Phòng sạch là không gian không thể thiếu ở nhiều nhà máy tại các nước phát triển. Riêng ở Việt Nam, khái niệm này dù còn mới mẻ nhưng cũng đã có nhiều nhà máy như dược phẩm, thực phẩm, điện tử, mỹ phẩm,… xây dựng mô hình phòng sạch. Bài viết hôm nay VCR sẽ giới thiệu cho bạn về biết về phòng sạch mỹ phẩm là gì? Quy trình thi công phòng sạch mỹ phẩm sẽ như thế nào nhé!

 

Phòng sạch mỹ phẩm là gì?

Mỹ phẩm dù chỉ là những sản phẩm tiêu dùng giúp làm đẹp nhưng chúng lại rất dễ hư hỏng và dễ bị vi khuẩn phá hủy bởi những nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm thường được chiết xuất từ những nguyên liệu tự nhiên. Chính vì thế trong quá trình bảo quản những sản phẩm mỹ phẩm rất dễ bị hư hỏng.

Phòng sạch mỹ phẩm là các phòng được kiểm soát các yếu tố hạt bụi, nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch, nhiễm chéo, … nhằm tạo ra môi trường sạch để sản xuất các sản phẩm mỹ phẩm.

Phòng sạch trong sản xuất mỹ phẩm sẽ có những cấp độ riêng và đảm bảo đạt được những tiêu chuẩn của phòng sạch. Phòng sạch giúp hạn chế tối đa các loại vi khuẩn gây hại trong quá trình sản xuất mỹ phẩm, nhờ thế các sản phẩm đo cũng được bảo quản lâu hơn.

Không những vậy, phòng sạch mỹ phẩm còn giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm thêm chất lượng, đáp ứng được những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của thị trường, giúp tăng khả năng cạnh tranh so với những sản phẩm trong và ngoài nước.

Tại sao phải xây dựng phòng sạch cho nhà máy sản xuất mỹ phẩm?

Ngày nay, nhu cầu về mỹ phẩm ngày càng cao, không chỉ về chủng loại số lượng mà chất lượng hiện cũng là yếu tố tiên quyết. Và để làm nên những sản phẩm làm đẹp chất lượng, an toàn thì nó phải được sản xuất trong môi trường sạch sẽ, đạt chuẩn. Bởi vì trong mỹ phẩm vi khuẩn rất dễ phát triển và nó gây ra các hiện tượng dị ứng, phản tác dụng hoặc gây hại cho da. Vì vậy, ứng dụng phòng sạch trong sản xuất và bảo quản mỹ phẩm là điều hết sức cần thiết.

nhà máy sản xuất mỹ phẩm

Việc xây dựng phòng sạch cho nhà máy Mỹ phẩm sẽ tạo ra những lợi ích sau:

  • Tuân thủ các quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn GMP trong sản xuất
  • Phòng sạch là không gian giúp đảm bảo vô trùng, khiến cho việc sản xuất các loại mỹ phẩm cũng như sản phẩm chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên, các sản phẩm vi sinh được đảm bảo hơn. Bởi những sản phẩm này nếu như lơ là khâu bảo quản có thể gây biến chứng cho người dùng. Chính vì thế thiết kế phòng sạch ở các nhà máy sản xuất mỹ phẩm thực sự rất cần thiết.
  • Thể hiện cam kết trong sản xuất và kinh doanh an toàn.
  • Theo quyết định của Bộ Y tế, tiêu chuẩn GMP là tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng đối với một số lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm yêu cầu điều kiện an toàn cao.

Tiêu chuẩn phòng sạch mỹ phẩm

Với phòng sạch, chúng ta cần tuân thủ các tiêu chuẩn như ISO 14644, FED STD 209E, hay tiêu chuẩn GMP (CGMP với mỹ phẩm) tùy thuộc vào các yêu cầu cụ thể. Các tiêu chuẩn này sẽ giúp tạo ra môi trường sản xuất và đưa các hạt vào phòng ở mức tối thiểu, cho phép kiểm soát nồng độ của các hạt trong không khí cũng như các thông số thích hợp khác. chẳng hạn như áp suất, độ ẩm và nhiệt độ.
Tiêu chuẩn Mỹ phẩm ISO 22716, cùng với GMP và các tài liệu tiêu chuẩn ISO khác quy định các yêu cầu về thực hành sản xuất đạt yêu cầu trong ngành nước hoa và mỹ phẩm. Cần có những quy định như vậy vì công nghệ sạch là bắt buộc để sản xuất các sản phẩm và mỹ phẩm chăm sóc da mặt và cơ thể.

Các tiêu chuẩn này nhấn mạnh vào các điều kiện tương tự như sản xuất dược phẩm để sản xuất hầu hết các sản phẩm mỹ phẩm, do cơ thể con người tiếp xúc trực tiếp với nước hoa và mỹ phẩm.
Nếu phòng sạch không được xây dựng đúng cách, các hạt và hơi hóa chất cũng như các chất gây ô nhiễm có thể thường xuyên làm ô nhiễm không khí, gây kích ứng da, phản ứng dị ứng và bệnh tật. Để ngăn chặn điều này, phải tránh lắp đặt không đủ hệ thống thông gió, thiết kế sai các phòng phụ trợ và quy hoạch sai khu vực làm việc.

Đối với ngành Mỹ phẩm tại Việt Nam : Theo quy định tại nghị định 93/2016/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất mỹ phẩm được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” (CGMP-ASEAN) sẽ được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm cho các cơ sở sản xuất mỹ phẩm mà không cần làm thêm thủ tục xin cấp như các cơ sở thông thường.

Các biện pháp vệ sinh và quy định về vệ sinh phòng sạch mỹ phẩm

  • Nhân viên: Phải thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân và mặc quần áo bảo hộ, cần tránh tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm để bảo vệ sản phẩm khỏi các tạp nhiễm
  • Nhà xưởng: Có khu vực rửa và vệ sinh cho nhân viên và cần tách biệt với khu sản xuất. Cần có kho cất giữ quần áo và tài sản của nhân viên, chất thải cần được thu gom thường xuyên vào các thùng phế thải để đưa đến điểm tập kết ngoài khu vực sản xuất
  • Trang thiết bị và máy móc: Cần phải được giữ gìn sạch sẽ trong phòng sạch mỹ phẩm
  • Sản xuất: Đảm bảo tiêu chuẩn trong nguyên vật liệu đầu vào, cần phải đánh số lô, phân loại sản phẩm khô hay ướt, dán nhãn, đóng gói, thành phẩm,...
  • Kiểm tra chất lượng: Cần thiết lập hệ thống kiểm tra chất lượng để đảm bảo các sản phẩm được sản xuất theo đúng quy trình

Các hóa chất phát sinh như diệt chuột, con trùng hay nấm mốc cần không được gây tạp nhiễm cho các trang thiết bị sản xuất, nguyên liệu hoặc bao bì hay thành phẩm

Những yêu cầu đối với phòng sạch mỹ phẩm

Xây dựng nhà máy, nhà xưởng sản xuất là nhu cầu của bất cứ doanh nghiệp nào muốn theo đuổi lĩnh vực này. Và để được cấp giấy phép đủ điều kiện sản xuất thì nhà máy cần phải đáp ứng được những tiêu chí khắt khe về cơ sở vật chất, nhân sự và hệ thống quản lý chất lượng

Cơ sở vật chất: Cần phải đảm bảo nhà xưởng được xây lắp tại vị trí thích hợp, có diện tích nhà xưởng và trang thiết bị phù hợp với dây chuyền sản xuất loại mỹ phẩm mà đơn vị đã đăng ký, đồng thời phải phân chia khu vực rõ ràng

Hệ thống quản lý chất lượng: Những nguyên vật liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm cần phải được kiểm tra để đạt những tiêu chuẩn chất lượng. Có quy trình sản xuất cho từng sản phẩm và hệ thống lưu trữ hồ sơ tài liệu. Đặc biệt là nguồn nước phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống

những yêu cầu đối với phòng sạch mỹ phẩm

Nhân sự, con người: Những người phụ trách nhà xưởng sản xuất mỹ phẩm cần phải có kiến thức chuyên môn về một trong những chuyên ngành: dược học, hóa học, sinh học hoặc những chuyên ngành có liên quan

Quy trình thiết kế và thi công phòng sạch sản xuất mỹ phẩm

Quy trình tổng quát thiết kế và thi công phòng sạch về mỹ phẩm cũng giống các ngành nghề khác bao gồm các bước như sau:

  • Bước 1.Tiến hành đo đạc để thu thập thông số ở vị trí xây dựng phòng sạch. Qua đó tư vấn giải pháp và phương pháp thực hiện sao cho hiệu quả nhất.
  • Bước 2. Phụ thuộc vào diện tích, cơ cấu và mức độ lưu thông áp suất, thông khí đã đo đạc sẽ lập nên bản thiết kế phòng sạch với quy mô hoàn chỉnh.
  • Bước 3. Xây dựng mô hình với các thiết bị phòng sạch và vật liệu chuyên dụng cho hạng mục công trình này nhằm đáp ứng những yêu cầu khắt khe đảm bảo áp suất, độ kín và tiêu chuẩn số lượng bụi trong phòng.
  • Bước 4. Nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình phòng sạch.
  • Bước 5. Tiến hành bảo hành phòng sạch.

https://www.youtube.com/watch?v=rVEoCYzETRE

UZI

Từ khóa: