Kiểm nghiệm mỹ phẩm là một công đoạn tối quan trọng, quyết định sản phẩm của doanh nghiệp có được công bố và lưu hành trên thị trường hay không. Công đoạn này sẽ giúp các cơ quan có thẩm quyền kiểm soát được chất lượng mỹ phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng. Vậy kiểm nghiệm mỹ phẩm là gì? Có thể áp dụng các chỉ tiêu nào để đánh giá? Cùng VCR tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu kiểm nghiệm mỹ phẩm là gì?

Kiểm nghiệm mỹ phẩm được biết đến là một hình thức kiểm soát chất lượng mỹ phẩm của các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bao gồm các công đoạn thử nghiệm các chỉ tiêu an toàn của từng thành phần, chất hỗ trợ và chất bổ sung trong suốt quá trình sản xuất.

Kết quả của quá trình kiểm nghiệm sẽ giúp cơ quan nhà nước đánh giá được chính xác chất lượng, từ đó đưa ra quyết định công bố hoặc loại bỏ sản phẩm nhằm đảm bảo quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng.

Kiểm nghiệm chất lượng mỹ phẩm là công đoạn bắt buộc phải thực hiện trước khi sản phẩm được lưu hành trên thị trường.
Kiểm nghiệm chất lượng mỹ phẩm là công đoạn bắt buộc phải thực hiện trước khi sản phẩm được lưu hành trên thị trường.

Xem thêm: Hiểu rõ về kiểm soát chất lượng

Tại sao cần thực hiện kiểm nghiệm mỹ phẩm?

Việc kiểm soát chất lượng mỹ phẩm được coi là một công đoạn bắt buộc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp. Việc này sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn cho chính doanh nghiệp, người sử dụng cũng như các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là:

  • Cơ quan nhà nước thông qua kết quả kiểm nghiệm mỹ phẩm có thể đánh giá chính xác chất lượng của sản phẩm và đưa ra quyết định đúng đắn.
  • Người tiêu dùng được tiếp cận với những loại mỹ phẩm chất lượng tốt, có tính an toàn cao.
  • Doanh nghiệp sau khi thực hiện kiểm soát chất lượng mỹ phẩm theo đúng tiêu chí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ nhận được giấy cấp phép công bố và lưu hành. Không chỉ vậy, chất lượng sản phẩm tốt cũng giúp công ty nâng cao uy tín và tạo dựng niềm tin đối với người tiêu dùng.
  • Phát hiện những sai sót và nguy hiểm tiềm tàng trong thành phần và quy trình sản xuất để có sự can thiệp, khắc phục kịp thời. Tránh phát sinh rủi ro về sức khỏe người dùng cũng như lãng phí nhân công, chi phí sửa chữa.
Kết quả kiểm nghiệm mỹ phẩm sẽ quyết định chất lượng của sản phẩm có đáp ứng tiêu chuẩn an toàn của Bộ Y Tế hay không.
Kết quả kiểm nghiệm mỹ phẩm sẽ quyết định chất lượng của sản phẩm có đáp ứng tiêu chuẩn an toàn của Bộ Y Tế hay không.

Các phương pháp kiểm nghiệm chất lượng mỹ phẩm

Thiết bị phòng sạch VCR liệt kê chi tiết 2 phương pháp kiểm nghiệm mỹ phẩm được ứng dụng phổ biến hiện nay.

Kiểm nghiệm chất lượng mỹ phẩm trên động vật

Kiểm nghiệm mỹ phẩm trên động vật là phương pháp sử dụng các loài động vật như thỏ, chuột,... với mục đích kiểm soát chất lượng mỹ phẩm. Hình thức kiểm nghiệm này giúp đánh giá chính xác và nhanh chóng chất lượng mỹ phẩm.

Tuy nhiên, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và số lượng động vật trên thế giới. Chính vì vậy, rất nhiều nước đã lên án và phản đối phương pháp được đánh giá là có phần hơi mất nhân tính này.

Kiểm nghiệm mỹ phẩm qua xét nghiệm mẫu

Thay vì lấy tính mạng của động vật ra để kiểm nghiệm độ an toàn của mỹ phẩm, bạn có thể áp dụng phương pháp xét nghiệm mẫu. Đây là hình thức được ứng dụng phổ biến hiện nay. Các chuyên gia dùng các loại máy móc hiện đại, phân tích và kiểm tra mẫu tiêu chuẩn là được.

Kiểm nghiệm chất lượng mỹ phẩm qua xét nghiệm mẫu được các chuyên gia ứng dụng phổ biến hiện nay.
Kiểm nghiệm chất lượng mỹ phẩm qua xét nghiệm mẫu được các chuyên gia ứng dụng phổ biến hiện nay.

Ưu điểm của phương pháp này là đưa ra thông tin chính xác về các thành phần và không ảnh hưởng đến bất kỳ giống loài nào. Tuy nhiên, do không tiến hành trực tiếp trên con người hay động vật nên độ an toàn chỉ mang tính tương đối, mặc dù kết quả chênh lệch chỉ là một con số rất nhỏ.

Các chỉ tiêu đánh giá khi kiểm nghiệm mỹ phẩm

Dưới đây là 3 chỉ tiêu đánh giá bắt buộc cần có trong quá trình kiểm nghiệm mỹ phẩm:

1. Nhóm chỉ tiêu kiểm nghiệm chất lượng mỹ phẩm cảm quan

Nhóm chỉ tiêu cảm quan bao gồm những tiêu chí quan trọng về trạng thái, màu sắc, mùi vị mà có con người có thể cảm nhận rõ ràng thông qua các giác quan của mình.

Đây là nhóm chỉ tiêu chất lượng của các loại mỹ phẩm và không bắt buộc phải kiểm tra về mặt pháp lý để có được giấy thông hành trên thị trường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp muốn đánh giá tổng quan để điều chỉnh và đảm bảo chất lượng tốt nhất khi đến tay người tiêu dùng thì không thể bỏ qua tiêu chí này khi kiểm nghiệm.

2. Nhóm chỉ tiêu kiểm nghiệm mỹ phẩm kim loại nặng

Theo Thông tư 06 năm 2011 được công bố bởi Bộ Y Tế quy định về quản lý mỹ phẩm, khi thực hiện kiểm nghiệm mỹ phẩm phải đáp ứng tiêu chí kim loại nặng tối thiểu theo hướng dẫn chi tiết dưới đây:

  • Thủy ngân giới hạn nồng độ tối đa cho phép trong mỹ phẩm là 1 phần triệu (1ppm).
  • Asen giới hạn nồng độ tối đa cho phép có trong mỹ phẩm là 5 phần triệu (5ppm).
  • Chì giới hạn nồng độ tối đa cho phép có trong mỹ phẩm là 20 phần triệu (20ppm).
Nhóm chỉ tiêu kiểm nghiệm mỹ phẩm kim loại nặng là yêu cầu bắt buộc trong quy trình kiểm soát chất lượng mỹ phẩm.
Nhóm chỉ tiêu kiểm nghiệm mỹ phẩm kim loại nặng là yêu cầu bắt buộc trong quy trình kiểm soát chất lượng mỹ phẩm.

3. Nhóm chỉ tiêu kiểm nghiệm mỹ phẩm vi sinh vật

Bên cạnh tiêu chí giới hạn về kim loại nặng, nhóm chỉ tiêu vi sinh vật cũng được thể hiện rõ qua Thông tư 06 trong quản lý mỹ phẩm như sau:

  • Tổng số vi sinh vật đếm trong sản phẩm dành cho trẻ em dưới 3 tuổi, tiếp xúc trực tiếp với mắt hoặc niêm mạc =< 500 cfu/g.
  • Tổng số vi sinh vật đếm được trong nhóm sản phẩm khác =< 1000 cfu/g.
  • P.aeruginosa trong sản phẩm dành cho trẻ em dưới 3 tuổi, tiếp xúc trực tiếp với mắt hoặc niêm mạc không được có trong 0,1g hoặc 0,1ml mẫu thử.
  • P.aeruginosa trong sản phẩm khác không được có trong 0,1g hoặc 0,1ml mẫu thử.
  • S.aureus trong sản phẩm dành cho trẻ em dưới 3 tuổi, tiếp xúc trực tiếp với mắt hoặc niêm mạc không được có trong 0,1g hoặc 0,1ml mẫu thử.
  • S.aureus trong sản phẩm khác không được có trong 0,1g hoặc 0,1ml mẫu thử.
  • C.albicans trong sản phẩm dành cho trẻ em dưới 3 tuổi, tiếp xúc trực tiếp với mắt hoặc niêm mạc không được có trong 0,1g hoặc 0,1ml mẫu thử.
  • C.albicans trong sản phẩm khác không được có trong 0,1g hoặc 0,1ml mẫu thử.

Trong đó, nhóm tiêu chỉ tiêu vi sinh vật cần đáp ứng các lưu ý:

  • Chỉ tiêu tổng số vi sinh vật đếm được tính bằng tổng số vi khuẩn hiếu khí và tổng số nấm men, nấm mốc.
  • Các chỉ tiêu về tổng số vi sinh vật đếm được và P.aeruginosa là bắt buộc phải kiểm nghiệm.
  • Bên cạnh đó, cơ sở có thể sẽ yêu cầu thêm chỉ tiêu kích ứng da để có đánh giá toàn diện nhất về độ an toàn và chất lượng của mỹ phẩm.

Xem thêm: Kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật

Tham khảo các trung tâm kiểm nghiệm mỹ phẩm uy tín

Dưới đây là những gợi ý của thiết bị phòng sạch VCR về các địa chỉ trung tâm kiểm nghiệm mỹ phẩm chất lượng uy tín, được các doanh nghiệp tin tưởng hiện nay:

Hình ảnh thực tế bên trong một trung tâm kiểm nghiệm chất lượng mỹ phẩm tại Việt Nam.
Hình ảnh thực tế bên trong một trung tâm kiểm nghiệm chất lượng mỹ phẩm tại Việt Nam.

Địa chỉ 1: Viện kiểm nghiệm thuốc trung ương

Viện kiểm nghiệm thuốc trung ương có chiều dài 60 năm lịch sử hình thành và phát triển. Đây là hệ thống kiểm nghiệm thuốc chủ đạo, gắn liền với sự phát triển của ngành dược Việt Nam.

Cơ sở 1 tại số 48 đường Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Cơ sở 2 tại đường Tựu Liệt, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Địa chỉ 2: Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội

Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 4015/QĐ – UBND ngày 06/8/2018. Trung tâm này thực hiện chức năng nhiệm vụ kiểm nghiệm mỹ phẩm, thuốc bao gồm nguyên liệu, phụ liệu.

Cơ sở đặt tại số 7, ngõ 107, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.

Viện kiểm nghiệm và Kiểm định chất lượng
Viện kiểm nghiệm và Kiểm định chất lượng VnTest được nhiều doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn.

Địa chỉ 3: Viện kiểm nghiệm và Kiểm định chất lượng VnTest

Viện kiểm nghiệm và Kiểm định chất lượng VnTest đã được công nhận chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017. Địa chỉ này hứa hẹn cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm mỹ phẩm với mức chi phí cạnh tranh nhất thị trường hiện nay.

Cơ sở đặt tại số 7 ngách 168, 21 Ngõ 168 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.

Địa chỉ 4: Viện kiểm nghiệm thuốc TP.HCM

Viện Kiểm Nghiệm Thuốc Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan đầu ngành kiểm nghiệm, trực thuộc Bộ Y tế, đã được BOA công nhận đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 trong lĩnh vực dược (2002) và Bộ Y tế công nhận đạt tiêu chuẩn thực hành tốt phòng thí nghiệm GLP.

Cơ sở đặt tại số 200 đường Cô Bắc, phường Cô Giang, quận 1, TP.HCM.

Trong bài viết trên đây, Thiết bị phòng sạch VCR đã làm rõ khái niệm kiểm nghiệm mỹ phẩm là gì. Bên cạnh đó, cũng giới thiệu các tiêu chí đánh giá và phương pháp kiểm nghiệm cho bạn đọc cái nhìn tổng quan nhất.