Việc tham gia chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001 sẽ giúp các đơn vị triển khai mọi quá trình xuyên suốt một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo chọn lựa những quyết định đúng đắn cho sự phát triển của tổ chức của mình.

Vậy chứng nhận ISO 9001 là gì? Có lợi ích gì? Làm thế nào để đạt được giấy chứng nhận này ? Để trả lời những câu hỏi đó, cùng VCR tham khảo qua bài viết sau

1. Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001 là gì ?

Chứng nhận là hoạt động mà một tổ chức thứ ba thực hiện nhằm xác nhận một dịch vụ, sản phẩm, vật liệu, hệ thống hay quá trình phù hợp với các yêu cầu, tiêu chuẩn cụ thể.

Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001 là hoạt động mà một tổ chức chứng nhận tiến hành việc đánh giá một tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo những điều khoản của ISO 9001.

Hiểu theo một cách đơn gian hơn là các tổ chức hay doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ISO 9001, đã xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tất cả các yêu cầu được nêu chi tiết trong tiêu chuẩn ISO 9001.

Chứng nhận ISO 9001 là một chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế nêu ra những yếu tố mang tính bao quát, đầy đủ đối với hệ thống quản lý chất lượng. Nó không phải là một yêu cầu bắt buộc và nó có thể chỉ dùng để chuẩn hóa những hoạt động quản lý chất lượng nội bộ trong một tổ chức hoặc nhằm vào những mục đích chứng nhận hay ký kết hợp đồng.

2. Tính chất của tiêu chuẩn ISO 9001

Mục đích: nhằm cung cấp một cơ sở công bằng cho việc đánh giá năng lực của các tổ chức trong việc thỏa mãn và đáp ứng những yêu cầu của khách hàng hay những luật định thích hợp.

Nội dung: ISO 9001 là tiêu chuẩn đánh giá có quy tắc, được sử dụng nhằm có được sự đảm bảm về mặt chất lượng

tính chất của tiêu chuẩn ISO 9001
Tính chất của tiêu chuẩn ISO 9001

Phạm vi: xác định các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng.

Đối tượng áp dụng: ISO 9001 áp dụng cho mọi loại hình, quy mô, lĩnh vực, trình độ,…

Chú ý: Trường hợp nhà sản xuất đáp ứng ISO 9001 thì chỉ có sản phẩm phù hợp được tạo nên. Điều này làm giảm sự cần thiết phải kiểm tra, xác nhận sản phẩm của khách hàng khi tiếp nhận. Nhưng tiêu chuẩn này không nói rõ mọi thứ mà doanh nghiệp cần làm để thõa mãn khách hàng. Sự thiếu sót đây là tương tác qua lại của con người sẽ gây ảnh hưởng đến theo đuổi chất lượng.

Xem thêm: Tiêu chuẩn ISO 9001

3. Lợi ích của việc đạt được giấy chứng nhận ISO 9001

  • Giúp tổ chức/doanh nghiệp củng cố, nâng cao uy tín, hình ảnh của mình với khách hàng, đối tác
  • Tạo lợi thế cạnh tranh – mở rộng thị trường
  • Môi trường làm việc được cải thiện, tốt, có hiệu quả
  • Giúp nhà lãnh đạo quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp/tổ chức một cách khoa học, hợp lý.
  • Cải thiện hiệu quả việc kinh doanh, gia tăng lợi nhuận nhờ vào việc sử dụng nguồn lực, không hao tốn chi phí, cải tiến không ngừng.
Một số lợi ích khi đạt được chứng nhận ISO 9001
Một số lợi ích khi đạt được chứng nhận ISO 9001
  • Nâng cao năng suất, chất lượng dịch vụ, sản phẩm ổn định
  • Giảm chi phí, phế phẩm và cả giá thành
  • Đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng hay đối tác
  • Quản lý được những rủi ro
  • Tăng cơ hội quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
  • Xây dựng thường hiệu bền vững nhờ vào việc đáp ứng mọi nhu cầu ngành, nhà nước về quản lý chất lượng.

4. Làm thế nào để đạt được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001?

Làm thế nào để đạt được chứng chỉ ISO 9001
Làm thế nào để đạt được chứng chỉ ISO 9001

Để được cấp giấy chứng nhận ISO 9001, các tổ chức/doanh nghiệp cần phái:

  • Thiết lập, xây dựng, triển khai thực hiện hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với những nguyên tắc của tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản mới nhất (2015)
  • Chọn tổ chức chứng nhận uy tín để họ thực hiện việc đánh giá (tiếp xúc ban đầu, đăng ký chứng nhận, chuẩn bị đánh giá, đánh giá sơ bộ, đánh giá chính thức, xem xét hồ sơ đánh giá và có những hành động cần khắc phục, cuối cùng là quyết định chứng nhận.
  • Nếu tổ chức/doanh nghiệp đạt được những tiêu chí, yêu cầu thì tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng chỉ ISO 9001 cho đơn vị đó. Nó được kiểm tra, giám sát định kỳ hàng năm, có hiệu lực là 3 năm và cần đánh giá lại sau thời gian này.

5. Quy trình đánh giá chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001

Dưới đây là một số bước giúp cho khách hàng thuận tiên hơn trong các bước thức hiện việc chứng nhận tiêu chuẩn này.

Bước 1: Thu thập thông tin để xác định phạm vi

Bước 2: Thực hiện đánh giá sơ bộ để có thể xác định được mức độ đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn.

Quy trình đánh giá chứng nhận ISO 9001

Quy trình đánh giá chứng nhận ISO 9001:2015

Bước 3: Có 2 giai đoạn

  • Giai đoạn 1 là đánh giá hồ sơ, tài liệu,….
  • Giai đoạn 2 là đánh giá tại hiện trường toàn bộ những yếu tố theo những yêu cầu của tiêu chuẩn.

Bước 4: Thực hiện những hành động khắc phục nếu có, cấp giấy chứng nhận có thời hạn 3 năm trên cơ sở giám sát định kỳ

Bước 5: Kiểm tra, đánh giá định kỳ để đảm bảo hệ thống vẫn được tiếp tục, duy trì, cải tiến có hiệu quả

Bước 6: Tái chứng nhận đánh giá sau 3 năm

6. Chi phí để thực hiện chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng

Tùy theo số lượng sản phẩm, dịch vụ, quy mô, lĩnh vực hoạt động của mỗi doanh nghiệp, nên chi phí chứng chỉ ISO 9001 sẽ không giống nhau và nó là một chi phí nhỏ trong việc thực hiện xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn ISO.

Chi phí thực hiện chứng chỉ ISO 9001
Chi phí thực hiện chứng chỉ ISO 9001

Đa phần, chi phí chứng nhận được chia thành 2 yếu tố sau:

  • Chi phí triển khai thực hiện, xây dựng, áp dụng tổ chức/doanh nghiệp theo chuẩn ISO
  • Chi phí chứng chỉ ISO từ tổ chức chứng nhận.

Trên đây là một số chia sẻ của VCR về chứng nhận ISO 9001. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này có thể giúp tổ chức, quý doanh nghiệp trả lời được câu hỏi "chứng nhận ISO 9001 là gì".

Phuong.

Từ khóa: