Vậy giữa 2 tiêu chuẩn này có những điểm gì giống và khác nhau ? Cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu qua bài viết sau:

1. Những điểm giống nhau của tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 9001

Cả 2 tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 9001 đều là những hệ thống quản lý chất lượng được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế - ISO xây dựng, ban hành dựa trên những đúc kết, kinh nghiệm của rất nhiều nhà quản lý cấp cao. Thực tế, chúng là các tiêu chuẩn tiêu biểu và được áp dụng rộng rãi, phổ biến trong nhiều doanh nghiệp trên thế giới.

Nhằm đảm bảo khả năng cung cấp các dịch vụ, sản phẩm chất lượng, đáp ứng được những nhu cầu, yêu cầu của khách hàng và luật định thì cả 2 tiêu chuẩn này đều có thể sử dụng cho mọi tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt mức độ phức tạp, loại hình, quy mô, lĩnh vực hoạt động.

2. Những điểm khác nhau giữa ISO 9000 và ISO 9001

Có 3 yếu tố mà nêu bật được sự khác nhau giữa 2 tiêu chuẩn này là: Khái niệm, mục đích sử dụng và nội dung.

so sánh tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 9001
So sánh tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 9001

Để có một cái nhìn tổng quan nhất VCR sẽ tổng hợp trong bảng dưới đây:

TT

Nội dung so sánh

ISO 9000

ISO 9001

1

Khái niệm

Đây là một tiêu chuẩn độc lập trong bộ tiêu chuẩn ISO.

Là hệ thống quản lý chất lượng – cơ sở và từ vựng.

Đây là tiêu chuẩn phổ biến nhất và cũng là tiêu chuẩn cụ thể, nó đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng mà một tổ chức phải đáp ứng để được chứng nhận đạt tiêu chuẩn.

2

Mục đích

Đây là mộ tiêu chuẩn không dùng để chứng nhận.

Chúng đưa ra một bộ những thuật ngữ, định nghĩa áp dụng rộng rãi cho hệ thống QMS.

Các tiêu chuẩn này được xây dựng bởi Ủy ban kỹ thuật tiêu chuẩn ISO/TC 176. Từ đó, tiêu chuẩn này sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức được rõ hơn nhiệm vụ, cam kết của từng cá nhân với việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hay những bên quan tâm.

Tiêu chuẩn này được dùng để làm cơ sở đánh giá, giúp doanh nghiệp đạt được chứng nhận ISO về hệ thống quản lý chất lượng

Nó đưa ra những yêu cầu được xem là chuẩn mực cho một hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp. Điều này đã mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, ví dụ như:

• Cơ sở giúp các doanh nghiệp dễ dàng trong việc xây dựng các quy trình kiểm soát tiến độ công việc, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đạt chuẩn.

• Đảm bảo sự ổn định của dịch vụ, sản phẩm -> đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, hạn chế tối đa nguy cơ bị thu hồi, trả hàng, phản hồi tiêu cực từ khách hàng.

• Đặc biệt, bộ tiêu chuẩn 9001 sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao được uy tín, tạo lợi thế cạnh tranh, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, dễ thâm nhập thị trường mới một cách hiệu quả.

3

Nội dung

Đề cập đến khái niệm, nguyên tắc cũng như các từ vựng cơ bản cho các tiêu chuẩn được áp dụng cho hệ thống quản lý chất lượng.

Gồm có:

· Phạm vi áp dụng

· Những khái niệm cơ bản, nguyên tắc quản lý chất lượng.

· Các thuật ngữ liên quan và định nghĩa.

- Con người

- Tổ chức;

- Hoạt động;

- Quá trình;

- Hệ thống;

- Yêu cầu;

- Kết quả;

- Dữ liệu, thông tin và tài liệu;

- Khách hàng;

- Đặc tính;

- Xác định;

- Hành động;

- Đánh giá.

Đưa ra các nguyên tắc, điều khoản cùng những yêu cầu cần đáp ứng khi doanh nghiệp triển khai hệ thống quản lý chất lượng.

Gồm có 7 nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Luôn hướng vào khách hàng.

Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo.

Nguyên tắc 3: Sự cam kết của mọi người.

Nguyên tắc 4: Tiếp cận theo quá trình.

Nguyên tắc 5: Cải tiến.

Nguyên tắc 6: Dựa trên nhưng phân tích, đánh giá, dữ liệu, thông tin làm bằng chứng để đưa ra quyết định

Nguyên tắc 7: Quản lý mối quan hệ.

Có 10 điều khoản của ISO 9001:2015

· Một là, Phạm vi áp dụng.

· Hai là, Tài liệu viện dẫn.

· Ba là, Thuật ngữ và định nghĩa.

· Bốn là, Bối cảnh của tổ chức.

· Năm là, Sự lãnh đạo.

· Sáu là, Hoạch định.

· Bảy là, Hỗ trợ.

· Tám là, Thực hiện.

· Chín là, Đánh giá kết quả thực hiện.

· Mười là, Cải tiến.

3. Doanh nghiệp nên lựa chọn ISO 9000 hay ISO 9001 ?

Nên áp dụng ISO 9001 để triển khai hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả. Nhưng không vì thế mà bỏ qua tiêu chuẩn ISO 9000, vì ISO 9000 giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn các thuật ngữ, định nghĩa trong ISO 9001. Chính vì thế, doanh nghiệp nên kết hợp 2 tiêu chuẩn này với nhau nhằm đạt được lợi ích tối đa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tìm hiểu thêm: Tiêu chuẩn ISO 9000 - Tiêu chuẩn ISO 9001

4. Những lợi ích khi áp dụng ISO 9000 và ISO 9001

Đây đều là những công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc vận hành hệ thống quản lý, chúng đều quan tâm tới việc cải tiến, nâng cao chất lượng liên tục, ngoài ra 2 tiêu chuẩn này còn có những lợi ích như:

  • Giúp các tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định.
  • Nâng cao uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp, tạo niềm tin cho khách hàng
  • Doanh nghiệp có thể xây dựng các hệ thống, quy trình để kiểm soát công việc tốt nhất.
  • Tránh sai sót, nhầm lẫn, giảm thiểu công việc, tăng năng suất làm việc hiệu quả làm việc.
  • Phân chia rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân trong tổ chức
  • Xây dựng các văn bản chất lượng để đào tạo, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm.
  • Làm nền tảng để tạo nên một môi trường làm việc hiệu quả và chuyên nghiệp.

Trên đây VCR đã chia sẻ những điểm giống và khác nhau giữa ISO 9000 và ISO 9001. Hy vọng qua bài viết , doanh nghiệp phân biệt, hiểu rõ được hai tiêu chuẩn này, từ đó sẽ dễ dàng hơn trong việc ứng dụng chúng vào hệ thống quản lý chất lượng.

Phuong.