Trong bài viết này, cùng VCR tìm hiểu những nội dung cần biết, không thể bỏ lỡ về tiêu chuẩn này nhé.

1. Tiêu chuẩn OHSAS 18001 là gì?

Tiêu chuẩn OHSAS 18001 là một hệ thống đánh giá An toàn lao động và Sức khỏe nghề nghiệp (Occupational Health and Safety Assessment Series - OHSAS). Mã hiệu đầy đủ của tiêu chuẩn này là BS OHSAS 18001 (BS là viết tắt của British Standard). Nó được xây dựng và ban hành bởi Viện tiêu chuẩn Anh vào năm 1999 và được sửa đổi lại năm 2007.

Tiêu chuẩn OHSAS 18001 được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn cầu như một phương pháp đánh giá hệ thống quản lý An toàn lao động và Sức khỏe nghề nghiệp. Bằng cách thiết lập một hệ thống quản lý được xác định rõ ràng tại các cơ sở, tổ chức có thể xác định và kiểm soát các nguy cơ liên quan đến an toàn và sức khỏe, giúp giảm thiểu các rủi ro cho người lao động, khách thăm quan và các nhà thầu bên ngoài. Đồng thời, tiêu chuẩn cung cấp cơ hội cho việc đề ra quy trình đánh giá, cải tiến liên tục sự an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp tại các cơ sở.

tiêu chuẩn OHSAS 18001 là gì
Tiêu chuẩn OHSAS 18001 là gì ?

Trong OHSAS 18001, khung chính tuân thủ nguyên lý cải tiến liên tục mô hình PDCA.

1. Plan - Lập kế hoạch

Ban lãnh đạo đánh giá phạm vi và lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thiết lập chính sách bảo đảm An toàn lao động và Sức khỏe nghề nghiệp cho nhân viên.

Các bộ phận và phòng ban tiến hành nhận diện các mối nguy và đánh giá các rủi ro có thể dẫn đến mất an toàn và tai nạn lao động, cũng như các điều kiện môi trường làm việc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Sau đó, xác định các mối nguy cần áp dụng biện pháp kiểm soát để ngăn chặn, phòng ngừa hoặc giảm thiểu hậu quả khi xảy ra.

Doanh nghiệp cần phải thu thập các yêu cầu pháp lý của nhà nước, các yêu cầu của bên liên quan để xem xét những yêu cầu nào buộc phải tuân thủ trong quá trình nhận diện các mối nguy.

Dựa trên kết quả phân tích mối nguy, rủi ro và xem xét yêu cầu pháp lý, doanh nghiệp cần:

  • Thiết lập các mục tiêu cụ thể để chính sách An toàn lao động và Sức khỏe nghề nghiệp có thể được thực hiện và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra (bao gồm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, vi phạm luật về An toàn lao động và Sức khỏe).
  • Thiết lập các chương trình và biện pháp quản lý liên quan đến An toàn lao động và Sức khỏe nghề nghiệp để đảm bảo khả năng đạt được các mục tiêu đã đề ra.

2. Do – Thực hiện

Trong quá trình thực hiện, áp dụng, vận hành hệ thống OH&S, có các công việc chính cần được triển khai như sau:

  • Xây dựng một cơ cấu quản lý cho các chương trình OH&S bằng cách chỉ định rõ vai trò và trách nhiệm của từng cá nhân liên quan.
  • Đảm bảo nguồn lực đầy đủ, bao gồm nhân sự cần thiết, để duy trì các hoạt động và chương trình về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Hỗ trợ đào tạo nhân sự để họ đạt được trình độ và kỹ năng an toàn lao động cần thiết. Xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao động cần thiết để ngăn ngừa rủi ro về tai nạn lao động và tác động của môi trường độc hại đến sức khỏe của nhân viên.
  • Tiến hành tổ chức đào tạo cho nhân viên và nhà thầu phụ làm việc trong doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức về các rủi ro liên quan đến an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp. Đồng thời, đảm bảo rằng họ hiểu rõ hậu quả có thể xảy ra nếu không kiểm soát được những rủi ro này và đủ năng lực để thực hiện các biện pháp kiểm soát.
  • Thiết lập các quy trình hiệu quả để đảm bảo việc truyền đạt thông tin về vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong tổ chức. Đồng thời, đáp ứng các yêu cầu thông tin liên quan đến OH&S với các bên liên quan bên ngoài một cách chính xác và kịp thời.
  • Tổ chức cuộc tham vấn với người lao động trong quá trình xác định các mối nguy, xây dựng các chương trình kiểm soát rủi ro, tiến hành điều tra tai nạn lao động và các bệnh nghề nghiệp phát sinh.
  • Xác lập, lan tỏa và duy trì tài liệu của hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp để đảm bảo tính hiệu quả và liên tục cải thiện.
  • Thiết lập và duy trì các hoạt động kiểm soát thực thi để đảm bảo rằng tất cả các thủ tục liên quan đến mục tiêu về OH&S được thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn.
  • Bảo đảm sự sẵn sàng và ứng phó trong các trường hợp khẩn cấp bằng cách xây dựng và thử nghiệm kế hoạch phản ứng khẩn cấp, đồng thời đánh giá khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp.

3. Check – Kiểm tra

Hoạt động kiểm tra là quá trình đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của các quy trình trong hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp, bao gồm các biện pháp sau:

  • Thực hiện giám sát và đo lường kết quả hoạt động kiểm soát An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp (OH&S) theo định kỳ.
  • Đánh giá tình hình tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức đã đề ra.
  • Thiết lập và duy trì các thủ tục để xác định trách nhiệm và quyền hạn trong việc xử lý, điều tra và khắc phục các vi phạm OH&S, cũng như thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
  • Quản lý hồ sơ OH&S bằng việc thiết lập và duy trì các thủ tục để phân loại, bảo quản và xử lý hồ sơ liên quan.
  • Thực hiện đánh giá nội bộ định kỳ để xác định mức độ phù hợp của hệ thống quản lý OH&S hiện tại với tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007.

4. Action – Hành động

Lãnh đạo doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá và xem xét mặt quản lý của hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp theo các giai đoạn phù hợp.

Bằng việc liên tục và thường xuyên duy trì các yêu cầu liên quan đến "Hành động”, doanh nghiệp có thể không ngừng cải tiến hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp, đồng thời cải thiện tổng kết quả trong việc kiểm soát An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp của tổ chức.

2. Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001

Đối tượng áp dụng OHSAS 18001:2007
Đối tượng áp dụng OHSAS 18001:2007

Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 có thể áp dụng cho mọi loại hình tổ chức, quy mô. Đây là lựa chọn thích hợp cho các tổ chức và doanh nghiệp quan tâm đến việc cải thiện hiệu quả quản lý và giảm thiểu tai nạn lao động tại nơi làm việc. Bằng cách xây dựng một hệ thống được chứng nhận bởi bên thứ ba, tổ chức có thể chứng minh cam kết nghiêm túc trong việc tuân thủ các quy định về an toàn và sức khỏe, đồng thời tạo niềm tin cho nhân viên, nhà cung cấp và khách hàng về môi trường làm việc an toàn và chất lượng.

3. Lợi ích của tiêu chuẩn OHSAS 18001

Tiêu chuẩn OHSAS 18001 mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng và giúp doanh nghiệp có được ưu thế cạnh tranh bằng cách:

  • Giảm thiểu nguy cơ gián đoạn sản xuất.
  • Tạo ra môi trường kinh doanh an toàn.
  • Chứng minh cam kết duy trì hiệu quả chính sách an toàn và sức khỏe.

Một số lợi ích khác giúp tổ chức hoạt động hiệu quả hơn, tuân thủ các yêu cầu pháp lý và nâng cao tinh thần của nhân viên bằng cách tạo ra một môi trường làm việc an toàn hơn. Những lợi ích cho tổ chức bao gồm:

  • Tăng cường uy tín và mở rộng cơ hội kinh doanh mới.
  • Giảm thiểu rủi ro gián đoạn sản xuất khi xảy ra sự cố.
  • Chứng minh cam kết tuân thủ trách nhiệm pháp lý của tổ chức.
  • Tiết kiệm chi phí bảo hiểm bắt buộc có thể phát sinh.
  • Duy trì sự tuân thủ theo yêu cầu pháp lý
  • Xây dựng một hệ thống bền vững để duy trì và liên tục cải tiến an toàn và sức khỏe.

4. Sự khác nhau giữa OHSAS 18001 và ISO 45001

Về cấu trúc

Tiêu chuẩn ISO 45001 có sự khác biệt rõ rệt so với OHSAS 18001, vì nó dựa trên Hướng dẫn ISO 83 (Phụ lục SL) để xác định cấu trúc, văn bản và thuật ngữ chung cùng các định nghĩa cho các hệ thống quản lý khác như ISO 14001, ISO 9001, v.v.

Mục tiêu của việc tạo ra cấu trúc này là để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai và tích hợp dễ dàng hơn với các hệ thống quản lý khác một cách hài hòa, hiệu quả và có cấu trúc.

Cấu trúc của ISO 45001 gồm: phạm vi, thuật ngữ và định nghĩa, tài liệu viện dẫn, bối cảnh tổ chức, sự lãnh đạo, điều hành, hoạch định, hỗ trợ, cải tiến, đánh giá kết quả.

Lưu ý rằng, ISO 45001 và OHSAS 18001 có những khác biệt đáng kể. ISO 45001 tập trung nhiều hơn vào bối cảnh tổ chức hơn là chỉ chú trọng đến các yêu cầu kỹ thuật như OHSAS 18001. Do đó, tiêu chuẩn ISO 45001 đòi hỏi các tổ chức xem xét kỹ hơn về các vấn đề liên quan đến sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, cũng như thực hiện đáp ứng kỳ vọng xã hội đối với các vấn đề này trong doanh nghiệp của họ.

Về nội dung

Có khá nhiều điểm khác biệt giữa chứng nhận OHSAS 18001 và ISO 45001. OHSAS 18001 tập trung chủ yếu vào quản lý các mối nguy hiểm liên quan đến an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và các vấn đề nội bộ khác của tổ chức. Trong khi đó, tiêu chuẩn ISO 45001 đặt trọng tâm vào tương tác giữa tổ chức và môi trường kinh doanh.

Sự khác nhau giữa ISO 45001 và OHSAS 18001
Sự khác nhau giữa ISO 45001 và OHSAS 18001

Ngoài sự khác biệt về cấu trúc và nội dung, OHSAS 18001 và ISO 45001 còn được phân biệt theo nhiều cách khác như sau:

OHSAS 18001

ISO 45001

Dựa vào thủ tục, quy trình

Dựa trên quá trình

Không tập trung vào tất cả các điều khoản

Tập trung vào tất cả điều khoản

Chỉ đề cập tới rủi ro

Xem xét cả rủi ro và cơ hội

Không bao gồm quan điểm của các bên liên quan

Bao gồm quan điểm của các bên liên quan

Sự khác biệt giữa OHSAS 18001 và ISO 45001 cho thấy sự quan tâm ngày càng cao của các tổ chức và doanh nghiệp đối với vấn đề an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp của cán bộ, công nhân viên. Mặc dù hai tiêu chuẩn này có cách tiếp cận khác nhau, nhưng từ nền tảng có hệ thống quản lý xây dựng theo OHSAS 18001, doanh nghiệp sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn khi chuyển đổi sang ISO 45001.

5. Chứng nhận tiêu chuẩn OHSAS 18001

Mục tiêu của việc chứng nhận hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001:2007 là giảm thiểu đáng kể nguy cơ chấn thương, tai nạn và bệnh nghề nghiệp liên quan đến hoạt động của các tổ chức. Sức khỏe và sự toàn vẹn thể chất của nhân viên đóng vai trò quan trọng trong thành công của một doanh nghiệp.

Chứng nhận OHSAS 18001 là một khung pháp lý hỗ trợ tổ chức đáp ứng các yêu cầu về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc. Triển khai và áp dụng OHSAS 18001 chứng tỏ rõ ràng sự quan tâm của doanh nghiệp đối với vấn đề an toàn trong nghề nghiệp của nhân viên. Điều này cung cấp động lực cho nhân viên, khơi dậy lòng tin và nhiệt huyết để cống hiến hơn cho doanh nghiệp.

Chứng nhận OHSAS 18001
Chứng nhận OHSAS 18001

6. Quy trình đánh giá chứng nhận OHSAS 18001:2007

Bước 1: Đăng kí chứng nhận

Bước 2: Xác định phạm vi đánh giá chứng nhận

Xây dựng và lên kế hoạch đánh giá, nội dung công tác chứng nhận

Bước 3: Đánh giá chứng nhận

Giai đoạn 1: Đánh giá sơ bộ tài liệu. Xem xét sự phù hợp của tài liệu, quy trình áp dụng hiện tại của doanh nghiệp.

Giai đoạn 2: Tổ chức chứng nhận đánh giá chính thức tại cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. Nhằm xem xét sự phù hợp của Hệ thống quản lý hiện tại của doanh nghiệp đối với các yêu cầu của OHSAS 18001

Bước 4: Cấp giấy chứng chỉ OHSAS 18001:2007

Dựa vào kết quả đánh giá, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007. Trong giấy chứng nhận, doanh nghiệp sẽ có thông tin rõ ràng về phạm vi chứng nhận, thời hạn hiệu lực và số hiệu chứng chỉ.

Bước 5: Giám sát định kỳ và duy trì chứng nhận

Giấy chứng nhận OHSAS 18001:2007 có hiệu lực trong 3 năm. Doanh nghiệp/tổ chức sẽ phải thực hiện đánh giá định kỳ tối thiểu 1 năm/lần.

Và đó là những thông tin về tiêu chuẩn OHSAS 18001. Hi vọng qua bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Phuong.

Từ khóa: