Hiện nay, pháp luật đã có một số quy định về quy trình sản xuất phụ gia thực phẩm. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thiết bị phòng sạch VCR để biết rõ hơn.

Tìm hiểu thêm:

1. Bạn biết gì về chất phụ gia thực phẩm?

Trước khi tìm hiểu về quy định của pháp luật về quy trình sản xuất phụ gia thực phẩm, bạn cần nắm được khái niệm chất phụ gia thực phẩm.

Chất phụ gia thực phẩm là chất được bổ sung vào thực phẩm nhằm mục đích cải thiện hương vị, màu sắc hoặc bảo quản trong thời gian dài.

Một số phụ gia thực phẩm đã xuất hiện nhiều trong dân gian và được sử dụng trong nhiều thế kỷ, chẳng hạn: Bảo quản thức ăn bằng cách ngâm đường, ướp muối hoặc sử dụng lưu huỳnh dioxit (SO2) trong rượu vang,... Hiện nay, với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, có thêm nhiều chất phụ gia nhân tạo hoặc tự nhiên đã được tìm ra và ứng dụng hiệu quả.

Chất phụ gia thực phẩm
Chất phụ gia thực phẩm

Nguồn gốc của chất phụ gia thực phẩm có thể từ thiên nhiên, hay được tổng hợp hoặc bán tổng hợp hóa học. Thậm chí, có một số chất phụ gia được tổng hợp từ vi sinh vật như các loại enzyme dùng để sản xuất các sản phẩm từ sữa (sữa chua, bơ,...), hoặc có thể là vitamin cho thêm vào thực phẩm để tăng dinh dưỡng.

2. Điểm qua các chất phụ gia dùng trong sản xuất thực phẩm

  • Các axit thực phẩm: Việc bổ sung các axit thực phẩm nhằm mục đích làm tăng hương vị đậm đà của thực phẩm. Đồng thời, còn có tác dụng chống oxy hóa và bảo quản thực phẩm. Một số loại axit thực phẩm phổ biến: Axit lactic, axit fumaric, axit malic, axit citric, giấm.
  • Chất điều chỉnh độ chua: Sử dụng chất điều chỉnh độ chua nhằm mục đích kiểm soát hoặc thay đổi độ chua và độ kiềm của thực phẩm.
  • Chất tạo màu: Là các chất được sử dụng để tạo màu sắc cho sản phẩm.
  • Chất chống vón cục: Có tác dụng giữ cho các chất bột không bị vón cục, chẳng hạn như sữa bột.
  • Chất chống tạo bọt: Sử dụng chất chống tạo bọt nhằm mục đích ngăn chặn hoặc làm giảm quá trình tạo bọt trong thực phẩm.
  • Chất chống oxy hóa: Giúp bảo quản bằng cách kiềm chế tác động của oxy đối với thực phẩm nói riêng và sức khỏe nói chung.
  • Chất giữ màu: Dùng để duy trì và bảo quản màu hiện hữu của sản phẩm.
  • Chất điều vị: Làm tăng hương vị sẵn có của sản phẩm.
  • Chất giữ ẩm: Ngăn không cho thực phẩm bị khô.
Chất giữ màu giúp duy trì màu hiện hữu của sản phẩm
Chất giữ màu giúp duy trì màu hiện hữu của sản phẩm

Ngoài ra, còn có một số chất phụ gia khác như chất ổn định, chất đẩy, chất tạo hương, chất làm đặc, chất làm ngọt,...

3. Ưu điểm và Hạn chế khi sử dụng chất phụ gia thực phẩm

Tác dụng tích cực của phụ gia thực phẩm

  • Giữ cho thực phẩm tươi lâu hơn, an toàn hơn: Thực phẩm thường chứa một số nấm độc, vi khuẩn, men làm mau hư. Sử dụng chất phụ gia bảo quản giúp làm chậm hư thối và kéo dài thời gian sử dụng.
  • Làm cho thực phẩm trở nên hấp dẫn hơn: Sử dụng chất phụ gia sẽ cải thiện vẻ bề ngoài của thực phẩm như độ mịn, độ cứng, cấu trúc, hình thể,... giúp chúng trở nên hấp dẫn và bắt mắt hơn.
  • Kích thích vị giác và mùi thơm: Chất tạo hương liệu và mùi hương được thêm vào thực phẩm để tăng hương vị và kích thích vị giác của người tiêu dùng. Tuy nhiên, cần sử dụng cẩn thận để đảm bảo an toàn thực phẩm theo đúng quy định.
  • Nâng cao độ dẻo và kết cấu: Một số chất phụ gia có tác dụng tăng cường độ dẻo và kết cấu của thực phẩm, chẳng hạn như chất ổn định, chất làm dày. Đây là chất phụ gia không thể thiếu đối với các sản phẩm bánh mì, sữa chua, kem,...
Giúp thực phẩm có màu sắc bắt mắt
Giúp thực phẩm có màu sắc bắt mắt

Những nguy hại khi lạm dụng chất phụ gia thực phẩm

  • Dễ bị ngộ độc cấp tính nếu dùng quá liều lượng cho phép
  • Mặc dù sử dụng liều lượng nhỏ, nhưng nếu dùng thường xuyên sẽ bị ngộ độc mãn tính do các chất phụ gia thực phẩm tích lũy lâu ngày trong cơ thể và gây tổn thương. Chẳng hạn, khi sử dụng thực phẩm có chứa hàn the, chất này sẽ được đào thải qua phân 1%, qua nước tiểu 81%, qua mồ hôi 3%, 15% còn lại được tích lũy trong các mô thần kinh và mô mỡ, dần dần đồng hóa các amino và ảnh hưởng nguyên sinh chất, gây ra hội chứng ngộ độc mãn tính như tiêu chảy, sụt cân, ăn không ngon,...
  • Nguy cơ hình thành các khối u, dẫn đến ung thư là rất cao.

4. Quy định của pháp luật về quy trình sản xuất phụ gia thực phẩm

Điều kiện để sản xuất phụ gia thực phẩm

Điều 30 Nghị định 15/2018/NĐ - CP đã quy định điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với phụ gia thực phẩm như sau:

Cơ sở kinh doanh sản xuất phụ gia thực phẩm cần đảm bảo các điều kiện:

  • Đáp ứng các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được nêu rõ tại khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 19khoản 1 Điều 21 của Luật an toàn thực phẩm.
  • Chỉ được phối trộn các chất phụ gia thực phẩm nếu các chất đó nằm trong danh mục được phép sử dụng do Bộ Y tế quy định, đồng thời, sản phẩm được phối trộn đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người. Nếu tạo ra sản phẩm mới, cần phải nêu rõ công dụng, đối tượng sử dụng và mức sử dụng tối đa.
  • Việc sang chia, san, chiết phụ gia thực phẩm cần thực hiện tại cơ sở đủ điều kiện và ghi nhãn theo quy định hiện hành.

Như vậy, để mở cơ sở kinh doanh sản xuất phụ gia thực phẩm, cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện nhất định.

Sản xuất chất phụ gia cần đáp ứng các điều kiện nhất định
Sản xuất chất phụ gia cần đáp ứng các điều kiện nhất định

Xử lý vi phạm khi sản xuất phụ gia thực phẩm có chứa phụ gia

Khoản 3 điều 5 thuộc Nghị định 115/2018/NĐ - CP quy định rõ về việc xử phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về sử dụng chất phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong thực phẩm như sau:

3, Đối với hành vi sử dụng chất phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ chịu mức phạt từ 30.000.000 đến 40.000.000 triệu đồng.

Một số hình thức xử phạt bổ sung:

  • Đình chỉ toàn bộ hoặc một phần hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 đến 03 tháng.
  • Bị tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trong thời gian từ 20 đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 5 và 6 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc phải tiêu hủy phụ gia thực phẩm chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm quy định tại Điều này.
  • Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm khoản 6 và 5 Điều này.

Khoản 2 Điều 3 thuộc Nghị định 115/2018/NĐ - CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 thuộc Nghị định 124/2021/NĐ - CP đã ghi rõ mức phạt hành chính đối với cá nhân, tổ chức vi phạm: Cùng một hành vi vi phạm, mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần so với mức phạt cá nhân.

Như vậy, các tổ chức có hành vi vi phạm sản xuất thực phẩm có chứa chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ chịu mức phạt từ 60.000.000 đến 80.000.000 triệu đồng.

Đồng thời, bị buộc tiêu hủy hoàn toàn phụ gia thực phẩm, thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vi phạm.

5. Một số câu hỏi liên quan

Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm như thế nào?

Khoản 1 Điều 7 thuộc Thông tư 24/2019-TT-BYT đã quy định rõ về việc sử dụng phụ gia thực phẩm như sau:

Điều 7: Nguyên tắc sử dụng phụ gia thực phẩm

1, Sử dụng phụ gia thực phẩm trong thực phẩm cần đảm bảo:

a, Phụ gia thực phẩm được phép sử dụng và đúng đối tượng thực phẩm.

b, Đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm, không được sử dụng vượt quá mức tối đa cho phép.

c, Để đạt hiệu quả kỹ thuật mong muốn, cần hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết.

Không được sử dụng vượt quá mức cho phép
Không được sử dụng vượt quá mức cho phép

Sản xuất phụ gia thực phẩm có cần phải công bố không?

  • Cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
  • Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

Như vậy, sản xuất phụ gia thực phẩm thuộc trường hợp tự công bố nên không cần công bố sản phẩm.

Như vậy, VCR đã nêu ra một số quy định liên quan đến quy trình sản xuất phụ gia thực phẩm trong bài viết trên. Các cơ sở kinh doanh sản xuất mặt hàng này cần nắm rõ những quy định trên để tránh xảy ra rủi ro pháp lý, làm ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh.

Từ khóa: