Kiểm nghiệm thực phẩm chức năng là gì? Quy trình và chỉ tiêu kiểm nghiệm
Thị trường thực phẩm chức năng trên đường đua tăng trưởng với hàng triệu mặt hàng được lưu hành rộng rãi. Đó là lý do khiến việc thực thi kiểm nghiệm thực phẩm chức năng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tìm hiểu ngay.
- Tìm hiểu chi tiết về thực phẩm chức năng
- Kiểm nghiệm thực phẩm chức năng là gì?
- Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm chức năng theo pháp luật
- 3 chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm chức năng
- Nội dung quy trình kiểm nghiệm thực phẩm chức năng
- FAQ về kiểm nghiệm thực phẩm chức năng
- Những yêu cầu cần đảm bảo khi kiểm nghiệm thực phẩm chức năng là gì?
- Lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm chức năng có mức chi phí là bao nhiêu?
- Pháp luật quy định như thế nào về chế độ kiểm nghiệm định kỳ chất lượng đối với sản phẩm thực phẩm chức năng?
- Quy định pháp luật việc kiểm nghiệm định kỳ đối với thực phẩm chức năng như thế nào?
Theo phân tích của Mordor Intelligence, quy mô thị trường thực phẩm chức năng toàn cầu dự kiến có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm từ 2023 đến 2028 là 2,71%. Song song với đó, việc kiểm nghiệm thực phẩm chức năng trở thành một phần tất yếu nhằm kiểm soát chất lượng trước khi lưu hành đến tay người tiêu dùng. Hãy để Thiết bị phòng sạch VCR làm rõ các vấn đề liên quan ngay trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu chi tiết về thực phẩm chức năng
VCR gửi đến bạn đọc các thông tin chi tiết về thực phẩm chức năng:
Thực phẩm chức năng là gì?
Khái niệm thực phẩm chức năng không còn xa lạ với người tiêu dùng hiện nay. Đây là những loại thực phẩm hoặc thành phần thực phẩm mang lại lợi ích cho sức khỏe và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cơ bản.
Thành phần của thực phẩm chức năng thường chứa hoạt tính sinh học như chất dinh dưỡng (vitamin, protein, khoáng chất,...) hoặc không phải chất dinh dưỡng (polyphenol, chất xơ thực phẩm prebiotic,..) có ảnh hưởng đến một hoặc nhiều chức năng sinh lý, từ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh và giảm nguy cơ mắc bệnh.
Xem thêm: GMP Thực phẩm chức năng
Tuy nhiên, cần phải lưu ý, đây không phải là thuốc và không thể thay thế thuốc. Thực phẩm chức năng cũng không phải là siêu thực phẩm hay loại thực phẩm thần kỳ như những loại quảng cáo hoa mỹ.
Phân loại thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng thường được phân thành các loại như sau:
- Thực phẩm thông thường không bị biến đổi như trái cây, rau, ngũ cốc, quả hạch, hạt, đậu, sữa, cá và thịt.
- Thực phẩm biến đổi thông qua việc bổ sung, tăng cường chất dinh dưỡng, vi chất, enzyme, hóa chất hoặc các yếu tố có lợi cho sức khỏe như bơ thực vật, thực phẩm lên men,...
- Thực phẩm chức năng chứa thành phần thực phẩm cô lập hoặc tổng hợp dụ như carbohydrate khó tiêu cung cấp các hiệu ứng tiền sinh học.
Cần lưu ý gì khi sử dụng thực phẩm chức năng?
Để sử dụng thực phẩm chức năng an toàn và hiệu quả, bạn cần phải nắm chắc những lưu ý quan trọng sau đây:
- Thực phẩm chức năng không phải là thuốc đồng thời không có tác dụng chữa bệnh.
- Trước khi sử dụng cần cân nhắc kỹ càng giữa lợi ích và nguy cơ đem lại.
- Không lạm dụng trong thời gian dài mà cần phải thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng kèm theo.
- Xem kỹ thành phần của thực phẩm chức năng trước khi sử dụng. Có một số loại chứa hoạt tính sinh học mạnh sẽ phản ứng khi sử dụng với thuốc hoặc quá liều.
Kiểm nghiệm thực phẩm chức năng là gì?
Theo khoản 7 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010, kiểm nghiệm thực phẩm là việc thực hiện hoạt động thử nghiệm với mục đích đánh giá chất lượng theo các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng, đối với các yếu tố như thực phẩm, phụ thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm. Để từ đó đưa ra quyết định loại bỏ hay chấp nhận lưu hành trên thị trường.
Trong đó, việc kiểm kiểm nghiệm thực phẩm chức năng luôn được đề cao và thiết lập chặt chẽ, đảm bảo an toàn sức khỏe người dùng và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng do cơ quan nhà nước đề ra.
Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm chức năng theo pháp luật
Bộ Y Tế ban bố chi tiết các quy định về kiểm nghiệm thực phẩm chức năng thông qua các Thông tư về quản lý thực phẩm. Cụ thể như sau:
Quy định 1: Theo Điều 5 của Thông tư 43/2014/TT-BYT, kiểm nghiệm chức năng phù hợp với các quy định an toàn thực phẩm và tuân thủ quy định của Bộ Y Tế khi tác dụng của hoạt chất chính là công dụng chủ đạo của sản phẩm thì đơn vị kiểm nghiệm phải định lượng hoạt chất chính đó có trong sản phẩm. Đối với hoạt chất chính chưa có phương pháp thử và mẫu chuẩn để kiểm nghiệm định lượng thì phải công bố hàm lượng thành phần có chứa hoạt chất chính trong hồ sơ công bố.
Xem thêm: Các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
Quy định 2: Sau khi kiểm nghiệm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, nội dung công bố thực phẩm chức năng đó là hàm lượng vitamin và khoáng chất và công bố khuyến cáo về sức khỏe cũng như các đối tượng sử dụng.
3 chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm chức năng
Khi thực hiện bản kiểm nghiệm thực phẩm chức năng, cần bao gồm các chỉ tiêu quan trọng sau đây:
Chỉ tiêu vật lý - cảm quan
- Khi đánh giá chỉ tiêu cảm quan cần quan sát màu sắc, đánh giá trạng thái, mùi, vị của thực phẩm chức năng.
- Xem xét các chỉ số khúc xạ, tỉ trọng, độ cứng, độ pH,...
- Thử độ rã, độ hòa tan, độ đồng đều khối khối lượng, độ đồng đều hàm lượng.
Chỉ tiêu chất lượng
Trong quá trình kiểm nghiệm thực phẩm chức năng, để đánh giá chỉ tiết chất lượng có đạt chuẩn hay không, cần thực hiện phép thử với:
- Thành phần đa lượng như độ ẩm, tro, protein, lipid, carbohydrate.
- Thành phần vi lượng bao gồm các loại vitamin tan trong dầu, vitamin tan trong nước, các loại khoáng chất và một số hoạt chất như Cholin, Taurin, nucleotide, HMO,…
- Áp dụng kỹ thuật sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao để định tính dược liệu.
- Định lượng những hoạt chất có nguồn gốc từ dược liệu như Flavonoid, Isoflavone, Silymarin,…
- Định lượng các hoạt chất có nguồn gốc tổng hợp như Glucosamine, MSM, Glutathione,…
- Phân tích chi tiết các chỉ tiêu xơ tiêu hóa (GOS, FOS, Glucomannan,…)
- Phân tích chi tiết các chỉ tiêu lợi khuẩn (Lactobacillus, Bifidobacterium,…)
- Phân tích thành phần tá dược, phụ gia như phẩm màu, chất bảo quản, hương liệu,… có trong thực phẩm chức năng.
Chỉ tiêu an toàn
Để thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm chức năng và đánh giá các chỉ tiêu an toàn có đạt tiêu chuẩn hay không, cần thực hiện:
- Xác định chính xác hàm lượng kim loại nặng: Pb, Cd, As, Hg (vô cơ và hữu cơ) có trong thực phẩm chức năng.
- Phân tích độc tố vi nấm (Aflatoxin, Ochratoxin, Citrinin,….), dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật (Pesticide) và xác định giới hạn ô nhiễm vi sinh vật (E. coli, nấm men, mốc,….).
- Xác định và phân tích các chất tân dược trộn trái phép như Sildenafil và các chất ức chế PDE5 trong thực phẩm chức năng cường dương; Sibutramine và các chất tương tự trong thực phẩm chức năng giảm cân; Phenformin, Metformin,….trong thực phẩm chức năng tiểu đường; Corticoid, NSAIDs trong thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp.
- Sàng lọc và phân tích các chất chưa xuất hiện trên hệ thống sắc ký phân giải cao (HR-MS).
Nội dung quy trình kiểm nghiệm thực phẩm chức năng
Quy trình kiểm nghiệm thực phẩm chức năng sẽ được thực hiện tại các Trung tâm kiểm nghiệm theo 2 nội dung chính để lấy cơ sở xác định hoạt chất chính cấu thành lên công dụng của sản phẩm. Đó là:
- Đối với các hoạt chất chính cấu thành nên công dụng của sản phẩm và các đơn vị kiểm nghiệm trong nước có thể thực hiện kiểm nghiệm được thì phải định lượng cụ thể hoạt chất chính đó trong sản phẩm.
- Đối với các hoạt chất chính mà đơn vị kiểm nghiệm trong nước không có phương pháp thử hoặc mẫu chuẩn để kiểm nghiệm định lượng thì cần công bố hàm lượng thành phần có chứa hoạt chất chính trong hồ sơ công bố.
FAQ về kiểm nghiệm thực phẩm chức năng
VCR giải đáp các vấn đề thắc mắc thường gặp liên quan trực tiếp đến kiểm nghiệm thực phẩm chức năng.
Những yêu cầu cần đảm bảo khi kiểm nghiệm thực phẩm chức năng là gì?
Theo Điều 45 Luật An toàn thực phẩm 2010 khi kiểm nghiệm thực phẩm chức năng cần đảm bảo các yêu cầu quan trọng đó là tính khách quan và chính xác. Đồng thời cần tuân thủ các quy định về chuyên môn kỹ thuật trong suốt quy trình trình thực hiện kiểm nghiệm.
Lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm chức năng có mức chi phí là bao nhiêu?
Quy định về chi phí lấy mẫu và xét nghiệm thực phẩm được thể hiện rất rõ thông qua Điều Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 như sau:
- Kiểm nghiệm theo yêu cầu của cá nhân tổ chức, nếu có yêu cầu lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm chức năng thì cá nhân tổ chức phải tự chi trả chi phí này.
- Kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ công tác quản lý nhà nước thì chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm chức năng để kiểm tra thanh tra an toàn thực phẩm do chính cơ quan quyết định việc kiểm tra, thanh tra chi trả. Căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm, nếu kết luận tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định pháp luật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân đó phải hoàn trả khoản chi phí này cho cơ quan kiểm tra, thanh tra.
Pháp luật quy định như thế nào về chế độ kiểm nghiệm định kỳ chất lượng đối với sản phẩm thực phẩm chức năng?
Theo Điều 5 Thông tư 43/2014/TT-BYT, Bộ Y Tế quy định về chế độ kiểm nghiệm định kỳ chất lượng thực phẩm chức năng cụ thể như sau:
- Các đơn vị kiểm nghiệm trong nước thực hiện kiểm nghiệm được các hoạt chất có tác dụng chính tạo nên công dụng của sản phẩm thì phải định lượng hoạt chất chính đó trong sản phẩm.
- Các đơn vị kiểm nghiệm trong nước chưa có phương pháp thử, mẫu thử để tiến hành kiểm nghiệm định lượng hoạt chất chính tạo nên công dụng sản phẩm thì bắt buộc phải công bố hàm lượng thành phần chứa hoạt chất chính trong hồ sơ công bố.
Quy định pháp luật việc kiểm nghiệm định kỳ đối với thực phẩm chức năng như thế nào?
Việc kiểm nghiệm định kỳ đối với thực phẩm chức năng theo quy định pháp luật như sau:
- Kết quả kiểm nghiệm thực phẩm chức năng xác định sản phẩm có hiệu quả về công dụng đối với sức khỏe con người;
- Thử nghiệm công dụng có hiệu quả đối với sức khỏe con người hay không phải được thực hiện tại những tổ chức có chức năng nghiên cứu khoa học y học. Những sản phẩm công bố khuyến cáo có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh phải được thử nghiệm tại các bệnh viện có cơ sở nghiên cứu khoa học từ tuyến tỉnh trở lên.
- Nếu thử nghiệm công dụng có hiệu quả đối với sức khỏe con người được thực hiện tại nước ngoài, phải được thực hiện ở đơn vị được cơ quan thẩm quyền nước đó thừa nhận, công nhận hoặc được đăng tải trên các tạp chí khoa học.
Trên đây là chi tiết về quy định và các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm chức năng mà VCR chia sẻ. Hi vọng giúp bạn đọc tiếp cận được những thông tin hữu ích và hiểu hơn về tầm quan trọng của kiểm nghiệm.