Mẫu phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm là một phần không thể thiếu trong hệ thống kiểm soát chất lượng. Đây được coi là giấy thông hành cho phép các doanh nghiệp, tổ chức lưu thông sản phẩm của mình trên thị trường. Cùng VCR làm rõ các thông tin về mẫu phiếu này trong bài viết dưới đây.

Phiếu kiểm nghiệm thực phẩm

Ngày nay vẫn còn rất nhiều người xa lạ với khái niệm phiếu kiểm nghiệm thực phẩm.

Phiếu kiểm nghiệm thực phẩm là gì?

Phiếu kiểm nghiệm thực phẩm được biết đến là một mẫu phiếu bao gồm các thông tin cần thiết thể hiện các đánh giá và xác nhận chính xác mẫu thử thực phẩm có đạt tiêu chuẩn an toàn sức khỏe hay không. Các tiêu chí đánh giá được thực hiện theo đúng quy chuẩn mà Nhà nước đã ban hành và quy định trong Luật an toàn thực phẩm cũng như những quy chuẩn về kỹ thuật sản xuất.

Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm
Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm thể hiện rõ kết quả có đạt hay không theo tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y Tế.

Mẫu phiếu kiểm nghiệm thực phẩm theo quy định

Mẫu phiếu kiểm nghiệm thực phẩm được Bộ Công Thương ban hành vào ngày 31 tháng 12 năm 2013 kèm theo Thông số 40/2013/TT-BCT bao gồm đầy đủ các đầu mục thông tin cụ thể như sau:

  • Tên cơ sở thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm; số phiếu và thời gian lập phiếu.
  • Tên mẫu thử; mã số mẫu thử; mô tả tình trạng mẫu khi nhận bao gồm khối lượng, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, tình trạng lưu mẫu.
  • Thời gian lưu mẫu; ngày lấy/nhận mẫu; ngày trả kết quả kiểm nghiệm; thời gian kiểm nghiệm;
  • Tên tổ chức/cá nhân yêu cầu kiểm nghiệm và tài liệu kèm theo yêu cầu ghi rõ nội dung;
  • Kết quả kiểm nghiệm thực phẩm đánh giá (chỉ tiêu, phương pháp, đơn vị, kết quả, so với QCVN…/TCVN…/QĐ…)
  • Kết luận ghi rõ cụ thể mẫu thử có đặt yêu cầu hay không.
  • Ghi chú kèm theo nếu có và chữ ký của thủ trưởng đơn vị cũng như phụ trách cơ sở.
Hình ảnh thực tế phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.
Hình ảnh thực tế phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.

Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm phải đáp ứng những điều kiện gì?

  • Mẫu phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn phải đáp ứng các điều kiện quan trọng sau:
  • Cơ sở kiểm nghiệm thực hiện phiếu kết quả phải sở hữu bộ máy tổ chức cũng như năng lực kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế.
  • Thiết lập, cập nhập và duy trì hệ thống quản lý tối ưu theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.
  • Tiến hành đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện hoạt động chứng nhận hợp chuẩn và hợp quy.
phiếu kiểm nghiệm thực phẩm
Đăng ký hoạt động đánh giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền là một trong những điều kiện mà phiếu kiểm nghiệm thực phẩm phải đáp ứng.

Phiếu kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quan trọng như thế nào?

Tầm quan trọng của phiếu kiểm nghiệm an toàn thực phẩm luôn được đề cao bởi lẽ đây là yếu tố góp phần không nhỏ trong công cuộc kiểm soát chất lượng.

  • Giúp các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dễ dàng kiểm soát chất lượng của các loại thực phẩm, sản phẩm đồ ăn đồ uống bày bán rộng rãi trên thị trường.
  • Mang đến cho người tiêu dùng toàn quốc những sản phẩm, thực phẩm chất lượng nhất, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn với sức khỏe và hạn chế các rủi ro ngộ độc.
  • Các doanh nghiệp sản xuất có thể đảm bảo cung ứng đến người dùng sản phẩm tốt, hạn chế các rủi ro phát sinh do chất lượng không đạt yêu cầu, tăng uy tín trên thị trường.
  • Các nhà sản xuất, nhà kinh doanh được cấp phép lưu hành sản phẩm trên thị trường.
Phiếu kiểm nghiệm là một phần không thể thiếu trong quy trình kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.
Phiếu kiểm nghiệm là một phần không thể thiếu trong quy trình kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.

FAQ về phiếu kiểm nghiệm an toàn thực phẩm

VCR giải đáp các thắc mắc thường gặp liên quan đến phiếu kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.

Thời hạn của phiếu kiểm nghiệm ATTP trong hồ sơ tự công bố sản phẩm trong bao lâu?

Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định thời hạn của phiếu kiểm nghiệm ATTP là 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc được công nhận phù hợp ISO 17025.

Một phiếu kiểm nghiệm thực phẩm có thể công bố cho nhiều sản phẩm cùng công thức được không?

Trong khoản 7 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 đã giải thích rõ như sau kiểm nghiệm thực phẩm là thực hiện một hoặc hàng loạt hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, chất bổ sung, bao bì , dụng cụ, vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Kiểm nghiệm thực phẩm được thực hiện trong trường hợp nào?

Theo Điều 45 Luật An toàn thực phẩm 2010, việc kiểm nghiệm thực phẩm được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức hoặc cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Bên cạnh đó, cũng để phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Các trường hợp thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm
Các trường hợp thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm được nêu rõ trong Điều 45 Luật An toàn thực phẩm 2010.


Cá nhân yêu cầu lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm có phải tự chi trả không?

Theo Điều 48 của Luật An toàn thực phẩm ban hành 2010 quy định rõ chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm của cá nhân, tổ chức có yêu cầu lấy lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm phải tự chi trả.


Cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định làm kiểm chứng phải đáp ứng các điều kiện nào?

Cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định làm kiểm chứng cần phải có bộ máy tổ chức và năng lực kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc. Đồng thời phải thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế. Tất cả những quy định này đều được ban hành và làm rõ tại Điều 47 của Luật An toàn thực phẩm 2010.

Phiếu kiểm nghiệm ATTP trong hồ sơ tự công bố sản phẩm

Thời hạn của phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm trong hồ sơ tự công bố sản phẩm là bao lâu?

Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ tự công bố sản phẩm như sau:

Hồ sơ, trình tự tự công bố sản phẩm

1. Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:

a) Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
...

Theo quy định trên, phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm trong hồ sơ tự công bố sản phẩm còn trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

Doanh nghiệp sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm đã hết hiệu lực trong hồ sơ tự công bố sản phẩm thì bị xử phạt thế nào?

Căn cứ điểm a khoản 2, điểm a, điểm c khoản 6 Điều 20 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm b khoản 10 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định doanh nghiệp sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm đã hết hiệu lực trong hồ sơ tự công bố sản phẩm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

Đồng thời doanh nghiệp này còn bị buộc thu hồi thực phẩm và thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với hành vi vi phạm.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm đã hết hiệu lực trong hồ sơ tự công bố sản phẩm là bao lâu?

Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm đã hết hiệu lực trong hồ sơ tự công bố sản phẩm là 01 năm.

Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm trong hồ sơ tự công bố sản phẩm có bắt buộc phải là bản chính không?

Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm trong hồ sơ tự công bố sản phẩm không bắt buộc phải là bản chính, người nộp hồ sơ vẫn có thể nộp phiếu này bằng bản sao chứng thực.

Người nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm có phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm không phải bản chính thì có bị phạt không?

Căn cứ điểm đ khoản 2, điểm a, điểm c khoản 6 Điều 20 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm b khoản 10 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về tự công bố sản phẩm và khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền, người nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm có phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm không phải bản chính hoặc bản sao chứng thực thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Đồng thời người này còn bị buộc thu hồi thực phẩm và thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với hành vi vi phạm.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm có phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm không phải bản chính là bao lâu?

Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm có phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm không phải bản chính hoặc bản sao chứng thực là 01 năm.

Vậy là VCR đã làm rõ khái niệm phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm đến bạn đọc. Không chỉ vậy, còn làm rõ các thắc mắc liên quan thường gặp để bạn đọc có thể hiểu hơn về quy định và các tiêu chuẩn cần thiết khi thực hiện mẫu phiếu kiểm nghiệm này.