3 phương pháp loại bỏ ô nhiễm vi sinh vật trong phòng sạch hiệu quả
Phòng sạch là khu vực đặc biệt quan trọng trong các nhà máy sản xuất của các doanh nghiệp. Và nếu phòng sạch bị ô nhiễm thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Vì thế việc kiểm soát và loại bỏ ô nhiễm vi sinh vật trong phòng sạch là hết sức cần
Phòng sạch là khu vực đặc biệt quan trọng trong các nhà máy sản xuất của các doanh nghiệp. Và nếu phòng sạch bị ô nhiễm thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Vì thế việc kiểm soát và loại bỏ ô nhiễm vi sinh vật trong phòng sạch là hết sức cần thiết. Vậy hãy cùng VCR tìm hiểu 3 phương pháp loại bỏ ô nhiễm vi sinh vật trong phòng sạch hiệu quả qua bài viết này nhé!
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm trong phòng sạch
Để ngăn chặn ô nhiễm vi sinh vật thì việc tìm ra nguyên nhân các chất ô nhiễm trong khu vực phòng sạch là rất quan trọng. Có hai nguồn ô nhiễm chính có thể xảy ra trong phòng sạch đó là môi trường bên ngoài và do tác động của con người.
- Kiểm tra tác động từ môi trường bên ngoài là rất cần thiết để tìm ra nguyên nhân ô nhiễm. Đầu tiên là việc kiểm tra tính toàn vẹn của tất cả các bộ lọc HEPA được lắp đặt trong khu vực, số lần thay đổi không khí mỗi giờ (ACPH) theo mức độ sạch của khu vực. Thứ hai là kiểm tra các cửa gió để biết hoạt động thích hợp và mức độ sạch của chúng từ đó tìm ra nguyên nhân của sự ô nhiễm.
- Kiểm tra tác động từ con người: Các nhân viên làm việc trong khu vực được phân loại theo hệ thống phải được kiểm tra chặt chẽ. Chất liệu trang phục phải đảm bảo được làm sạch, khử khuẩn bằng tia UV. Và cơ thể phải được khử trùng trước khi vào khu vực phòng sạch.
3 cách để loại bỏ vi sinh vật trong phòng sạch
Sự gia tăng số lượng vi sinh vật trong một khu vực là rất nguy hiểm ảnh hưởng rất lớn đến phòng sạch. Nhưng có một số cách để giảm thiểu tải lượng vi sinh vật trong khu vực như sau :
1. Hệ thống HVAC
Nhiều doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất chỉ chạy hệ thống HVAC trong giờ làm việc để giảm chi phí vận hành sản xuất. Việc tiết kiệm đó không phải là không tốt nhưng nó sẽ làm giảm hiệu quả của việc sẽ loại bỏ các chất gây ô nhiễm hiện có khỏi khu vực. Vì thế khi phòng sạch đang có nguy cơ ô nhiễm vượt quá giới hạn thì hãy để hệ thống HVAC hoạt động liên tục đến khi giảm thiểu được số lượng vi sinh vật như mong muốn.
2. Làm sạch sàn
Tất cả các chất bẩn cuối cùng sẽ đọng lại trên sàn từ không khí bẩn, vi sinh vật, các chất gây ô nhiễm. Do đó, vệ sinh sàn đúng cách là điều cần thiết để kiểm soát sự ô nhiễm đó. Sàn trong phòng sạch phải được làm sạch ít nhất hai lần trong một ca sản xuất mới đáp ứng được việc giảm thiểu ô nhiễm vi sinh vật.
Ngoài ra, chất khử trùng được sử dụng để lau sàn phải được thay đổi hàng tuần. Và phải có ít nhất ba chất khử trùng trong một chu kỳ để luân phiên. Việc lựa chọn chất khử trùng cũng phải được thực hiện nghiêm ngặt phù hợp với từng khu vực của phòng sạch. Từ đó nó sẽ giúp giảm thiểu khả năng phát triển sức đề kháng của vi khuẩn và làm giảm sự gia tăng lượng vi sinh vật một cách đáng kể.
3. Hệ thống phun sương
Việc tạo ra sương mù bằng hệ thống phun sương là một cách hiệu quả để giảm số lượng vi khuẩn trong các khu vực được kiểm soát vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến các vi khuẩn có trong không khí. Hệ thống phun sương cũng hoạt động trên sàn, trần và tường của phòng sạch. Các biểu đồ sau đây cho thấy sự giảm ô nhiễm vi sinh vật trong khu vực sau khi sử dụng hệ thống phun sương.
Chất khử trùng có chứa bạc nitrat và hydrogen peroxide được sử dụng để làm giảm số lượng vi sinh vật. Quá trình phun sương nên được thực hiện trong 15-30 phút và để cho khu vực phòng sạch lắng xuống trong 60 phút. Hệ thống HVAC nên được tắt trong thời gian này. Và không sử dụng IPA để tạo sương mù vì nó dễ bắt lửa và có thể gây cháy trong khu vực.