Kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm hiệu quả
Kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm là một phần của hệ thống đảm bảo chất lượng. Cùng VCR tìm hiểu cách thực hiện chính xác và hiệu quả dưới đây.
Thực hiện kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm là một hoạt động quan trọng, giúp đảm bảo quy trình và kết quả được thực hiện một cách chính xác, đáng tin cậy. Nhờ đó mà chất lượng đầu ra được tuân thủ theo đúng các tiêu chuẩn, quy định và yêu cầu của pháp luật. Vậy làm cách nào để kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm hiệu quả? Hãy cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng
Đảm bảo chất lượng (QA) và kiểm soát chất lượng (QC) là hai quá trình bắt buộc được sử dụng để xác định và kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm hiệu quả.
Đảm bảo chất lượng
Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance) được biết đến là quy trình thực hiện có hệ thống nhằm xác định một sản phẩm hay dịch vụ có đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng đặt ra hay không.
Đảm bảo chất lượng trong phòng thí nghiệm là thiết lập và duy trì hàng loạt những yêu cầu với mục đích tiêu chuẩn hóa các yếu tố trước xét nghiệm, trong quá trình xét nghiệm và sau xét nghiệm.
Kiểm soát chất lượng
Kiểm soát chất lượng (Quality Control) là một nhánh con của QA, được thực hiện để kiểm tra giai đoạn phân tích xét nghiệm mẫu của bệnh nhân. QC là một quá trình hoặc hệ thống giúp định hướng chất lượng xét nghiệm tại phòng thí nghiệm, độ chụm và độ tin cậy của kết quả xét nghiệm.
Thông qua QC các nhà nghiên cứu có thể kiểm tra cùng với mẫu của bệnh nhân để giám sát hiệu quả của việc xét nghiệm. Nếu như nồng độ đã biết không cho kết quả mong đợi thì có thể hiểu đó là sai sót ảnh hưởng đến kết quả của bệnh nhân.
Tìm hiểu về kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm
Kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm được thực hiện như một phép đo lường độ chính xác, cụ thể là đo lường khả năng đưa ra những kết quả xét nghiệm giống nhau tại nhiều thời điểm và điều kiện thực hiện khác nhau.
Việc này được thực hiện với mục đích phát hiện, giảm thiểu và chỉnh sửa kịp thời những sai sót trong quy trình phân tích ở phòng xét nghiệm trước khi trả kết quả cuối cùng cho bệnh nhân. Từ đó có thể nâng cao chất lượng xét nghiệm của phòng xét nghiệm và gây dựng uy tín trước mặt khách hàng.
Tại sao phải kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm?
Việc thực hiện kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm với mục đích chính là:
- Xác nhận độ tin cậy và uy tín của toàn bộ hệ thống xét nghiệm.
- Đưa ra bằng chứng xác thực khẳng định kết quả xét nghiệm của bệnh nhân là đúng và phương pháp thực hiện là chính xác.
Kiểm soát hiệu quả chất lượng trong phòng thí nghiệm
Thiết bị phòng sạch VCR gợi ý đến bạn đọc cách kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm hiệu quả và tối ưu nhất:
Tin tưởng vào tinh thần trách nhiệm của đội nhóm
Bên cạnh việc lắp đặt thiết bị và phần mềm đạt tiêu chuẩn tối đa thì văn hóa làm việc cũng rất quan trọng vì nó quyết định trực tiếp đến mức độ tuân thủ của đội nhóm. Chính vì vậy, để kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm hiệu quả thì cần phải tin tưởng rằng cả nhóm sẽ tuân thủ các quy tắc và hoàn thành trách nhiệm được giao. Trước đó, toàn bộ các thành viên phải được trải qua đào tạo chuyên môn, tự tin vào khả năng kiểm soát và có khả năng thực hiện quy trình tốt nhất đạt tiêu chuẩn ngành.
Để quản lý phòng thí nghiệm hiệu quả và thực hiện kiểm soát chất lượng tối ưu, cần đề cao xây dựng tinh thần đội nhóm và trao quyền tự chủ cho nhân viên. Trong trường hợp không có quy trình và cấu trúc cụ thể, các nhân viên không nắm rõ được vai trò sẽ dễ rơi vào tình trạng thực hiện công việc lộn xộn, thiếu chuyên nghiệp.
Đo lường dữ liệu giúp xây dựng đội ngũ lớn mạnh
Thực hiện xây dựng và triển khai hệ thống quản lý thông tin phòng thí nghiệm (LIMS - Laboratory Information Management System) sẽ cung cấp và phản hồi nhanh chóng dữ liệu để xây dựng cũng như phát triển đội nhóm. Bởi lẽ, LIMS không chỉ giúp bạn định lượng chính xác khối lượng công việc mà còn hỗ trợ phân bổ ở cấp độ cá nhân và nhóm. Tính bảo mật thông tin cá nhân cao sẽ thúc đẩy cạnh tranh nội bộ lành mạnh và đảm bảo quyền riêng tư cá nhân.
Tất nhiên, bên cạnh đó cũng cần phải lựa chọn KPI thích hợp để khích lệ tinh thần đồng đội và hạn chế những phát sinh cạnh tranh không lành mạnh. Không nên quá tập trung vào chỉ số cá nhân mà nên đề cao các chỉ số trong nhóm được thống nhất. Từ đó khuyến khích tinh thần đồng đội theo hướng tích cực và đưa mọi người vào thế làm việc vì mục tiêu chung.
Liên tục duy trì nhận thức về sức ảnh hưởng của những chỉ số đo để hạn chế tối đa các vi phạm. Việc này được đánh giá là khá khó khăn và yêu cầu cao sự cẩn thận, tỉ mỉ.
Ví dụ cụ thể như sau, đo lường trong các lần điều tra sẽ hạn chế lỗi và làm sáng rõ vai trò của cá nhân. Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung vào cá nhân mà bỏ qua nguyên nhân gốc rễ thì sẽ phát sinh tình trạng trốn tránh trách nhiệm. Nhất là trường hợp ghi chép sai sót do áp lực có thể khiến phòng thí nghiệm bị giám sát chặt chẽ và thậm chí là đình chỉ hoạt động. Hãy sử dụng chỉ số đo để cải tiến quy trình cũng như hiệu suất thay vì đổ lỗi và trừng phạt.
Sử dụng các chỉ số đo và KPI để tối ưu hóa thế mạnh của phòng thí nghiệm và giải quyết những vấn đề phát sinh thay vì mục đích cạnh tranh. Việc quản lý phòng thí nghiệm hiệu quả sẽ nâng cao tính minh bạch, phát triển tinh thần làm việc nhóm và hỗ trợ kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm hiệu quả.
Trao quyền cho nhân viên
Toàn bộ các nhân viên trong phòng thí nghiệm phải có tinh thần làm việc đội nhóm để duy trì chất lượng và hiệu suất tối ưu. Từ đó cùng nhau đánh giá, học hỏi và phát triển cũng như thực hiện kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm hiệu quả.
Nhờ vào hệ thống LIMS, tất cả các nhân viên đều có quyền truy cập từ xa để lấy thông tin mẫu và kết quả một cách nhanh chóng. Hỗ trợ mọi thành viên trong phòng thí nghiệm hoàn thành công việc một cách linh hoạt, nâng cao chất lượng và hiệu quả.
Luôn đề cao việc cân bằng lợi ích cá nhân để tập trung vào lợi ích của cả nhóm. Việc sử dụng hệ thống hiệu quả sẽ nâng cấp quy trình, trao quyền cho toàn bộ nhân viên để mỗi cá nhân có cơ hội thể hiện thế mạnh và cùng nhau phát triển.
Vai trò quan trọng của người quản lý phòng thí nghiệm QA / QC
Vai trò của người quản lý trong quá trình kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm luôn được đặt lên hàng đầu. Người quản lý sẽ quyết định trực tiếp việc kiểm soát chất lượng hiệu quả hay không. Chính vì vậy, tuyệt đối không nên vì lợi nhuận mà bất chấp tất cả.
Sản phẩm chất lượng tốt đồng nghĩa với việc an toàn cho sức khỏe người dùng. Việc đề cao chất lượng luôn là ưu tiên hàng đầu. Vậy nên, kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm giúp đánh giá toàn diện và đưa ra báo cáo về xu hướng thay đổi với mục đích giúp phòng thí nghiệm duy trì hoạt động sản xuất đạt tiêu chuẩn hàng đầu.
Tất cả các dữ liệu quan trọng sẽ được lưu trữ tại LIMS và cho phép chia sẻ, tải xuống cũng như in thành tệp hồ sơ. Mọi nhân viên có thể truy cập để đảm bảo tiến độ công việc, truy cập dữ liệu chất lượng để tuân thủ các tiêu chuẩn đặt ra từ trước.
Xem thêm: 7 bước xây dựng kế hoạch kiểm soát chất lượng hiệu quả
Người quản lý phòng thí nghiệm cần phải có những quyết định khéo léo khi lựa chọn tiêu chuẩn chất lượng phù hợp. Nếu không, có thể sẽ xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và ảnh hưởng đến chất lượng vì nhân viên chỉ tập trung vào số lượng và bỏ qua chất lượng.
Theo dõi chi tiết các Chỉ số hiệu suất (KPI)
Thông qua LIMS, bạn có thể sử dụng các dữ liệu để nghiên cứu khoa học và lấy làm cơ sở để đạt được kết quả chính xác chất lượng cao, phục vụ trực tiếp cho việc kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm.
Đầu tiên, cần xác định mức độ ưu tiên của mỗi mục tiêu và dữ liệu. Trong đó, các chỉ số KPI tốt nhất phụ thuộc vào môi trường đo lường, nhu cầu của phòng thí nghiệm và các vấn đề cần được giải quyết. Bạn cũng có thể đo lường các xu hướng dài hạn và có câu trả lời chính xác cho 3 câu hỏi sau:
- Để nhóm của tôi có động lực phát triển thì nên đo lường cái gì?
- Điều gì đảm bảo rằng tôi không thiết lập các mục tiêu bất khả thi cho nhóm của mình?
- KPI sẽ đem lại những thay đổi tích cực gì? Có phát sinh các tác động tiêu cực nào không?
Trong đó, bao gồm một số loại KPI phổ biến:
- Khối lượng công việc: Nắm rõ khối lượng công việc và phân phối hợp lý các quy trình kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm. Đảm bảo mức độ phù hợp để đem lại hiệu suất cao nhất.
- Thời gian: Lượng thời gian cần thiết để một lô mẫu được xuất xưởng.
- Đúng ngay lần đầu: Số lượng thí nghiệm và bài test bị gửi lại để chỉnh sửa ảnh hưởng đến uy tín của phòng thí nghiệm. Vậy nên cần đo đạc và cung cấp tài liệu chính xác ngay từ đầu để việc kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm hiệu quả ngay từ lần đầu tiên.
Thiết lập Bảng điều khiển
Bảng điều khiển được thiết lập với vai trò cung cấp chính xác những gì đang diễn ra và chỉ số KPI có xu hướng như thế nào theo thời gian. Từ đó vạch ra đường hướng giải quyết và ngăn chặn những rủi ro phát sinh ngoài ý muốn.
Bạn có thể thiết lập Bảng điều khiển thông qua LIMS để thực hiện kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm không chỉ đối với các mẫu mà còn với tất cả quy trình được tiến hành. Thông qua đó, người quản lý phân phối chính xác các đầu việc trên hệ thống. Có thể tối đa hóa công cụ, nguồn lực và thời gian để nâng cao hiệu suất làm việc.
Trên đây là kiến thức về kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm mà VCR đã chia sẻ. Hy vọng, bài viết trên mang lại kiến thức hữu ích cho bạn đọc.