Kiểm soát chất lượng toàn diện được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất với mục đích nâng cao uy tín và thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Sản phẩm cung cấp ra thị trường có chất lượng ổn định, đạt tiêu chuẩn cao, đồng nghĩa với việc phát triển khả năng tiếp thị truyền miệng và tiếp cận đến gần hơn lượng lớn người tiêu dùng, mở ra cơ hội tăng trưởng doanh số. Vậy nên thực hiện các phương pháp và quy trình kiểm soát chất lượng toàn diện như thế nào để đem lại hiệu quả tối ưu nhất? Cùng VCR làm sáng rõ vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Kiểm soát chất lượng

Kiểm soát chất lượng được biết đến là một trong những yếu tố cần thiết để giúp doanh nghiệp đánh giá chất lượng sản phẩm có đáp ứng nhu cầu của người dùng hay không.

Kiểm soát chất lượng toàn diện
Kiểm soát chất lượng toàn diện là một trong những phương pháp quản lý chất lượng được các doanh nghiệp sản xuất ứng dụng phổ biến hiện nay.

Khái niệm

Kiểm soát chất lượng (QC) là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất, thể hiện một quá trình thực hiện xuyên suốt, bắt đầu từ công đoạn kiểm tra nguyên liệu thô, lấy mẫu trên dây chuyền cho đến kiểm tra thành phẩm. Các bước kiểm soát chất lượng được thực hiện trong nhiều giai đoạn sản xuất khác nhau với mục đích xác định chính xác nguyên nhân và vị trí xảy ra sự cố sản xuất, từ đó đưa ra phương án khắc phục kịp thời.

Giới thiệu một số phương pháp kiểm soát chất lượng phổ biến

Thiết bị phòng sạch VCR gợi ý đến bạn đọc một số phương pháp kiểm soát chất lượng được áp dụng phổ biến hiện nay.

Phương pháp kiểm tra chất lượng (Quality Inspection)

Kiểm tra chất lượng bao gồm các hoạt động như đo, thử nghiệm, xem xét, định cỡ một hay nhiều đặc tính của đối tượng. Sau đó thực hiện so sánh kết quả với yêu cầu để xác định tính phù hợp của mỗi đặc tính.

Đặc điểm nổi bật của phương thức này là coi trọng chức năng kiểm tra ở cuối quá trình sản xuất với mục đích phát hiện và loại bỏ toàn bộ hoặc một phần những sản phẩm không đạt chuẩn mực chất lượng. Sau đó truy tìm nguyên gây gây sai và quy trách nhiệm.

Tuy nhiên, vì thế mà phương pháp này chưa có sự tác động trực tiếp đến việc tạo ra và quản lý việc thực thí chất lượng đó. Doanh nghiệp sẽ phát sinh nhiều chi phí kiểm tra sản phẩm vì phải tiến hành sàng lọc 100% để đánh giá chúng có phù hợp với quy định hay không.

Quality Inspection vẫn còn nhiều hạn chế khi đặt lên bàn cân so sánh với phương pháp kiểm soát chất lượng toàn diện.
Quality Inspection vẫn còn nhiều hạn chế khi đặt lên bàn cân so sánh với phương pháp kiểm soát chất lượng toàn diện.

Phương pháp kiểm soát chất lượng (Quality Control)

Kiểm soát chất lượng là việc thực hiện các hoạt động và kỹ thuật để đáp ứng các yêu cầu lượng, kiểm soát mọi yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo ra chất lượng.

Trong đó, sẽ bao gồm các yếu tố kiểm soát chính là con người, phương pháp và quá trình, việc cung ứng các yếu tố đầu vào, thiết bị sử dụng, môi trường, thông tin.

Phương pháp kiểm soát chất lượng được thực hiện ở mọi công đoạn sản xuất. Người quản lý đốc thúc, kiểm tra chặt chẽ quá trình sản xuất của nhân công và áp dụng kiểm soát chất lượng ở khâu cuối, từ đó tác động tích cực tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của phương pháp QC chính là triệt tiêu vai trò chủ động tích cực và sáng tạo của người quản lý. Phương pháp này sẽ thích hợp với cơ chế quản lý hành chính tập trung thời bao cấp hơn.

QC cũng được rất nhiều doanh nghiệp sản xuất ưu tiên sử dụng.
Bên cạnh phương pháp kiểm soát chất lượng toàn diện, QC cũng được rất nhiều doanh nghiệp sản xuất ưu tiên sử dụng.

Phương pháp đảm bảo chất lượng (Quality Assurance)

Đảm bảo chất lượng tập trung chú trọng việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng có khả năng chỉ rõ quá trình sản xuất, quá trình dịch vụ được tiến hành cụ thể ra sao theo đúng tiêu chuẩn đặt ra. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống này để theo dõi diễn biến của quá trình hình thành chất lượng, từ đó kiểm soát chất lượng toàn diện quá trình sản xuất dựa trên sự quản lý bằng những phương pháp thống kê khoa học.

Trách nhiệm kiểm soát chất lượng toàn diện được giao cho từng người chứ không chỉ là công việc của thanh tra viên. Đảm bảo chất lượng có rất nhiều hệ thống quản lý cho doanh nghiệp sử dụng, nhưng phổ biến nhất là Hệ thống quản lý theo Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000.

Phương pháp kiểm soát chất lượng toàn diện - Total Quality Control (TQC)

Rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng phương pháp kiểm soát chất lượng toàn diện để đồng nhất các nỗ lực phát triển, duy trì và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau trong một tổ chức. Tất cả những điều này đều đi đến cùng một mục đích sao cho các hoạt động marketing, kỹ thuật, sản xuất và dịch vụ được tối ưu chi phí đồng thời thỏa mãn hoàn toàn khách hàng.

Kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống hoạt động hiệu quả bằng cách huy động nỗ lực của toàn bộ đơn vị trong công ty có liên quan đến quy trình duy trì và cải tiến chất lượng.

Kiểm soát chất lượng toàn diện TQC
Kiểm soát chất lượng toàn diện TQC là nỗ lực của doanh nghiệp giúp tăng cao trải nghiệm khách hàng và tối ưu chi phí hiệu quả.

Phương pháp quản lý chất lượng toàn diện - Total Quality Management (TQM)

Quản lý chất lượng toàn diện định hướng vào chất lượng, có sự tham gia của mọi thành viên và đem đến thành công dài hạn nhờ sự thỏa mãn của người tiêu dùng cũng như lợi ích của những thành viên trong công ty.

Phương pháp này không chỉ kế thừa những thành tựu của tiêu chuẩn hóa, quy trình hóa quá trình quản lý mà còn đảm bảo chất lượng theo mục tiêu đặt ra. Có tác dụng cải tiến toàn diện mọi hoạt động trong mọi cấp nhân viên công ty. Từ đó giúp doanh nghiệp bao quát mọi giai đoạn tư duy chất lượng khác nhau và cải tiến khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Quá trình thực hiện TQM bao gồm mọi mục tiêu, chức năng, chất lượng, chi phí, tiến độ và quan hệ khách hàng để đi đến mục tiêu cuối cùng là nâng cao sự thỏa mãn khách hàng.

Kiểm soát chất lượng toàn diện

Kiểm soát chất lượng toàn diện được biết đến là một trong những phương pháp quản lý chất lượng được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hiện nay.

Khái niệm kiểm soát chất lượng toàn diện được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1951 tại Mỹ.
Khái niệm kiểm soát chất lượng toàn diện được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1951 tại Mỹ.

Khái niệm TQC

Kiểm soát chất lượng toàn diện (TQC) trong tiếng Anh được gọi là Total Quality Control. Thuật ngữ này được Feigenbaum đưa ra trong lần đầu tiên xuất bản cuốn sách Total Quality Control vào năm 1951 với định nghĩa hết sức chi tiết.

Ông miêu tả kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống nhất thể hóa những nỗ lực phát triển và cải tiến chất lượng các nhóm khác nhau trong cùng một tổ chức để các hoạt động tiếp thị, kỹ thuật và dịch vụ có thể tiến hành một cách kinh tế nhất, đồng thời thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu khách hàng.

Lịch sử phát triển của TQC

Xuất hiện đầu tiên vào năm 1951 tại cuốn sách phát hành ở Mỹ, nhưng khái niệm TQC có sự khác biệt nhất định khi du nhập vào Nhật Bản. Nếu như ở Mỹ, thuật ngữ này được quan tâm và chú ý bởi các nhà lãnh đạo và hoạch định chiến lược thì ở Nhật có sự tham gia của mọi thành viên trong tổ chức.

Chính vì vậy, TQC ở Nhật còn có tên gọi là kiểm soát chất lượng toàn diện toàn công ty (Company Wide Quality Control), thực hiện phân tích các chiến lược để toàn bộ nhân viên có thể hiểu và thực hiện, qua đó xác định nội dung cần thực hiện một cách tổng thể khách quan nhất.

Đặc điểm của TQC - kiểm soát chất lượng toàn diện

Cùng Thiết bị phòng sạch VCR làm rõ các đặc điểm nổi bật của phương pháp kiểm soát chất lượng toàn diện.

TQC là 1 loại dụng cụ thường xuyên chứ không mang tính nhất thời

Bạn có thể thực hiện kiểm soát chất lượng toàn diện trong mọi hoạt động sản xuất của công ty để mang đến trải nghiệm hài lòng cho khách hàng. Nhất là với những doanh nghiệp luôn có yêu cầu cao trong hoạt động. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gắt gao để chiếm đóng được phần nhỏ thị phần và tạo ra giá trị khác biệt.

TQC có thể áp dụng hiệu quả trong mọi hoạt động sản xuất và kiểm soát chất lượng toàn diện nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
TQC có thể áp dụng hiệu quả trong mọi hoạt động sản xuất và kiểm soát chất lượng toàn diện nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

Việc áp dụng TQC có thể phản ánh các hiệu quả rõ rệt trong kết quả hoạt động và lợi nhuận tìm kiếm được của doanh nghiệp. Qua đó đánh giá và xem xét khách quan nhằm đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn đặt ra. Doanh nghiệp có thể đưa thêm các yêu cầu hệ thống chất lượng vào quá trình lập kế hoạch và đưa các kết quả đánh giá hệ thống để cân nhắc tìm cơ hội cải tiến.

TQC đem đến tư duy mới trong quản lý

Nếu như ở thời bao cấp, hoạt động sản xuất chỉ đơn thuần phản ánh cán cân cung cầu thì ngày nay đã hoàn toàn khác biệt. Càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất, đồng nghĩa với đó là hàng hóa dịch vụ ngày càng phổ biến. Chính vì vậy, đòi hỏi từ phía khách hàng cũng vì thế mà tăng cao.

Vậy nên, việc thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng là vô cùng quan trọng nếu muốn ổn định kinh doanh và gia tăng doanh số. Việc áp dụng kiểm soát chất lượng toàn diện là không thể thiếu trong quy trình sản xuất để có thể phản ánh và mang lại giá trị cụ thể cho doanh nghiệp.

Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm phải được doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Với tính chất toàn diện, sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng thỏa mãn cả mong muốn và nhu cầu công dụng mà khách hàng tìm kiếm.

Quy trình thực hiện kiểm soát chất lượng toàn diện

Dưới đây là quy trình thực hiện kiểm soát chất lượng toàn diện được sử dụng phổ biến hiện nay:

Thực thi đúng quy trình kiểm soát chất lượng toàn diện sẽ đem lại phản hồi tích cực về chất lượng và trải nghiệm của khách hàng.
Thực thi đúng quy trình kiểm soát chất lượng toàn diện sẽ đem lại phản hồi tích cực về chất lượng và trải nghiệm của khách hàng.
  • Thực hiện cam kết về chất lượng của các bộ phận như mục tiêu, chính sách, chiến lượng giữa lãnh đạo và cán bộ chủ chốt khi áp dụng kiểm soát chất lượng toàn diện.
  • Xây dựng ban triển khai và phòng chuyên trách TQM để thực hiện đào tạo nhận thức, kỹ năng chuyên môn áp dụng kiểm soát chất lượng toàn diện.
  • Lên kế hoạch chi tiết cụ thể về yêu cầu nguồn lực cần thiết cũng như phân công trách nhiệm cụ thể theo từng giai đoạn thực hiện.
  • Tuyên truyền rộng rãi kế hoạch đến nhân sự để hình thành văn hóa chất lượng, nâng cao tinh thần nhân sự trong quy trình kiểm soát chất lượng toàn diện.
  • Đo lường các khoản chi phí hiện tại của doanh nghiệp. Xác định các vấn đề chất lượng và hiệu quả của các giai đoạn thực hiện kiểm soát chất lượng toàn diện để xác định mức chi phí cụ thể, từ đó lên kế hoạch hành động.
  • Chi tiết hóa chính sách, mục tiêu, chiến lược tổng thể kiểm soát chất lượng toàn diện. Lên kế hoạch hành động cho toàn bộ quy trình và hệ thống doanh nghiệp.
  • Từng bước xây dựng, duy trì và quản lý hệ thống chất lượng theo đúng yêu cầu, đặc tính nghiên cứu thị trường ban đầu. Nếu các tiêu chí bị vi phạm, cần phải hành động khắc phục kịp thời và lập kế hoạch tiến.

Ưu điểm của kiểm soát chất lượng toàn diện TQC

Kiểm soát chất lượng toàn diện sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Hàng loạt những ưu điểm sáng giá mà doanh nghiệp có thể nhận được khi áp dụng kiểm soát chất lượng toàn diện.
Hàng loạt những ưu điểm sáng giá mà doanh nghiệp có thể nhận được khi áp dụng kiểm soát chất lượng toàn diện.
  • Giúp cải tiến chất lượng và mẫu mã sản phẩm hiệu quả;
  • Tối ưu chi phí vận hành và giảm thiểu tổn thất, tắc nghẽn dây chuyền sản xuất;
  • Nâng cao tinh thần trách nhiệm của toàn thể đội ngũ nhân viên;
  • Cung cấp phương pháp kiểm tra tối ưu cũng như thiết lập tiêu chuẩn thời gian cho lao động;
  • Cung cấp lịch trình xác định cho bảo trì phòng ngừa;
  • Dữ liệu sẵn có ứng dụng trong hiệu quả quảng cáo;
  • Cung cấp cơ sở thực tế cho kế toán để thiết lập chi phí tiêu chuẩn, phế liệu để làm lại và kiểm tra hiệu quả.

Như vậy, bài viết trên đây, Thiết bị phòng sạch VCR đã chia sẻ đến bạn đọc chi tiết về kiểm soát chất lượng toàn diện. Qua đó, bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan và hiểu hơn về tầm quan trọng của phương pháp này.

Từ khóa: