Hiện nay trong bối cảnh mở cửa nền kinh tế, ngành xuất nhập khẩu thực phẩm trên thế giới đang ngày càng khắt khe. Do đó chứng nhận HACCP là không thể thiếu. Vậy hãy cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu về chứng nhận HACCP và tại vì sao chứng nhận này bắt buộc trong ngành sản xuất, chế biến thực phẩm nhé!

Chứng nhận HACCP

HACCP là gì?

HACCP - Hazard Analysis Critical Control Point, là “hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”, hay hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm. Hiểu cách thức hoạt động của hệ thống HACCP có thể giúp chúng ta thiết lập một môi trường thực phẩm phù hợp và được duy trì tốt.

Tại Việt Nam, tiêu chuẩn HACCP được ban hành là TCVN 5603:1998 (tiêu chuẩn này hoàn toàn tương đương với CAC/RCP 1 – 1969 của CODEX)

Chứng nhận HACCP
Chứng nhận HACCP

Chứng nhận HACCP là gì?

Chứng nhận Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn HACCP là một tiêu chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo một nhà cung cấp thực phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

HACCP là một hệ thống quản lý trong đó an toàn thực phẩm được giải quyết thông qua việc phân tích và kiểm soát các mối nguy sinh học, hóa học và vật lý từ quá trình sản xuất, thu mua và xử lý nguyên liệu thô, đến sản xuất, phân phối và tiêu thụ thành phẩm.

Sau quá trình tư vấn và đánh giá của đơn vị cấp chứng nhận, doanh nghiệp sẽ nhận được chứng nhận / chứng chỉ HACCP. Chứng nhận HACCP đánh giá toàn bộ quy trình sản xuất, chế biến cho tới kinh doanh sản phẩm. Nó được cấp bởi đơn vị chứng nhận có thẩm quyền. Chứng nhận HACCP khẳng định rằng đơn vị đó có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh do thực phẩm, tuân thủ các quy định và sử dụng các quy trình giám sát, từ đó đủ điều kiện và uy tín để cung cấp sản phẩm tới người tiêu dùng.

Vậy tổ chức nào được cấp chứng nhận HACCP và tổ chức nào cần phải được chứng nhận HACCP? Hãy cùng theo dõi phần tiếp theo sau đây.

Xem thêm: So sánh HACCP và ISO 22000

Các đối tượng của HACCP

Đối tượng cần chứng nhận

Tiêu chuẩn HACCP có thể được tiếp cận và ứng dụng bởi tất cả các doanh nghiệp hoặc tổ chức có liên quan tới ngành công nghiệp thực phẩm. Tuy nhiên chứng nhận HACCP sẽ cần thiết đối với:

  • Các nhà sản xuất cấp 1, cơ sở chế biến thực phẩm
  • Khu chế xuất thức ăn công nghiệp
  • Doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm
  • Cơ sở dịch vụ ăn uống hoặc liên quan tới thực phẩm (nhà hàng, khách sạn...)
chung-nhan-haccp-4
Chứng nhận HACCP

Tổ chức cấp chứng nhận HACCP

Tổ chức chứng nhận ISO là một pháp nhân có tư cách pháp lý rõ ràng. Tổ chức chứng nhận được cấp chứng nhận ISO phải là đơn vị được cấp phép (chỉ định) của Bộ Khoa học Công nghệ trong lĩnh vực chứng nhận.

Tổ chức thuộc đơn vị sự nghiệp nhà nước hoặc tư nhân đều có thể trở thành tổ chức hợp chuẩn cấp chứng nhận HACCP, thỏa mãn 3 quy định dưới đây:

  • Thứ nhất, phải có hệ thống quản lý phù hợp với ISO/TS 22003:2007
  • Thứ hai, tổ chức đó đã đăng ký lĩnh vực cấp chứng nhận tại Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
  • Cuối cùng, tổ chức chứng nhận phải là cơ quan độc lập với đơn vị tư vấn áp dụng tiêu chuẩn HACCP.

Hiện nay, tại Việt nam có rất nhiều tổ chức chứng nhận để Doanh nghiệp có thể lựa chọn. Có 02 hình thức pháp nhân là tổ chức chứng nhận tại việt nam:

  • Tổ chức chứng nhận Việt nam đăng ký hoạt động tại Việt nam. Ví dụ: GOODVN; Quacert; ISSQ...
  • Tổ chức chứng nhận nước ngoài đăng ký hoạt động tại Việt nam. Ví dụ: SGS; TUV…

7 nguyên tắc quan trọng của HACCP

7 nguyên tắc của chứng nhận HACCP như sau:

  • Thứ nhất, phân tích mối nguy và biện pháp phòng ngừa theo thứ tự sau:

Tiến hành phân tích mối nguy, tiếp đến chuẩn bị sơ đồ quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Sau đó xác định và lập danh mục các mối nguy, cuối cùng đề ra giải pháp phòng ngừa riêng cho từng mục nguy hại.

  • Thứ hai, xác định các điểm kiểm soát trọng yếu trong quy trình qua việc phân tích các mối nguy theo thứ tự giảm dần, từ mối nguy gây hại nặng nhất đến mối nguy gây hại ít nhất.
  • Thứ ba, thiết lập các ngưỡng tới hạn. Ngưỡng tới hạn được hiểu mức sai số có thể chấp nhận được để đảm bảo các điểm kiểm soát trọng yếu nằm trong phạm vi kiểm soát.
  • Thứ tư, giám sát ngưỡng tới hạn. Theo dõi, giám sát các điểm kiểm soát trọng yếu bằng các thủ tục xét nghiệm.
  • Thứ năm, thiết lập biện pháp khắc phục kịp thời, nhanh chóng điều chỉnh khi phát hiện một điểm kiểm soát trọng yếu lệch ra khỏi vòng kiểm soát.
  • Thứ sáu, thiết lập hệ thống kiểm tra đánh giá. Tiến hành thẩm tra để xác nhận hệ thống HACCP hoạt động hữu hiệu.
  • Cuối cùng, thiết lập hồ sơ và tài liệu HACCP.

Tại sao doanh nghiệp cần chứng nhận HACCP?

  • Quản lý rủi ro

Doanh nghiệp ứng dụng tiêu chuẩn HACCP nhằm xác định và phòng ngừa tối đa các rủi ro có thể xảy ra và giảm thiếu các thiệt hại của nó. Từ đó ổn định chất lượng sản phẩm bán ra.

  • Nâng cao uy tín về chất lượng sản phẩm

Chứng nhận HACCP phần nào khẳng định các khía cạnh liên quan tới sản phẩm (từ sản xuất tới kinh doanh) đều đã được kiểm chứng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chứng nhận HACCP
Chứng nhận HACCP
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh

HACCP tăng khả năng cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh thị trường và mở rộng thị trường của bạn vượt xa các đối thủ khác, đặc biệt là trong ngành xuất khẩu thực phẩm.

  • Được phép sử dụng dấu chứng nhận

Doanh nghiệp đạt chứng nhận HACCP được phép in dấu chứng nhận trên bao bì sản phẩm, tăng độ uy tín và xây dựng lòng tin với người tiêu dùng

Xem thêm: 7 nguyên tắc HACCP

Làm thế nào để nhận chứng nhận HACCP?

Hồ sơ

Doanh nghiệp có yêu cầu cấp chứng nhận HACCP cần chuẩn bị các giấy tờ bao gồm 2 phần:

Tài liệu đánh giá sơ bộ:

  • Đơn đăng ký chứng nhận HACCP theo mẫu của tổ chức chứng nhận
  • Kế hoạch HACCP của doanh nghiệp
  • Các tài liệu và hồ sơ liên quan đến việc áp dụng HACCP vào thực tế

Tài liệu đánh giá chứng nhận HACCP chính thức:

  • Kế hoạch HACCP và các tài liệu liên quan đến hệ thống HACCP
  • Thủ tục và chỉ dẫn về công việc
  • Mô tả sản phẩm chi tiết
  • Các tài liệu liên quan tới quá trình giám sát, kiểm tra, thử nghiệm, sửa chữa
  • Bảng hỏi kiểm định về hệ thống HACCP.

Nội dung của chứng chỉ HACCP

Doanh nghiệp sẽ được tổ chức chứng nhận cấp 01 giấy chứng nhận có các nội dung sau:

  • Tên của tổ chức cấp chứng nhận
  • Thông tin doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận
  • Tiêu chuẩn chứng nhận
  • Phạm vi chứng nhận (lĩnh vực của doanh nghiệp)
  • Mã số chứng nhận, ngày cấp chứng nhận, ngày hết hạn
  • Dấu chứng nhận
  • Các thông tin khác cần thiết
Chứng nhận HACCP
Quy trình lấy chứng nhận HACCP

Quy trình lấy chứng nhận

Quy trình cấp chứng nhận sẽ phụ thuộc vào các đơn vị tư vấn khác nhau. Tuy nhiên tổng quan sẽ gồm các bước như sau:

B1: Đăng ký chứng nhận, cung cấp thông tin

B2: Ký hợp đồng và đánh giá sơ bộ

B3: Tiến hành đánh giá chứng nhận HACCP

B4: Khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có)

B5: Cấp chứng nhận HACCP

B6: Chu kỳ giám sát hàng năm

Lời khuyên cho quy trình đánh giá chứng nhận HACCP

Dưới đây là một số mẹo để có một quy trình đánh giá hiệu quả:

  • Chỉ định đầu mối liên hệ chính cho kiểm toán viên bên thứ ba để đóng vai trò là người liên lạc.
  • Chuẩn bị để gửi tất cả các tài liệu cần thiết trước.
  • Thêm bản sao giấy tờ kiểm toán nội bộ, bao gồm các mối quan tâm, sửa chữa và đánh giá của ban quản lý.
  • Phản hồi các mối quan ngại một cách kịp thời bằng các giải pháp, vì các báo cáo về sự không phù hợp thường có ngày đến hạn.
  • Chờ để lên lịch kiểm tra với bên thứ ba cho đến khi bạn chắc chắn rằng mọi thứ đều tuân thủ.

Các thông tin khác

Thời gian tư vấn và cấp chứng nhận

Thời gian áp dụng và tư vấn HACCP: 60 – 90 ngày

Thời gian chứng nhận HACCP : 15 – 30 ngày

Hiệu lực chứng nhận HACCP

Giấy chứng nhận sẽ có Hiệu lực trong vòng 03 năm. Thời hạn giám sát 12 tháng.

Chi phí chứng nhận HACCP hết bao nhiêu?

Tùy thuộc vào quy mô (tổng số nhân sự, nhân sự tại các địa điểm đánh giá), địa điểm (số địa điểm doanh nghiệp đăng ký chứng nhận), phạm vi (lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp) khác nhau mà chi phí chứng nhận sẽ khác nhau. Thông thường chi phí chứng nhận HACCP bao gồm:

  • Chi phí đánh giá và xem xét tài liệu giai đoạn 1
  • Chi phí đánh giá giai đoạn 2
  • Chi phí chứng nhận
  • Chi phí giám sát
  • Chi phí tái chứng nhận


PN