Trong bài viết này, hãy cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu xem QMS là gì và tại sao các doanh nghiệp nên áp dụng hệ thống QMS nhé.

QMS

QMS là gì?

QMS - Quality Management System hay hệ thống quản lý chất lượng, là hệ thống các quy tắc, chính sách, tài liệu và trách nhiệm... đã hợp thức hóa nhằm giúp tổ chức đạt được các mục tiêu về chất lượng.

qms-la-gi
QMS - Quality Management System

QMS sẽ hỗ trợ điều phối các hoạt động của doanh nghiệp cho phù hợp đối với các nhu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu chế định, nâng cao năng suất và tính hiệu quả.

Mục đích khi áp dụng QMS của các doanh nghiệp kể tới

  • Cải tiến và nâng cấp quy trình làm việc
  • Giảm thiểu chất thải và chi phí
  • Tăng cường cơ hội đào tạo và thu hút nguồn nhân lực tiềm năng
  • Định hướng phát triển tổ chức

Xem thêm: QMR là gì

Phân loại QMS

QMS có thể được phân loại căn cứ vào:

Nội dung:

  • Hệ thống quản trị chất lượng theo Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO 9000
  • Hệ thống quản trị chất lượng toàn diện (Total Quality Management)
  • Hệ thống Quản trị chất lượng Q–Base dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Các hệ thống tiêu chuẩn về đảm bảo an toàn chất lượng thực phẩm: GMP, HACCP, SQF, ISO 22000
  • Hệ thống quản trị chất lượng dành cho các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô và các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp linh kiện ô tô QS 9000
  • Hệ thống quản lý chất lượng ngành ô tô IATF 16949
  • Hệ thống quản trị chất lượng dựa trên việc đáp ứng các tiêu chí của giải thưởng chất lượng
  • Hệ thống quản lý chất lượng thiết bị y tế ISO 13485
  • Một số hệ thống tiêu chuẩn quản lí khác không phải là các tiêu chuẩn quản trị chất lượng nhưng có liên quan đến vấn đề chất lượng: ISO 14001, SA8000, OSHAS 18000, ISO 26000, Hệ thống quản trị an toàn thông tin ISO/IEC 27000

Cấp quản lí:

  • Hệ thống quản trị chất lượng của nhà nước
  • Hệ thống quản trị chất lượng của các tổ chức, trong đó có các doanh nghiệp
phan-loai-qms
QMS là gì?

QMS áp dụng cho ai?

QMS có thể được áp dụng đối với các tổ chức ở mọi loại hình và mọi phạm vi.

Tại sao nên áp dụng QMS?

  • Áp dụng QMS giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên các dữ liệu có căn cứ cụ thể thay vì phỏng đoán. Khi này, nguồn lực sẽ được phân bổ phù hợp để họ phát huy được năng lực tối đa đến việc cải thiện quy trình có hiệu quả hơn và giảm thiểu các vấn đề khác về chất lượng
  • Xây dựng văn hóa cải tiến liên tục trong tổ chức. Nhân sự có khả năng dần làm chủ quy trình thông qua việc giới thiệu các công cụ chất lượng 5S, Kaizen...
  • Kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty. Đảm bảo mỗi lần giới thiệu sản phẩm mới vào thị trường quốc tế đều đáp ứng được các quy định và yêu cầu pháp lý
tai-sao-nen-ap-dung-qms
Tại sao nên áp dụng QMS?

7 nguyên tắc quản lý chất lượng

Nguyên tắc 1: Định hướng khách hàng

Nguyên tắc 2: Lãnh đạo

Nguyên tắc 3: Cam kết của mọi người

Nguyên tắc 4: Làm việc theo quy trình

Nguyên tắc 5: Cải tiến

Nguyên tắc 6: Ra quyết định dựa trên thực tế

Nguyên tắc 7: Quản lý mối quan hệ

Lợi ích khi áp dụng QMS

  • Áp dụng QMS giúp doanh nghiệp xác định được cơ hội phát triển và dự đoán rủi ro
  • Tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng việc cung cấp sản phẩm chất lượng cao. Từ đó tăng doanh số bán hàng và thị phần cho doanh nghiệp,
  • Giảm thiểu chi phí cho các sản phẩm lỗi, phế liệu trong quá trình thực hiện và giám sát kiểm soát chất lượng
  • Sử dụng ngân sách và nguồn tài nguyên hợp lý, hiệu quả
loi-ich-khi-ap-dung-qms
Quality Management System

Các yếu tố và yêu cầu của QMS

Mỗi doanh nghiệp, tổ chức sẽ có một QMS riêng phù hợp. Nhưng các QMS đó đều có các điểm chung sau:

cac-yeu-to-va-yeu-cau-cua-qms
Các yếu tố và yêu cầu của QMS
  • Thỏa mãn các chính sách về chất lượng và mục tiêu chất lượng của tổ chức
  • Thiết lập sổ tay chất lượng
  • Quy trình thủ tục, tài liệu hướng dẫn và lưu trữ hồ sơ
  • Quản lý dữ liệu
  • Quy trình nội bộ
  • Tập trung vào chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng
  • Cải tiến cơ hội
  • Phân tích các yếu tố chất lượng

Cách thiết lập và triển khai QMS

Để thiết lập được hệ thống quản lý chất lượng phù hợp, doanh nghiệp cần xác định và kiểm soát các quy trình đa chức năng và gắn kết với nhau nhằm thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng.

Các mục tiêu và nhu cầu, sản phẩm và dịch vụ của mỗi tổ chức sẽ đều tác động tới việc thiết kế QMS.

Cấu trúc này đa phần dựa vào chu trình PDCA: lập kế hoạch - thực hiện - kiểm tra - hành động, cho phép sản phẩm và QMS cải tiến liên tục. Quy trình thực hiện QMS cơ bản gồm:

  • Thiết kế và xây dựng
  • Triển khai
  • Điều khiển
  • Đo lường
  • Ôn tập
  • Cải thiện

7 Hệ thống quản lý chất lượng phổ biến nhất hiện nay

ISO 9001 là bộ tiêu chuẩn đầu tiên do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành, nó được áp dụng nhằm đánh giá hệ thống quản lý chất lượng (QMS) cho tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt lĩnh vực hoạt động, quy mô, loại hình kinh doanh gì.

iso-9001
ISO 9001
  • ISO 14001: Hệ thống quản lý chất lượng môi trường

ISO 14000 là 1 bộ các tiêu chuẩn liên quan đến quản lý môi trường nhằm hỗ trợ cho các tổ chức giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường, tuân thủ đúng pháp luật, quy định và chính sách môi trường khác.

  • ISO 17025: Hệ thống quản lý chất lượng phòng thí nghiệm

tiêu chuẩn ISO được sử dụng nhiều nhất bởi các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn hiện nay. Ở hầu hết các quốc gia, ISO/IEC 17025 là tiêu chuẩn mà gần như các phòng thí nghiệm phải tổ chức kiểm định để được coi là có thẩm quyền về mặt kỹ thuật. Trong nhiều trường hợp, các nhà cung cấp và cơ quan quản lý sẽ không chấp nhận kết quả kiểm tra hoặc hiệu chuẩn từ phòng thí nghiệm không được công nhận.

  • IATF 16949: Hệ thống quản lý chất lượng ngành ô tô
IATF-16949
ISO/TS 16949 hay IATF 16949

Tiêu chuẩn ISO/TC 16949 nhằm phát triển một hệ thống quản lý chất lượng nhằm cải tiến liên tục, nhấn mạnh vào việc ngăn ngừa sai sót và giảm sự biến đổi cũng như lãng phí trong chuỗi cung ứng và quy trình lắp ráp của ngành công nghiệp ô tô. Tháng 10 năm 2016, ISO/TS 16949 chính thức được thay thế bởi IATF 16949.

  • Hệ thống quản lý chất lượng rừng FSC
  • Hệ thống quản lý chất lượng Q-Base

PN