Tìm hiểu quy trình sản xuất nước hoa đơn giản
Nước hoa là loại mỹ phẩm quen thuộc trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được quy trình sản xuất nước hoa, máy móc được áp dụng vào quy trình này gồm những loại nào, hoặc tại sao chỉ với những nguyên liệu đơn giản như hoa ly, hoa hồng, gỗ, cây,... có thể tạo ra chai nước hoa có mùi hương quyến rũ như vậy.
Cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
1. Nguyên lý sản xuất nước hoa
Trước khi tìm hiểu quy trình sản xuất nước hoa, chúng ta cần nắm rõ về nguyên lý sản xuất chúng.
Theo đó, nước hoa được sản xuất dựa trên nguyên lý hòa tan hương thơm vào dung môi hoặc nước. Sau đó, rút tinh dầu ra khỏi một số nguyên liệu ban đầu như: Thân, rễ, cành, quả, lá, hoa,...
Có thể kể đến một vài nguyên liệu thực vật có hàm lượng tinh dầu khá cao:
- Các loại hoa: Hoa lan, lựu, hồng, bưởi, nhài,...
- Các loại vỏ quả: Cam, chanh, bưởi,...
- Các loại quả: Quả lê, quả lý chua đen, mâm xôi,...
- Một số loại cây cỏ: Xạ hương, hoắc hương, hương nhu, bạc hà,...
- Một số vỏ gỗ hoặc cây: Hồi, quế, tuyết tùng,...
Những nguyên liệu này đều có trong tự nhiên, rất dễ tìm kiếm. Tuy nhiên, dựa trên đặc tính riêng của chúng, mỗi loại sẽ có phương pháp điều chế nước hoa khác nhau.
Tùy thuộc vào thành phần mùi hương cũng như từng loại nước hoa mà môi trường dung môi, tỷ lệ nước khác nhau.
Sau khi hoàn tất quá trình điều chế, tiến hành lọc lại nước hoa để lược bỏ các thành phần bị kết tủa.
2. 4 công đoạn trong quy trình sản xuất nước hoa
Giai đoạn 1: Lựa chọn mùi hương
Mỗi loại nước hoa đều mang mùi hương đặc trưng, được tạo ra bởi tinh dầu và thành phần có trong sản phẩm. Một số thành phần phổ biến được áp dụng để tạo ra mùi hương cho nước hoa là vỏ quế, hoa hồng, bưởi, quýt, cam, hoa lá, cây cỏ,...
Bên cạnh đó, còn có một số nguyên liệu quen thuộc khác như các chiết xuất có nguồn gốc từ động vật: Long diên vương, xạ hương,... Đặc tính của các chất này tạo ra mùi hương khá ổn định và độ lưu hương khá lâu.
Kết luận lại, mỗi thành phần và nguyên liệu đều có đặc tính và hương thơm riêng biệt. Tuy nhiên, khi hòa trộn lại với nhau sẽ tạo nên mùi hương vô cùng hấp dẫn. Chính vì vậy, đây là giai đoạn quan trọng để tạo nên chai nước hoa hoàn chỉnh.
Giai đoạn 2: Thực hiện chiết xuất tinh dầu nước hoa
Đối với những nguyên liệu thu được nhưng chưa qua xử lý sẽ đem đi phơi, sấy, làm khô và loại bỏ tạp chất còn tồn đọng. Trong đó, giai đoạn quan trọng nhất là chiết và tinh chế. Tùy thuộc vào đặc tính của từng loại nguyên nhiên liệu mà sử dụng các phương pháp tinh chế, sản xuất riêng biệt để mang lại hiệu quả cao.
Trên thực tế, các nhà máy sản xuất thường sử dụng phương pháp cho vào nồi sấy trong công nghiệp hoặc sử dụng mỡ động vật để chiết tách tinh dầu.
Giai đoạn 3: Thực hiện pha trộn nguyên liệu
Sau khi hoàn tất quá trình chiết xuất và chắt lọc, tinh dầu sẽ được đem đi hòa trộn cùng với cồn. Tùy thuộc vào từng loại nước hoa, mục đích và yêu cầu khác nhau sẽ cân đo nồng độ cồn thích hợp. Thông thường, tỷ lệ pha trộn tinh dầu của các loại nước hoa trên thị trường dao động từ 10 - 20%.
Giai đoạn 4: Hóa già
Sau khi hoàn thành xong các quá trình, hỗn hợp sau khi được trộn lại với nhau sẽ được hóa già từ vài tháng cho đến vài năm. Quá trình này sẽ dừng lại khi lọ nước hoa đạt tiêu chuẩn đề ra.
Tìm hiểu thêm:
- Quy trình sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn diễn ra như thế nào?
- Quy trình vận hành dây chuyền sản xuất mỹ phẩm diễn ra như thế nào?
3. Các phương pháp phổ biến để chiết xuất tinh dầu
3.1. Phương pháp ép lấy nước
Phương pháp này được sử dụng để áp vỏ của các loại trái cây. Sau khi ép, chúng cần một thời gian để lắng xuống, tiếp tục sử dụng giấy ướt để lọc nhằm mục đích tách nước và tinh dầu làm hai phần riêng biệt.
Phương pháp ép lạnh này thường được ưu tiên sử dụng với các loại quýt, bưởi, chanh, cam,... nhằm giữ nguyên chất lượng tinh dầu.
3.2. Phương pháp chưng cất
Thường được áp dụng cho các nguyên liệu ở dạng rắn như vỏ thân cây nhựa, gỗ,... Cách làm này sẽ giúp cho phần tinh dầu được tách ra khỏi phần bã của nguyên liệu. Sau đó, tiếp tục tiến hành đun sôi cùng với nước, hương thơm bay lên hòa cùng với hơi nước sẽ ngưng tụ trong các ống nghiệm. Sau khi lọc phần nước bị tách ra khỏi phân tử thơm, đợi một thời gian sẽ thu được giọt tinh dầu thơm nguyên chất nhất.
3.3. Phương pháp tách hương liệu
Đây là phương pháp cổ điển và được áp dụng khi công nghệ máy móc chưa phát triển. Phương pháp này được dùng để chiết xuất tinh dầu của những loại hoa cỡ nhỏ như: Hoa cam, hoa nhài,...
Theo đó, người điều chế sẽ rải từng cánh hoa lên mặt kính mỏng, sau đó tiến hành phủ lớp mỡ động vật lên trên. Đợi khoảng 2 ngày sau, cánh hoa héo dần và tinh dầu được bão hòa, hỗn hợp này sẽ được làm sạch bằng cách cho vào rượu.
Để tạo sự tinh khiết và loại bỏ các tạp chất bên trong trong quá trình điều chế, người thực hiện sẽ dùng softact.
3.4. Phương pháp chiết xuất
Phương pháp này cần đến dung môi, thường sẽ là metanola, butan, toluen, mỡ lạnh, ethanol,... được hòa trộn với nguyên liệu thực vật được đun nóng ở nhiệt độ xác định nhằm mục đích hút hết những phân tử chất mang hương của nguyên liệu ban đầu. Điểm nổi bật của phương pháp này là loại bỏ tạp chất không cần thiết như cồn, sáp, mỡ,... Kết quả cuối cùng sẽ thu được lượng tinh dầu cho quá trình pha chế nước hoa.
4. Quy trình sản xuất nước hoa ứng dụng những loại máy móc nào?
Dây chuyền sản xuất nước hoa ứng dụng nhiều loại máy móc khác nhau, chẳng hạn như: Bể chứa tinh thể, máy trộn nguyên liệu, máy đóng nắp, hệ thống xử lý nước, thiết bị đóng gói,...
Dưới đây là một số hệ thống được ứng dụng nhiều nhất trong quy trình sản xuất nước hoa:
Hệ thống xử lý nước thẩm thấu
Đây là hệ thống lọc tinh nhằm giải quyết mọi vấn đề liên quan đến nguồn nước cũng như vệ sinh thường xuyên khi sử dụng máy lọc nước trao đổi ion. Hệ thống này áp dụng nguyên vật lý để đưa nước đi qua màng thẩm thấu ngược có đường kính 1/10.000 micromet, sau đó lược bỏ toàn bộ vi khuẩn, ion và tạp chất.
Do vậy, nhờ hệ thống này mà nguồn nước được sử dụng trong công nghiệp sản xuất thực phẩm, nước hoa hay điện tử được đảm bảo.
Hệ thống máy trộn
Hệ thống máy trộn gồm những loại máy móc khác nhau, ví dụ như máy chiết rót nước hoa. Kết cấu của loại máy này gọn nhẹ, đơn giản nên dễ bảo bảo dưỡng và vận hành. Chiều cao của bề mặt có thể điều chỉnh theo từng bộ phận, các bộ phận được tiếp xúc với thép không gỉ loại 304. Loại máy này phù hợp với nhựa hoặc chai thủy tinh, khi cầm sẽ không gây biến dạng.
Ngoài ra, còn có một số loại máy móc khác như máy đóng gói, máy đóng nắp, máy bơm chiết rót cho chai nhỏ,...
5. Những nguyên tắc cần nhớ khi tự làm nước hoa tại nhà
Lưu ý tầng hương của nước hoa
Một chai nước hoa đúng chuẩn phải có đầy đủ ba tầng nền được sắp xếp theo trình tự như sau:
- Nốt hương đầu (top notes): Là mùi hương mà bạn dễ dàng ngửi thấy ngay lập tức sau khi xịt, giúp gây ấn tượng với người bên cạnh. Top notes chứa mùi hương dễ chịu nhưng nhanh phai, dễ bay hơi trong không khí như hương hoa, mùi trái cây, chỉ lưu hương khoảng 10 phút sau khi xịt.
- Nốt hương giữa (middle notes): Trong ba tầng nền, đây là tầng hương quan trọng nhất, mùi hương sẽ lưu lại trên áo quần khoảng 3 - 6 tiếng. Khoảng 10 - 20 phút đến 1 tiếng sau khi xịt nước hoa, sau khi lớp hương đầu tiêu tán thì sẽ xuất hiện mùi hương của nốt hương giữa. Vì đây là mùi hương chính và đặc trưng nên đội lưu hương sẽ dài hơn.
- Nốt hương cuối (base note): Base note kết hợp với middle notes tạo nên mùi hương đặc trưng của hoa. Nốt hương cuối mang mùi hương đậm đà nhất vì chúng kết hợp lớp giữa và các phân tử mùi trên da lại với nhau.
Thuộc tính bốc hơi của tinh dầu
- Tinh dầu bốc hơi chậm: Thông, quế, cỏ vetiver, hoắc hương, gỗ tuyết tùng, vani, gỗ đàn hương.
- Tinh dầu bốc hơi ở mức độ trung bình: Ylang - ylang, đinh hương, dầu hoa cam, cỏ chanh, phong lữ, hạt nhục đậu khấu.
- Tinh dầu bốc hơi nhanh: Cam, quýt, chanh, hoa hồng, cam bergamot, hoa oải hương, hoa nhài.
6. Lời khuyên cho bạn khi làm nước hoa tại nhà
- Lọ đựng nước hoa phải đảm bảo sạch sẽ và không có bất kỳ mùi nào khác. Với lọ đựng thủy tinh, bạn cần làm sạch nó bằng cách rửa sạch với nước nóng, sau đó đặt chúng vào vỉ nướng bánh và tiến hành hong khô ở nhiệt độ 110 độ C.
- Sử dụng loại cồn mạnh để pha chế nước hoa. Trên thực tế, người ta thường dùng loại cồn 40% – 50% alc/vol hoặc thậm chí là 80% alc/vol.
- Lọ đựng cần có nắp đậy kín, nên chọn lọ thủy tinh màu tối để hạn chế tiếp xúc với ánh sáng.
- Không nên chế tạo mùi hương quá nồng. Theo đó, bạn cần ngửi từng nguyên liệu để xem chúng có thích hợp hòa trộn với nhau không. Nếu quá nhiều tầng hương sẽ làm hỏng lọ nước hoa.
- Khi tự chế nước hoa hoặc tinh dầu, tuyệt đối không nên dùng dụng cụ nhà bếp. Bởi vì, dầu mỡ từ nhà bếp sẽ làm hỏng nước hoa và làm ô nhiễm tinh dầu của bạn.
Thông tin trên của VCR đã đề cập đến quy trình sản xuất nước hoa để bạn đọc nắm rõ. Hy vọng, bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan hơn và áp dụng quy trình vào thực tế thành công.