên tham khảo các yêu cầu pháp lý, quy phạm hay hướng dẫn từ ngành liên quan.
  3. Đánh giá nội bộ: Cần có một hệ thống đánh giá hiệu quả để xác minh Hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm và các quy trình liên quan đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn, có hiệu quả và được tuân thủ.
  4. Hành động khắc phục và phòng ngừa: Cần có các quy trình hiện hành để điều tra, phân tích và khắc phục sự không phù hợp có ảnh hưởng then chốt đến tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm.
  5. Truy tìm nguồn gốc: Cần có một hệ thống hiện hành để theo dõi thành phẩm bằng số lô hàng, từ nguyên vật liệu, qua quá trình sản xuất đến khi thành phẩm được phân phối đến khách hàng. Hệ thống này nên được thiết kế để có thể truy xuất các thông tin này trong một khoảng thời gian hợp lý.
  1. Cách bố trí, dòng sản phẩm và sự phân biệt: Cơ sở và trang thiết bị cần phải được thiết kế, xây dựng và duy trì để ngăn ngừa ô nhiễm của sản phẩm và tuân thủ theo các quy định pháp luật liên quan.
  2. Dọn dẹp và vệ sinh: Các tiêu chuẩn dọn dẹp và làm sạch cần phải được duy trì để đạt được các tiêu chuẩn vệ sinh phù hợp và ngăn chặn sự lây nhiễm cho sản phẩm.
  3. Xử lý các yêu cầu đối với vật liệu đặc biệt - vật liệu có chứa chất gây dị ứng và vật liệu được duy trì nhận dạng: Cần có các quy trình hiện hành để kiểm soát vật liệu đặc biệt bao gồm chất gây dị ứng và vật liệu được duy trì nhận dạng để tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm không bị ảnh hưởng.
  4. Kiểm soát hoạt động: Cần có các quy trình hiện hành để kiểm tra hiệu quả hoạt động của các thiết bị và các quá trình tuân theo kế hoạch an toàn thực phẩm, từ đó bảo đảm tính hợp pháp, chất lượng và an toàn của sản phẩm.
  5. Đào tạo: Cần có một hệ thống để chứng minh rằng nhân viên có khả năng gây ảnh hưởng đến tính hợp pháp, chất lượng và sự an toàn của sản phẩm; có đủ năng lực, căn cứ vào trình độ, đào tạo hoặc kinh nghiệm làm việc.

yeu-cau-cua-brc

Tầm quan trọng của BRC

BRC nhằm đảm bảo hệ thống sản xuất và cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng được những tiêu chuẩn nghiệm ngặt nhất để:

  • Tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu
  • Tối ưu chi phí và hiệu quả vận hành hệ thống
  • Giảm thiểu rủi ro về chất lượng sản phẩm
  • Giảm thu hồi sản phẩm và khiếu nại của khách hàng
  • Kết hợp với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quốc tế

Các đối tượng của BRC

Ai cần áp dụng BRC?

Tiêu chuẩn BRC không có tính bắt buộc, tuy nhiên các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thực phẩm đều cần áp dụng BRC. Trong đó, BRC không áp dụng cho các hoạt động bán sỉ, phân phối, nhập khẩu… ngoài sự kiểm soát của công ty.

cac-doi-tuong-ap-dung-brc

Ai cấp chứng nhận BRC?

BRC hợp lệ được cấp bởi tổ chức chứng nhận BRC có thẩm quyền và được công nhận trên toàn thế giới.

Chứng nhận BRC

Chứng nhận BRC là gì?

Chứng nhận BRC - BRC Food Certification là kết quả của quá trình đánh giá chuỗi quy trình đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của doanh nghiệp, được thực hiện bởi cơ quan đánh giá và cấp chứng nhận có thẩm quyền.

Chứng nhận chỉ được cấp sau khi doanh nghiệp đã chứng minh mình đáp ứng được các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn BRC.

Xem thêm: Chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Các loại chứng nhận BRC

Có 3 loại chứng nhận BRC. Trong đó BRC Food là tiêu chuẩn phổ biến nhất ở Việt Nam:

  • BRC Food

Là tiêu chuẩn đầu tiên được GFSI công nhận trong bộ tiêu chuẩn BRC. Nó được sử dụng chính cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm, nhằm chứng nhận khả năng đáp ứng của họ cho toàn bộ hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

  • BRC Packaging

Là tiêu chuẩn về sản xuất bao bì đóng gói thực phẩm. Đấy cũng là tiêu chuẩn đầu tiên về bao bì được GFSI công nhận.

chung-nhan-brc
BRC Packaging

  • BRC Storage & Distribution

Là tiêu chuẩn về bảo quản và phân phối các sản phẩm thực phẩm, hướng tới các đối tượng thuộc lĩnh vực vận tải và lưu kho. Doanh nghiệp cần chứng minh rằng họ đáp ứng được các yêu cầu của BRC trong quá trình vận hành cũng như cơ sở vật chất để đạt được chứng nhận này.

BRC-Storage-Distribution
BRC Storage & Distribution

Lợi ích khi có chứng nhận BRC

Doanh nghiệp khi đạt chứng nhận BRC có thể:

  • Khẳng định uy tín và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, củng cố và gia tăng lòng tin của người tiêu dùng, khảng định sứ mệnh và trách nhiệm đối với xã hội
  • BRC là chứng nhận tiêu chuẩn toàn cầu. Do đó đáp ứng BRC giúp doanh nghiệp tăng cơ hội đưa sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế
  • Quan trọng nhát là BRC giúp doanh nghiệp cải thiện và đạt được hiệu suất tốt nhất bằng cách áp dụng nghiêm ngặt các yêu cầu được đề cập trong bộ tiêu chuẩn. Từ đó tối ưu chi phí, tăng cường sản lượng tiêu thụ và doanh thu, phần nào cải thiện đời sống của những người tham gia lao động, đặc biệt là những người làm nông…

Làm thế nào để có chứng nhận

Quy trình đạt chứng nhận

  1. Thành lập ban BRC trong doanh nghiệp
  2. Đào tạo tiêu chuẩn BRC cho nhân viên trong ban BRC
  3. Hướng dẫn biên soạn tài liệu
  4. Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn BRC
  5. Đào tạo đánh giá nội bộ
  6. Đánh giá nội bộ
  7. Đăng ký chứng nhận
  8. Đánh giá chứng nhận chính thức
  9. Cấp chứng chỉ BRC
  10. Cải tiến liên tục

lam-the-nao-de-co-chung-nhan

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để đạt BRC

  • Thời gian: Doanh nghiệp cần sắp xếp các đầu công việc để đáp ứng được thời hạn về lịch đánh giá đã được gửi thông báo trước đó
  • Nhân sự: càn đảm bảo họ nắm rõ các kiến thức cơ bản về tiêu chuẩn BRC, về thời gian và phạm vi đánh giá, vai trò của họ như thế nào trong lần đánh giá này
  • Hồ sơ, tài liệu: Tổ chức thẩm định sẽ cần xem xét tới toàn bộ các tài liệu có liên quan tới quy trình vận hành hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải có đầy đủ các thông tin dạng văn bản cho các hạng mục này:
    • Báo cáo phân tích bối cảnh tổ chức, rủi ro liên quan
    • Chính sách, mục tiêu BRC
    • Kế hoạch thực hiện mục tiêu
    • Sơ đồ tổ chức đi kèm chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban liên quan tới BRC
    • Sổ tay BRC
    • Hệ thống các quy trình liên quan tới BRC
    • Các biểu mẫu cần thiết
    • Nội quy, quy chế của doanh nghiệp
    • Mô tả và hướng dẫn công việc…
  • Cơ sở vật chất, thiết bị máy móc khu vực vận hành, sản xuất… có hỏng hóc gì không, có cần cải thiện hay khắc phục gì phục vụ mục đích đánh giá không.

Những khó khăn khi lấy chứng nhận BRC

Việc lấy chứng nhận BRC hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, vẫn còn một số vấn đề e ngại đối với các doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ):

  • Tâm lý ngại thay đổi
  • Khoản chi phí đầu tư vào cơ sở vật chất, quy trình và sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn
  • Chưa quen thuộc với việc hoạch định, xây dựng và triển khai hệ thống
  • Chưa hiểu rõ tầm quan trọng của lãnh đạo trong việc ứng dụng BRC

kho-khan-khi-lay-chung-nhan-brc

PN