Vậy sữa tươi tiệt trùng được sản xuất như thế nào? Hãy cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu về quy trình sản xuất sữa tươi tiệt trùng qua bài viết sắp được chia sẻ dưới đây.

Sữa tươi tiệt trùng là loại sữa được xử lý ở nhiệt độ cao, khoảng 138 - 141 độ C trong thời gian từ 2 - 4 giây. Công đoạn xử lý sẽ làm mất hại khuẩn, nhưng cũng làm mất lợi khuẩn có trong sữa. Tiếp đó, sữa sẽ được làm lạnh nhanh và đóng gói trong bao bì tiệt trùng đặc biệt. Trong quá trình xử lý, tỷ lệ vitamin trong sữa bị hao hụt nhưng không đáng kể.

Sữa tươi tiệt trùng có thể bảo quản trong nhiệt độ bình thường, thời gian từ 6 tháng đến 1 năm.

Vì qua 2 lần xử lý nhiệt nên hương vị và lượng vitamin thay đổi khá nhiều so với sữa tươi ban đầu.

Dưới đây là những thông tin cơ bản về sữa tươi tiệt trùng:

  • Hàm lượng dinh dưỡng: Sữa tươi tiệt trùng bổ sung nhiều loại vi chất khác cho cơ thể như selen, DHA,... Bên cạnh đó, loại sữa này có nhiều hương vị khác nhau như cam, socola,...
  • Đối tượng sử dụng: Phù hợp sử dụng với trẻ trên 12 tháng tuổi.
  • Điểm mạnh: Sử dụng tiện lợi, bảo quản trong thời gian dài, giá thành hợp lý.
  • Điểm yếu: Dễ bị làm nhái.
Sữa tươi tiệt trùng là loại sữa được xử lý ở nhiệt độ cao
Sữa tươi tiệt trùng là loại sữa được xử lý ở nhiệt độ cao

2. Quy trình sản xuất sữa tươi tiệt trùng gồm những công đoạn nào?

Quy trình sản xuất sữa tiệt trùng phải trải qua nhiều công đoạn với sự kiểm soát chặt chẽ. Điều này giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người tiêu dùng.

Dưới đây là các công đoạn trong quy trình sản xuất sữa tươi:

Tiếp nhận và thực hiện kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào

Các thương hiệu sữa tươi tiệt trùng phổ biến tại Việt Nam như: Dalat Milk, TH True Milk, sữa tươi tiệt trùng Vinamilk,... đều có trang trại chăn nuôi bò sữa để cung cấp nguyên liệu sản xuất sữa tươi tiệt trùng và một số chế phẩm từ sữa như phomai, sữa chua,...

Sau khi thu gom, nguyên liệu sẽ được bảo quản trong điều kiện phù hợp và vận chuyển đến nơi sản xuất bằng xe chuyên dụng. Sữa sẽ giữ ở nhiệt độ dưới 6 độ C trong quá trình vận chuyển để ngăn không cho vi sinh vật xâm nhập.

Sau khi đến nhà máy sản xuất, sữa được tiếp nhận và kiểm tra chất lượng kỹ càng. Nếu sữa đạt yêu cầu, sẽ được bơm qua một đường ống có lưới lọc bằng kim loại và qua đồng hồ đo để xác định lượng sữa tiếp nhận. Sau đó, tiến hành làm lạnh và bảo quản.

Tiếp tục làm lạnh và bảo quản nguyên liệu

Tiếp tục giữ sữa ở nhiệt độ từ 4 đến 6 độ C cho đến khi qua công đoạn chế biến.

Sau khi lọc sữa, tiến hành bơm qua ngăn làm lạnh bằng nước muối của thiết bị trao đổi nhiệt. Khi sữa được làm lạnh đến nhiệt độ yêu cầu từ 4 đến 6 độ C sẽ được bơm sang các bồn chứa để bảo quản. Nhiệt độ bảo quản sữa vẫn duy trì từ 4 đến 6 độ C.

Bồn làm lạnh sữa
Bồn làm lạnh sữa

Gia nhiệt cho nguyên liệu

Công đoạn tiếp theo trong quy trình sản xuất sữa tiệt trùng là gia nhiệt nguyên liệu. Mục đích công đoạn gia nhiệt cho nguyên liệu để hỗ trợ công đoạn tiếp theo diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.

Sau khi đưa vào thiết bị, sữa được gia nhiệt ở mức nhiệt độ là 40 độ C.

Ly tâm sạch, phối trộn và làm lạnh sữa

Thực hiện tiếp công đoạn ly tâm để làm sạch, loại bỏ hoàn toàn các cặn bã như cặn sữa, xác vi sinh,...

Sau quá trình ly tâm, sữa đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn để đưa đến khâu phối trộn.

Sữa sẽ được phối trộn với chất ổn định. Quá trình này diễn ra như sau:

  • Căn cứ vào phiếu chế biến của từng mẻ, tiến hành phân chia lượng chất ổn định.
  • Tại bồn trộn, cấp khoảng 500 - 600 lít sữa. Sau đó, gia nhiệt từ 65 đến 70 độ C.
  • Cuối cùng, hạ nhiệt xuống từ 40 đến 45 độ C để trộn đường.

Sau khi phối trộn, tiếp tục làm lạnh sữa ở mức nhiệt thấp hơn 8 độ C. Ở giai đoạn này, sữa được điều chỉnh để các hàm lượng có trong sữa hài hòa, đúng với hàm lượng in trên bao bì.

Thực hiện đồng hóa và tiệt trùng

Sau khi điều chỉnh hàm lượng sữa về đúng với tiêu chuẩn sẽ tiến hành đồng hóa. Đồng hóa là cách làm tăng khả năng phân tán trong dịch sữa, giảm kích thước các cầu mỡ để tránh xảy ra hiện tượng nổi váng trên bề mặt trong thời gian bảo quản.

Sau khi đồng hóa xong sẽ tiến hành tiệt trùng sữa. Đây là công đoạn nhằm tiêu diệt hoàn toàn các bào tử, lượng vi sinh vật và các enzyme có trong sữa. Đồng thời, kéo dài thời gian bảo quản và thời hạn sử dụng của sữa.

Rót vô trùng

Công đoạn rót hộp được thực hiện trong hệ thống tiệt trùng khép kín.

Ban đầu, giấy cuộn được đưa qua máy dập code, cần phải được tiệt trùng bằng hệ thống tia cực tím tần số cao trong vòng 4s và H202 nồng độ 35% ở 70 độ C trước khi đưa vào đóng gói. Sau đó, máy tự động rót sản phẩm, tự động dán ống hút và theo băng tải ra bộ phận đóng gói.

Nguyên lý hoạt động của máy rót theo cơ cấu đong thể tích, thể tích rót là 200ml và thực hiện trong phòng vô trùng, mọi thiết bị và bao bì đều phải vô trùng.

Tiến hành đóng gói sữa

Sau khi hoàn thành xong các khâu, sữa sẽ đi đến khu vực đóng gói. Thông qua các loại máy đóng gói sữa chuyên dụng, sữa được đóng vào chai, bịch, hộp để phân bố ra thị trường, phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.

Để tránh va chạm trong quá trình vận chuyển gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa, ngoài lớp bao bì, sữa còn được sắp xếp và đóng gói cẩn thận trong thùng giấy.

Tìm hiểu thêm:

  • Uống 500ml sữa tươi tiệt trùng mỗi ngày giúp bạn giảm 15 - 20% nguy cơ mắc các bệnh về hệ tim mạch.
  • Nếu đang trong tình trạng khó ngủ hoặc mất ngủ, một ly sữa nóng trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn cải thiện điều này.
  • Chất dinh dưỡng có trong sữa hỗ trợ phát triển hệ xương của bé một cách khỏe mạnh. Đồng thời, giảm nguy cơ loãng xương ở người cao tuổi.
  • Sữa tươi tiệt trùng có tác dụng kích thích khả năng hấp thụ, chuyển hóa các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Không chỉ tốt cho sức khỏe, sữa còn có tác dụng làm mặt nạ, cung cấp độ ẩm cho da.
Hỗ trợ phát triển hệ xương cho trẻ
Hỗ trợ phát triển hệ xương cho trẻ

Và đó là những thông tin liên quan đến quy trình sản xuất sữa tiệt trùng mà VCR muốn gửi đến bạn. Thông qua bài viết, hy vọng bạn đọc sẽ có góc nhìn tổng quan hơn về quy trình sản xuất sữa. Đồng thời, sử dụng đúng cách để tăng cường sức khỏe cho bản thân mình.

Từ khóa: