Phòng sạch cần rất nhiều thiết bị cũng như bộ phận riêng biệt để tạo ra độ sạch và giữ độ sạch đó. Và một trong những yếu tố đặc biệt mà chúng ta cần biết khi xây dựng phòng sạch đó là phòng đệm. Cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu những kiến thức về công trình này ngay sau đây nhé.

Phòng đệm là gì

Phòng đệm là phòng được đặt giữa môi trường không sạch với phòng sạch, cung cấp không khí sạch nhằm đảm bảo nhu cầu đi lại giữa 2 môi trường này và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm chéo cho phòng sạch.

Phòng đệm trong tiếng anh còn được gọi là Buffer Room

Phòng đệm

Ứng dụng của phòng đệm trong phòng sạch

Đối với phòng đệm, chúng ta chỉ có thể mở một cửa cùng một lúc và chỉ mở các cửa khác sau khi cửa đóng (tính năng của khóa liên động). Và trong các trường hợp khẩn cấp chúng ta có thể tắt chức năng khóa liên động bằng nút công tắc khẩn cấp.

Đối với phòng sạch thông thường

Buffer Room là công trình bổ sung thêm cho các biện pháp phòng sạch, mục đích của nó là ngăn không cho các chất ô nhiễm được đưa vào phòng sạch khi con người ra vào. Phòng đệm nằm giữa hai phòng sạch, nó có thể có nhiều cửa (tùy theo mặt bằng hoặc yêu cầu thiết kế, vì một phòng đệm có thể dùng chung cho hai phòng sạch. Nếu giữa hai phòng có nguồn gây ô nhiễm hoặc ảnh hưởng khác nhau, thì bạn không thể dùng chung phòng đệm được).

Đối với phòng cách ly áp lực âm

Phòng cách ly áp lực âm có cấu tạo gồm 2 phần là phòng đệm và phòng chính. Phòng đệm là phòng nhỏ nằm giữa hành lang và buồng cách ly. Không khí từ bên ngoài sẽ đi qua phòng này rồi mới vào phòng cách ly áp lực âm rồi ra ngoài qua hệ thống lọc khí.

Đối với người ra, vào phòng cách ly áp lực âm như người thân hay nhân viên y tế đều phải đi qua Buffer Room. Tại đây, họ sẽ mặc quần áo bảo hộ, đội mũ trùm đầu, đeo khẩu trang, găng tay và giày. Điều này đảm bảo tác dụng của phòng cách ly, giúp hạn chế tối đa việc người khỏe mạnh tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh như nước bọt, nước mũi hay các giọt bắn từ cơn ho, hắt hơi. Sau đó, để đảm bảo nguyên tắc một chiều, nhân viên y tế và người nhà bệnh nhân sẽ rời phòng chính bằng buồng đệm thứ hai. Các dụng cụ y tế và quần áo bảo hộ sẽ được lấy ra và xử lý theo tiêu chuẩn quy định.

Nguyên tắc thiết kế phòng đệm

  • Phòng đệm không được nhỏ hơn 3m2 về diện tích.
  • Mức độ sạch phải bằng với mức độ sạch của phòng (khu vực) sẽ vào, nhưng không cao hơn mức ISO 6 (Class 1.000)
  • Không cần bố trí phòng đệm giữa các phòng sạch lệch nhau một cấp độ sạch. Theo tính toán lý thuyết, ô nhiễm lọt vào khi mở cửa không làm tăng nồng độ bụi trong phòng không quá 120%, đồng thời sẽ không mở cửa quá 2 phút là được.
  • Giữa các phòng sạch có sự chênh lệch hai cấp độ sạch, việc có đặt Buffer Room hay không cần được xem xét một cách toàn diện tùy theo tình hình cụ thể. Mặc dù ô nhiễm kéo vào ngay lúc mở cửa khiến nồng độ bụi trong phòng tăng lên hơn gấp đôi, nhưng chỉ mất khoảng 3 phút là phòng sạch sẽ trở lại dưới 120%. Nếu thời gian tự làm sạch được coi là có thể chấp nhận được hoặc không ảnh hưởng đến thí nghiệm hoặc sản xuất. Như vậy, chúng ta sẽ không cần thiết kế phòng đệm, và ngược lại.
  • Nếu các phòng liền kề có nguồn ô nhiễm khác nhau, dù có cùng độ sạch thì giữa chúng nên bố trí phòng đệm (nên bố trí các phòng riêng biệt để tránh ô nhiễm giữa chúng).

Một số hình thức thiết kế như sau:

Thiết kế phòng đệmCác loại phòng đệm

Độ quan trọng của khóa liên động trong phòng đệm

Mục đích sử dụng phòng đệm là ngăn ngừa ô nhiễm chéo cho phòng sạch. Và để thực hiện được mục đích đó, ngoài việc tạo ra dòng không khí sạch cho căn phòng này thì các cửa của phòng phải có tính năng liên động. Và đó là lý do tại sao chúng ta cần đến khóa liên động trong phòng đệm.

Khóa liên động

Khóa liên động sẽ cưỡng chế đóng các cửa còn lại trong khi một cửa đang mở, khiến cho tất cả các cửa không được mở cùng một lúc. Từ đó, không khí từ môi trường bẩn không thể thâm nhập trực tiếp vào phòng sạch. Và nó khiến ngăn chặn ô nhiễm chéo cho phòng sạch.

Điểm khác giữa phòng đệm và Air Lock

Trên thực tế, vẫn có sự khác biệt lớn giữa chốt gió và phòng đệm.

Chức năng quan trọng nhất của Chốt gió Airlock là ngăn chặn luồng không khí giữa các phòng hoặc môi trường liền kề, điều này cần phải đạt được để tăng hiệu quả giảm "nhiễm chéo". Để ngăn luồng không khí đi qua, áp suất không khí trong phòng chốt gió phải âm so với môi trường bên cạnh, nghĩa là, áp suất không khí trong phòng chốt gió phải thấp hơn áp suất không khí trong phòng sạch được liền kề với phòng chốt gió Airlock (nhưng vẫn cao hơn so với áp suất khí quyển)

Phòng đệm dùng để đi lại giữa khu vực không sạch và khu vực sạch, áp suất không khí của phòng này sẽ cao hơn khu vực không sạch và thấp hơn khu vực sạch, do đó, từ khu vực không sạch vào phòng đệm rồi đến vùng sạch, áp suất thay đổi từ thấp đến cao. Bằng cách bố trí Buffer Room, luồng không khí trong khu vực không sạch bị chặn lại trước khi tiến vào khu vực sạch, tránh gây ô nhiễm cho khu vực sạch.

Xem video: Phòng đệm là gì và Ứng dụng của phòng đệm trong phòng sạch

 

Chung quy lại ta có thể thấy Airlock là một dạng của phòng đệm. Phòng đệm có hệ thống tạo không khí sạch còn Airlock thì không.