Với mục đích đảm bảo chất lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng, các phương pháp kiểm soát chất lượng đã được ra đời. Trên thực tế, các doanh nghiệp đều hiểu rõ, bên cạnh mẫu mã thì chất lượng đạt chuẩn chính là bí quyết thành công của mọi doanh nghiệp, giúp giữ chân khách hàng bền vững. Cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu 7 nguyên tắc quan trọng và các phương pháp kiểm soát chất lượng hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu chi tiết kiểm soát chất lượng là gì?

Kiểm soát chất lượng là một thuật ngữ còn khá xa lạ với một số người tiêu dùng, tuy nhiên, lại có sự gắn bó bền chặt với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất. Kiểm soát chất lượng có tên gọi tiếng anh là Quality Control hay còn được viết tắt là QC. Các phương pháp kiểm soát chất lượng được đánh giá là yếu tố khách quan đem lại thành công cho doanh nghiệp.

QC được doanh nghiệp thực hiện xuyên suốt trong quá trình sản xuất. Bắt đầu từ công đoạn kiểm tra nguyên liệu đầu vào cho đến khi lấy mẫu thực từ dây chuyền sản xuất và tiến hành kiểm tra thành phần. Việc kiểm tra sẽ được thực hiện liên tục ở nhiều giai đoạn sản xuất khác nhau với mục đích xác định chính xác nguyên nhân xảy ra sự cố sản xuất và tìm ra phương pháp khắc phục kịp thời để ngăn chặn những rủi ro phát sinh trong tương lai.

Nắm chắc 7 nguyên tắc kiểm soát chất lượng quan trọng

Cập nhập ngay 7 nguyên tắc quản lý chất lượng được thiết lập theo đúng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 được hàng loạt các doanh nghiệp lớn áp dụng hiện nay:

1. Tập trung vào Khách hàng

Nguyên tắc tập trung vào Khách hàng được coi là nguyên tắc cốt lõi tối quan trọng trong khâu kiểm soát chất lượng. Để áp dụng hiệu quả nguyên tắc kiểm soát chất lượng quan trọng này, doanh nghiệp cần cần sự thấu hiểu sâu sắc để hướng tới đáp ứng các nhu cầu thiết yếu mà người tiêu dùng tìm kiếm.

Nắm bắt nhu cầu của Khách hàng trong hiện tại và xu hướng trong tương lai. Tiến hành các bước khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng để điều chỉnh kịp thời. Thực hiện các chương trình ưu đãi làm cầu nối.

2. Nâng cao kỹ năng lãnh đạo

Người lãnh đạo được coi là đầu tàu kéo theo sự phát triển và hưng thịnh của toàn bộ doanh nghiệp. Để hoàn thành tốt vai trò của mình trong kiểm soát chất lượng, người lãnh đạo cần tuân thủ các nguyên tắc và quy định trong sản xuất kinh doanh đúng theo pháp luật và đạo đức. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp công bằng, văn minh tạo môi trường phát huy tối đa cho nhân viên.

3. Tập trung vào nguồn nhân lực

Nêu rõ vai trò và trách nhiệm của từng nhân viên trong quy trình sản xuất. Mỗi người tham gia được coi như một mắt xích quan trọng trong cả hệ thống. Nếu thiếu đi chỉ một thì sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến thành phẩm.

Có thể tăng cường tinh thần đoàn kết của nhân viên bằng cách làm việc teamwork. Đồng thời thực hiện ghi nhận và khen thưởng khi kiểm soát chất lượng đạt chuẩn.

Tập trung vào nguồn nhân lực
Tập trung vào nguồn nhân lực là một trong những nguyên tắc song hành với phương pháp kiểm soát chất lượng trong doanh nghiệp.

4. Quản lý có hệ thống cả quá trình

Quy trình chuẩn là một trong những yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh sản xuất. Để đảm bảo mọi thứ diễn ra theo đúng dự định, doanh nghiệp cần phải có kế hoạch kiểm soát và đánh giá từ những khâu nhỏ nhất. Vậy nên, việc quản lý có hệ thống cả quá trình sẽ giúp kiểm soát chất lượng hiệu quả và đánh giá nguồn nhân lực, kinh phí khách quan.

5. Liên tục cải tiến và nâng cấp

Xã hội càng ngày phát triển, điều đó đồng nghĩa với việc nhu cầu của Khách hàng cũng có xu hướng thay đổi theo. Chính vì vậy, doanh nghiệp cũng không thể dậm chân tại chỗ mà phải có phương án nâng cấp, tạo ra cái mới thu hút Khách hàng.

Tập trung nâng cấp công nghệ, trang thiết bị, mẫu mã, chức năng sản phẩm cũng như tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng áp dụng nguyên tắc kiểm soát chất lượng này hiệu quả.

6. Đánh giá dựa trên thực tế

Mọi quyết định và hành động chỉ có hiệu quả khi dựa trên các con số, thông tin được phân tích chi tiết và cụ thể. Chính vì vậy, trước khi tiến hành sản xuất cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo quy trình tiến hành đúng chuẩn, không phát sinh chi phí không cần thiết, đảm bảo tiến độ và chất lượng đúng theo nhu cầu.

7. Thiết lập mối quan hệ đôi bên cùng có lợi

Bên cạnh quá trình sản xuất, cần phải xây dựng và duy trì các mối quan hệ nội bộ và bên ngoài để đem lại lợi ích tốt nhất cho toàn bộ doanh nghiệp. Cụ thể, đối với nội bộ, doanh nghiệp cần tạo ra một môi trường làm việc đoàn kết, tăng hiệu quả công việc, nhằm đến mục tiêu chung là phát triển bền vững. Bên cạnh đó, đối với các mối quan hệ khách hàng, đối tác, tổ chức nhà nước, phải có sự tôn trọng và văn minh.

5 phương pháp kiểm soát chất lượng toàn diện

Để tối ưu thời gian và công sức cũng như đảm bảo đầu ra của thành phẩm, các doanh nghiệp thường áp dụng các phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm hiệu quả dưới đây:

5 phương pháp kiểm soát chất lượng toàn diện
Các phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm giúp tối ưu thời gian và nhân lực, hạn chế lãng phí tài nguyên trong sản xuất.

1. Áp dụng công nghệ thông tin và hệ thống quản lý chất lượng (Quality Management System – QMS)

Rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn công nghệ thông tin và hệ thống quản lý tự động hóa để theo sát quy trình sản xuất. Từ đó dễ dàng kiểm soát và phân tích chất lượng thành phẩm trong nhiều giai đoạn sản xuất. Hệ thống quản lý này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt thông tin thông qua tài liệu, theo dõi các chỉ số hiệu suất chất lượng. Không chỉ vậy còn dễ dàng nhận biết những sự cố và nhanh chóng hỗ trợ quá trình cải tiến.

Ví dụ: Một công ty sản xuất ô tô lựa chọn hệ thống QMS trong các phương pháp kiểm soát chất lượng. Nhân viên sản xuất sẽ thu thập các dữ liệu trong điểm kiểm tra trong từng giai đoạn sản xuất. Qua đó, có cái nhìn khách quan để đánh giá hiệu suất và chất lượng. Sau đó, dữ liệu này có thể được sử dụng để cải thiện quy trình sản xuất và so sánh để đánh giá.

2. Phương pháp phân tích sự cố và sửa lỗi (Failure Mode and Effects Analysis – FMEA)

Nhiều doanh nghiệp sử dụng FMEA để phân tích và làm rõ các sự cố có thể phát sinh trong quy trình sản xuất. Từ đó, dễ dàng nắm bắt nguyên nhân gốc rễ và tác động tiêu cực của chúng để tìm cách phòng ngừa cũng như cải thiện quy trình hiệu quả.

Ví dụ: Một dự án xây dựng cơ sở dữ liệu trực tuyến đã sử dụng FMEA để xác định những lỗ hổng trong quá trình triển khai. Lỗ hổng này có thể gây thất thoát thông tin cá nhân của người dùng, vi phạm trực tiếp quy định bảo mật và quyền lợi khách hàng. Sau đó, dự án này đã nghiên cứu để triển khai các biện pháp phòng ngừa từ giai đoạn sớm để đảm bảo tính ổn định và tránh trường hợp thất thoát thông tin.

3. Ứng dụng công nghệ thông minh và tự động hóa (Smart Manufacturing and Automation)

Phương pháp này sẽ giúp doanh nghiệp giám sát và điều khiển trình sản xuất hiệu quả nhằm kiểm soát chất lượng tối ưu. Hệ thống sử dụng cảm biến thông minh có khả năng tự động điều chỉnh nâng cao hiệu suất.

Ứng dụng công nghệ thông minh và tự động hóa
Mô tả phương pháp kiểm soát chất lượng đem lại cái nhìn tổng quát cho doanh nghiệp.

Ví dụ: Công ty sản xuất linh kiện điện tử đã sử dụng công nghệ thông minh và tự động hóa có khả năng nhận biết mẫu và dự đoán lỗi sai sót. Sau đó trực tiếp đưa ra cảnh báo cho nhân viên kỹ thuật để nhanh chóng can thiệp kịp thời. Từ đó đảm bảo hiệu suất sản xuất và ngăn chặn phát sinh chi phí sửa chữa. Đây là một trong các phương pháp kiểm soát chất lượng điển hình được các doanh nghiệp sản xuất linh kiện sử dụng phổ biến.

4. Thực hiện phương pháp thống kê và kiểm tra mẫu (Statistical Process Control – SPC và Sampling Inspection)

Phương pháp kiểm soát chất lượng SPC sử dụng thống kế để kiểm soát quy trình sản xuất, đồng thời đo lường và theo dõi các chỉ số quan trọng. Phương pháp này thường được thực hiện trong quy trình kiểm tra mẫu để đảm bảo chất lượng đầu ra của toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cung cấp.

Ví dụ: Nhà máy sản xuất ô tô đã sử dụng các phương pháp kiểm soát chất lượng SPC bằng cách chọn ra ngẫu nhiên một số lượng nhỏ các bộ phận từ mỗi lô hàng để kiểm tra chất lượng. Mẫu kiểm tra vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn đặt ra, toàn bộ lô hàng được kiểm tra và sửa chữa để đạt tiêu chuẩn chất lượng.

5. Phương pháp chất lượng nguồn gốc nguyên vật liệu (Quality Assurance – QA)

Để kiểm soát chất lượng hiệu quả thì các loại nguyên vật liệu cần đáp ứng các tiêu chuẩn đặt ra. Trong đó bao gồm cả việc thiết lập những hợp đồng quan trọng đảm bảo quy trình kiểm soát với nhà cung cấp và quản lý.

Ví dụ: Một công ty phát triển phần mềm đã áp dụng phương pháp QA bằng cách xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng cụ thể từ ban đầu. Sau đó, đảm bảo yêu cầu của Khách hàng được thực hiện đúng theo các tiêu chuẩn đã đề ra. Đồng thời liên tục theo dõi và quản lý để đảm bảo quy trình phát triển cũng như chất lượng sản phẩm.

VCR đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc về các phương pháp kiểm soát chất lượng hiệu quả. Rất mong những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn và hiểu rõ về tầm quan trọng của kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất.

Từ khóa: