Hãy cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu chi tiết hơn về TL 9000 – Hệ thống quản lý chất lượng cho ngành viễn thông qua bài sau viết sau nhé:

1. Giới thiệu chung về TL 9000

Toàn cầu hóa ngành công nghiệp viễn thông cần phải áp dụng một loạt yêu cầu chất lượng trong suốt chuỗi cung ứng như việc thiết kế, phát triển, sản xuất, giao hàng, lắp đặt,… TL 9000 đáp ứng nhu cầu này và đồng nghĩa với việc không gia tăng chi phí, hiệu suất được cải thiện, tăng cường mối quan hệ khách hàng và nhà cung cấp.

tiêu chuẩn tl 9000
Tl 9000

Năm 1998, diễn đàn QUEST (Hiệp hội toàn cầu gồm các Công ty trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông ICT - nay là diễn đàn TIA QUEST) đã phát triển hệ thống quản lý chất lượng TL 9000 nhằm đáp ứng những yêu cầu về chất lượng chuỗi cung ứng trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông - ICT trên khắp thế giới.

Tiêu chuẩn TL 9000 là phần mở rộng của ngành viễn thông đối với ISO 9001:2015, gồm có một số yêu cầu bổ sung như sau:

  • Dựa vào độ tin cậy của sản phẩm để làm các phép đo hiệu suất
  • Phát triển phần mềm, quản lý vòng đời
  • Các chức năng dịch vụ chuyên biệt (cài đặt, kỹ thuật,…) cần có những yêu cầu rõ ràng.
  • Có các yêu cầu giải quyết thông tin liên lạc giữa nhà cung cấp và khách hàng
  • Báo cáo dữ liệu đo lường chất lượng tới kho lưu trữ trung tâm.

Do đó, TL 9000 là một hệ thống chất lượng 2 phần với thành phần quản lý và đo lường không thể thiếu. Các tổ chức có chứng nhận TL 9000 bắt buộc phải tuân thủ những yếu tố sau:

  • Mọi điều khoản yêu cầu trong Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2015
  • Tất cả yêu cầu dành riêng cho công nghệ thông tin và truyền thông áp dụng cho các đăng ký, đăng ký phần cứng, phần mềm hay dịch vụ.
  • Những phép đo trong ngành công nghệ thông tin và truyền thông áp dụng cho tất cả danh mục sản phẩm và trong một số danh mục sản phẩm cụ thể thuộc phần cứng, phần mềm hoặc dịch vụ.

2. Mục tiêu hình thành TL 9000

  • Thiết lập, duy trì bộ yêu cầu chung về ICT, với mục đích không tăng số lượng tiêu chuẩn cho ngành.
  • Thúc đẩy hệ thống quản lý, bảo vệ khi dùng phần cứng, phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông.
  • Để xác định phép đo cần dựa trên hiệu suất, chi phí hiệu quả, từ đó định hướng được tiến độ, đánh giá kết quả triển khai QMS.
  • Cải tiến, tạo mối quan hệ với khách hàng không ngừng
  • Tận dụng một cách triệt để những quy trình đánh giá sự phù hợp của ngành.
mục tiêu của tl 9000
Mục tiêu hình thành tiêu chuẩn tl 9000

3. Đối tượng và thời gian áp dụng tiêu chuẩn TL 9000

Đối tượng áp dụng

  • Thực tế tiêu chuẩn này chỉ chú trọng và liên quan đến những tổ chức đang hoạt động trong ngành công nghiệp viễn thông hay những đối tượng có nhu cầu xây dựng, cải tiến, duy trì hệ thống quản lý để được cấp chứng nhận TL 9000.
  • TL 9000 có thể áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt quy mô, loại hình, sản phẩm, mức độ phức tạp, dịch vụ ngành công nghệ thông tin và truyền thông cung cấp (thiết kế, lưu trữ, bảo hành, bảo trì,…). Phải xác định bổ sung yêu cầu của khách hàng, đối tác và sản phẩm, dịch vụ của mình trong chuỗi cung ứng và chuỗi cung ứng toàn cầu, kể cả các yêu cầu của pháp luật.

Thời gian áp dụng

  • Phụ thuộc vào bối cảnh, loại hình, quy mô, quá trình hoạt động, mức độ phức tạp, các yếu tố liên quan khác,… Vì thế mà doanh nghiệp cần phải xác định được khoảng thời gian phù hợp nhất, đủ để xây dựng, áp dụng, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng phù hợp sao cho đáp ứng với các yêu cầu của tiêu chuẩn.

4. Bộ tiêu chuẩn TL 9000 có những gì?

  • Sổ tay yêu cầu R6.3
  • Sổ tay đo lường R5.7

5. Để đạt được chứng chỉ TL9000 cần phải làm gì ?

Thường thì các doanh nghiệp cần 6 tháng đến 1 năm rưỡi, để có được chứng chỉ TL 9000. Nhưng vẫn còn phụ thuộc vào quy mô mà thời gian dự kiến trên có thể rút ngắn.

Dưới đây là quy trình các bước đạt được chứng chỉ TL 9000

Bước 1: Chuẩn bị

  • Tìm hiểu các thông tin về tiêu chuẩn TL 9000
  • Lựa chọn tổ chức chứng nhận uy tín, cần tìm hiểu kỹ càng
  • Xác định phạm vi chứng nhận: chứng nhận có sẵn là Phần cứng, Phần mềm, Dịch vụ hoặc kết hợp một trong ba.
  • Đánh giá các thiếu sót của hệ thống, thiết lập quy trình thủ tục.
  • Xác định thời gian đánh giá chứng nhận

Bước 2: Đăng ký

Tổ chức, doanh nghiệp có thể đăng ký các thông tin trên hệ thống quản lý đăng ký RMS của TIA QuEST, hệ thống này có các chức năng:

  • Đăng ký phạm vi, tùy chọn danh mục sản phẩm cho mỗi đăng ký được chứng nhận
  • Duy trì thông tin toàn cầu của các đăng ký này tới tổ chức chứng nhận, cơ quan công nhận và diễn đàn TIA QuEST.
  • Gửi dữ liệu báo cáo đo lường thường xuyên cho từng đăng ký.

Bước 3: Những hoạt động trước khi đánh giá

  • Giải quyết mọi thiếu sót, báo cáo các phép đo tiêu chuẩn TL 9000
  • Cấp giấy chứng nhận
  • Gửi dữ liệu phép đo định kỳ hàng tháng.

Bước 4: Đánh giá giám sát, tái chứng nhận TL 9000

Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận, định kỳ hằng năm cần phải thực hiện giám sát và thực hiện đánh giá lại sau 3 năm.

tiêu chuẩn tl 9000 cho ngành công nghệ viễn thông
Tiêu chuẩn tl 9000 cho ngành công nghệ viễn thông

6. Những lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn TL 9000

  • Giúp nhà cung ứng đảm bảo chất lượng bền vững cho sản phẩm, dịch vụ.
  • Dây chuyền cung cấp hoạt động trơn tru, hiệu quả, cải thiện mối quan hệ giữa các nhà cung ứng với nhau.
  • Xác nhận tính hợp lệ chất lượng của mọi sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
  • Giảm thiếu chi phí sản xuất, đánh giá,…
  • Đo lường, theo dõi, cải thiện liên tục quản lý chất lượng để cung cấp dịch vụ, sản phẩm uu tín, phù hợp hơn
  • Nâng cao vị thế, cạnh tranh, đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với cam kết sản phẩm, dịch vụ tốt hơn, chi phí tốt hơn.
  • Có sự tin tưởng từ các đối tác, khách hàng, mở ra nhiều cơ hội thị trường mới cho tổ chức và phát triển bền vững các mối quan hệ kinh doanh.

Trên đây là những nội dung về tiêu chuẩn TL 9000VCR chia sẻ, hi vọng bài viết này giúp bạn có nhiều thông tin hữu ích.

Phuong.