So sánh HACCP và ISO 22000 | Doanh nghiệp nên áp dụng HACCP hay ISO 22000?
HACCP và ISO 22000 đều là những tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp kiểm soát được các mối nguy về an toàn vệ sinh thực phẩm trong toàn bộ quy trình từ những bước đầu tiên.
HACCP và ISO 22000 giống và khác nhau ở điểm nào? Hai tiêu chuẩn này có mối liên hệ gì với nhau? Mời các bạn cùng tham khảo qua bài viết này của VCR nhé.
Khái niệm
HACCP
HACCP - Hazard Analysis Critical Control Point là “hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”, hay hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm.
ISO 22000
ISO 22000 là một trong những tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. ISO 22000 được soạn thảo và ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO.
Bộ tiêu chuẩn này được sử dụng kết hợp với ISO 9001 và HACPP nhằm giảm thiểu các rủi ro và đảm bảo chất lượng thực phẩm an toàn ở mọi cấp độ.
Điểm giống nhau
Mục đích
HACCP và ISO 22000 đều hướng đến chung mục đích sau:
- Giúp doanh nghiệp kiểm soát được các mối nguy về an toàn vệ sinh thực phẩm trong toàn bộ quy trình từ những bước đầu tiên.
- Đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm được cung cấp ra thị trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng
- Giá trị tương đương chứng nhận cơ sở an toàn vệ sinh thực phẩm (theo NĐ 15/2018-CP)
Đối tượng / Phạm vi áp dụng
Cả 2 tiêu chuẩn này đều được áp dụng đối với các doanh nghiệp, tổ chức có mặt trong chuỗi cung ứng thực phẩm, từ các bước đầu nuôi trồng, đánh bắt cho tới khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
Nguyên tắc áp dụng
HACCP và ISO 22000 đều phải được thực hiện dựa trên 7 nguyên tắc về kiểm soát mối nguy do Ủy ban CODEX ban hành quy định:
Nguyên tắc 1: Phân tích mối nguy
Nguyên tắc 2: Xác định các Điểm kiểm soát tới hạn (CCP)
Nguyên tắc 3: Xác định các Ngưỡng tới hạn của CCP
Nguyên tắc 4: Thiết lập các thủ tục kiểm soát Điểm tới hạn
Nguyên tắc 5: Thiết lập các hành động khắc phục
Nguyên tắc 6: Thiết lập thủ tục kiểm tra – xác minh
Nguyên tắc 7: Thiết lập thủ tục lưu giữ hồ sơ, tài liệu
Hiệu lực và phạm vi công nhận
Phạm vi công nhận: toàn thế giới
Thời gian hiệu lực: Chứng nhận của cả 2 hệ thống này đều có hạn trong vòng 3 năm
Phương pháp thực hiện / Về yêu cầu thực hiện
Phải đáp ứng các điều kiện và chương trình tiên quyết về nhà xưởng, trang thiết bị, công tác vệ sinh, khu lưu trữ…
Điểm khác nhau
HACCP là 1 phần của ISO 22000
Tiêu chuẩn ISO 22000 ra đời dựa trên sự kết hợp của bộ nguyên tắc HACCP và tiêu chuẩn GMP. Do đó trong ISO 22000 có đề cập chi tiết hơn tới HACCP và chỉ có một vài khác biệt.
Ngoài ra, ISO 22000 có cấu trúc và nội dung tương tự như hệ thống quản lý ISO 9001. Doanh nghiệp có thể kết hợp 2 tiêu chuẩn này với nhau.
Nguồn gốc / Tổ chức ban hành
ISO 22000 được công bố bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO lần đầu năm 2005. Đến nay đã qua 2 lần cải tiến là ISO 22000:2015 và ISO 22000:2018.
HACCP ra mắt năm 1960 như một tiêu chuẩn về quản lý an toàn thực phẩm bằng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn, bởi công ty Pillsbury.
Cách tiếp cận
- HACCP tiếp cận dựa trên mối nguy về an toàn thực phẩm
- ISO 22000 tiếp cận dựa trên quá trình và quy trình PDCA
Quy trình áp dụng
ISO 22000 |
Quy trình |
HACCP |
Thành lập nhóm An toàn thực phẩm |
Bước 1 |
Thành lập nhóm HACCP |
|
Bước 2 |
Mô tả sản phẩm |
Xây dựng mục đích sử dụng |
Bước 3 |
Xây dựng mục đích sử dụng |
Lưu đồ |
Bước 4 |
Xây dựng sơ đồ dây chuyền sản xuất thực phẩm |
Lưu đồ |
Bước 5 |
Thẩm định sơ đồ dây chuyền sản xuất |
|
Bước 6 |
|
Xác định CCP về thực phẩm |
Bước 7 |
Xác định CCP về thực phẩm |
Xác định giới hạn cho từng CCP |
Bước 8 |
Thiết lập giới hạn cho từng CCP |
Thiết lập hệ thống theo dõi CCP |
Bước 9 |
Thiết lập hệ thống giám sát CCP |
Thiết lập hành động khi kết quả theo dõi vượt quá giới hạn tới hạn |
Bước 10 |
Thiết lập hành động khắc phục phù hợp |
Thiết lập kế hoạch kiểm tra xác nhận |
Bước 11 |
Thiết lập quy trình kiểm soát |
|
Bước 12 |
Thiết lập hệ thống lưu trữ tài liệu và hồ sơ |
Sự ưa chuộng trên thế giới
HACCP: được các nước Châu Âu, Mỹ ưa chuộng hơn ISO 22000
ISO 22000: được các nước trong khu vực Châu Á ưa chuộng hơn HACCP
Mối quan hệ giữa HACCP và ISO 22000
Có thể nói HACCP là một phần quan trọng của tiêu chuẩn ISO 22000.
HACCP có nhiệm vụ phân tích các nguy cơ và điểm kiểm soát tới hạn thì ISO 22000 tập trung vào toàn bộ quy trình và các khía cạnh xung quanh hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đó.
Lợi ích khi áp dụng chứng nhận ISO 22000 và HACCP
- Khẳng định và gia tăng danh tiếng thương hiệu
- Tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường
- Tuân theo quy định pháp luật và thuận lợi hơn khi có kế hoạch đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế
- Được miễn giảm đánh giá đối với các chứng nhận có giá trị tương ứng
- Được người tiêu dùng, đối tác và cộng đồng tin tưởng
Doanh nghiệp nên ứng dụng HACCP hay ISO 22000?
Tiêu chuẩn ISO 22000 và HACCP đều mang lại những giá trị nhất định cho doanh nghiệp trong việc đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, ngăn ngừa các rủi ro không đáng có.
Dưới đây là 3 tiêu chí mà doanh nghiệp nên cân nhắc để lựa chọn cho mình giải pháp phù hợp:
- Phạm vi hoạt động
- Quy mô doanh nghiệp
- Đối tượng khách hàng mục tiêu
Có chứng nhận HACCP rồi có cần áp dụng ISO 22000 không?
Việc áp dụng ISO 22000 vẫn đang dựa trên nguyên tắc tự nguyện. Do đó những doanh nghiệp đã có chứng nhận HACCP sẽ không bắt buộc phải nâng cấp chuyển đổi lên ISO 22000.
Tuy nhiên các đối tác kinh doanh sẽ thường đề cao và ưu tiên những doanh nghiệp đã có ISO 22000 hơn vì nó kiểm soát bao hàm toàn bộ vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm chứ không chỉ quy trình sản xuất như HACCP. Hơn nữa, ISO 22000 còn có thể kết hợp ứng dụng với các tiêu chuẩn ISO về hệ thống quản lý khác vì nó có cấu trúc bậc cao HLS.
PN