Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001 – Hệ thống quản lý môi trường
ISO 14001 là một tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường được xây dựng nhằm hỗ trợ các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong việc giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh và sản xuất tới môi trường.
- 1. Khái quát tiêu chuẩn ISO 14001
- 2. Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001
- 3. Lợi ích khi doanh nghiệp đạt được chứng nhận ISO 14001:2015
- 4. Quy trình chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001
- 5. Để đạt được chứng nhận ISO 14001, doanh nghiệp cần làm gì ?
- 6. Doanh nghiệp nào cần phải chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001 ?
- 7. Chi phí chứng nhận ISO 14001 bao nhiêu ?
Bài viết này của VCR sẽ giới thiệu đến bạn đọc những nội dung liên quan đến chứng nhận ISO 14001 - Hệ thống quản lý môi trường. Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu thêm nhé.
1. Khái quát tiêu chuẩn ISO 14001
Chứng nhận ISO 14001 tập trung vào 2 vấn đề chính sau:
- Giảm thiểu các tác động có hại tới môi trường.
- Cung cấp bằng chứng về sự cải tiến liên tục trong quản lý môi trường.
ISO 14001 là một tiêu chuẩn Quốc tế, được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) nhằm hỗ trợ các tổ chức/doanh nghiệp trong việc giảm thiểu những tác động tiêu cực tới môi trường, tuân thủ các quy định, chính sách về môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững trên toàn cầu.
Tương tự như tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, tiêu chuẩn ISO 14001 cũng là một trong những tiêu chuẩn quan trọng của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), đã và đang được áp dụng rộng rãi trong các tổ chức/doanh nghiệp. Hiện nay, ISO 14001 là tiêu chuẩn quản lý môi trường được công nhận trên toàn cầu. Trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000, ISO 14001 được coi là tiêu chuẩn cốt lõi và thực tế nhất, được các chuyên gia áp dụng, triển khai và chứng nhận cho các tổ chức và doanh nghiệp.
ISO 14001 đánh giá sự phù hợp của Hệ thống Quản lý Môi trường (EMS) của một tổ chức dựa trên các yêu cầu cụ thể phù hợp với từng loại hình hoạt động và kinh doanh khác nhau.
2. Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001
Vào ngày 15/09/2015, ISO đã chính thức công bố phiên bản tiêu chuẩn ISO 14001:2015 với những cải tiến quan trọng nhằm đáp ứng tốt hơn với tình hình hiện tại. Trong khuôn khổ Hiệp ước chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT), ISO 14001:2015 được kỳ vọng trở thành yêu cầu tiên quyết cho hoạt động kinh doanh toàn cầu. Các chuyên gia nhận thấy rằng điều này sẽ là động lực quan trọng cho thị trường, đẩy mạnh việc thừa nhận một tiêu chuẩn môi trường toàn cầu mới, từ đó đảm bảo sự phát triển bền vững cho môi trường toàn cầu.
Chứng nhận ISO 14001 là việc thực hiện đánh giá, chứng nhận áp dụng và vận hành tiêu chuẩn này vào trong hệ thống quản lý của họ. Giấy chứng nhận hệ thống quản lý môi trường là bằng chứng khẳng định rằng doanh nghiệp đã thiết lập một hệ thống quản lý môi trường đáp ứng các yêu cầu đề ra. Điều này mang lại lợi thế cho doanh nghiệp khi xác định và mở rộng thương hiệu cũng như quy mô kinh doanh và sản xuất.
Tổ chức nào chứng nhận ISO 14001 ?
Tổ chức chứng nhận ISO tại Việt Nam là một pháp nhân được phép hoạt động chứng nhận. Để trở thành tổ chức chứng nhận, đơn vị phải được Bộ Khoa học Công nghệ cấp phép và chỉ định trong lĩnh vực chứng nhận.
Để lựa chọn một tổ chức chứng nhận có đủ năng lực pháp lý, doanh nghiệp nên tiến hành tìm hiểu kỹ các giấy tờ pháp lý của Tổ chức chứng nhận bao gồm:
- Giấy đăng ký hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận ISO 14001 được cấp bởi Bộ Khoa học Công nghệ.
- Các hồ sơ pháp lý khác bao gồm: Giấy đăng ký kinh doanh, Hồ sơ năng lực và Hồ sơ chuyên gia...
Sau khi Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá, doanh nghiệp sẽ nhận được cấp 1 giấy chứng nhận .
Giấy chứng nhận ISO 14001 sẽ có hiệu lực trong vòng 03 năm và sẽ được giám sát 12 tháng/lần
Tính chất của chứng nhận ISO 14001
Đối tượng áp dụng chứng nhận: ISO 14001 có thể được áp dụng trong các hội từ thiện, tổ chức tình nguyện và các hiệp hội thương mại. Bất kể tổ chức có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hay các hoạt động thường ngày đều ảnh hưởng tới môi trường, họ đều cần nhận thức về tiêu chuẩn này.
Nội dung: chứng nhận ISO 14001 là sự cam kết của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong việc giảm lượng rác thải và tái chế nguyên vật liệu khi cần thiết. Tổ chức, doanh nghiệp và cơ quan sẽ thấy được không chỉ từ việc tiết kiệm chi phí mà còn từ việc tăng cơ hội trong việc đấu thầu mới.
3. Lợi ích khi doanh nghiệp đạt được chứng nhận ISO 14001:2015
Tiêu chuẩn ISO 14001 là khung chuẩn để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thể hiện sự cam kết của mình đối với các vấn đề về môi trường.
- Tạo ra lòng tin cho khách hàng, nhà đầu tư, công chúng và cộng đồng thông qua việc cung cấp bằng chứng về cam kết của tổ chức/doanh nghiệp với trách nhiệm môi trường.
- Phát triển hệ thống quản lý giúp các cơ quan, tổ chức/doanh nghiệp giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh và sản xuất tới môi trường.
- Thiết lập các mục tiêu cụ thể trong chính sách môi trường, đồng thời thường xuyên giám sát và đo lường kết quả thực hiện để duy trì hệ thống và cải tiến.
- Tiêu chuẩn ISO 14001 cung cấp một khung chuẩn linh hoạt để đáp ứng các mục tiêu nội bộ và bên ngoài liên quan đến quản lý môi trường.
- Tăng cường hiệu suất làm việc và kiểm soát chi phí bằng cách tiết kiệm nguyên liệu đầu vào và năng lượng.
- Giảm thiểu lượng chất thải trong quá trình sản xuất, hạn chế rủi ro và tác động đến môi trường, từ đó giảm thiểu chi phí bảo hiểm.
- Phát triển bền vững và tuân thủ đầy đủ yêu cầu của các cơ quan quản lý môi trường.
- Có giấy tờ quan trọng cho quá trình đấu thầu hoặc để tăng cường chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp.
4. Quy trình chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001
Giấy chứng nhận ISO 14001 là một chứng chỉ do một Tổ chức chứng nhận cấp. Việc chứng nhận ISO phải tuân thủ chính xác theo quy trình chuẩn. Quy trình này bao gồm nhiều công việc và giai đoạn.
Thực hiện đúng quy trình này đảm bảo tính hợp pháp của giấy chứng nhận ISO. Dưới đây là quy trình chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001:
Bước 1: Đăng ký và thỏa thuận với tổ chức chứng nhận
Để đạt được chứng nhận, doanh nghiệp cần phải thỏa thuận với Tổ chức chứng nhận về các vấn đề liên quan đến quá trình chứng nhận.
Quá trình đánh giá chứng nhận sẽ được thực hiện thông qua các hợp đồng chứng nhận mà hai bên sẽ thỏa thuận.
Bước 2: Xem xét thông tin, lập kế hoạch đánh giá chứng nhận
Sau khi nhận được thông tin và yêu cầu của doanh nghiệp. Tổ chức chứng nhận sẽ xem xét các thông tin và xây dựng kế hoạch đánh giá gửi khách hàng.
Kế hoạch đánh giá sẽ tập trung chủ yếu vào các yêu cầu, thông tin liên quan tới chứng nhận.
Kế hoạch đánh giá này sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp trong việc chuẩn bị nội dung cần thiết để tham gia quá trình đánh giá một cách chủ động.
Bước 3: Đánh giá tài liệu và hiện trường trong quá trình chứng nhận
Thông thường, quá trình đánh giá chứng nhận bao gồm hai bước cơ bản.
- Bước đầu tiên là đánh giá, xem xét hệ thống tài liệu của tổ chức/doanh nghiệp.
- Sau đó là đánh giá thực tế tại các vị trí như nhà xưởng sản xuất và các địa điểm kinh doanh của Doanh nghiệp.
Các chuyên gia đánh giá của Tổ chức chứng nhận sẽ kiểm tra, xem xét các tài liệu, quy trình, hướng dẫn và thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để xác định xem chúng có tuân thủ các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 14001 hay không.
Các chuyên gia đánh giá thực hiện công việc dựa trên nguyên tắc khách quan, độc lập và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến quá trình đánh giá chứng nhận.
Kết quả của quá trình này sẽ là bằng chứng xác nhận xem Hệ thống quản lý của Doanh nghiệp có tuân thủ tiêu chuẩn ISO 14001 hay không.
Bước 4: Thẩm định hồ sơ đánh giá và cấp giấy chứng nhận
Nếu cần sẽ tiến hành các biện pháp khắc phục. Sau khi nhận được kết quả đánh giá từ chuyên gia chứng nhận, Tổ chức chứng nhận sẽ thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận ISO có hiệu lực trong vòng 3 năm và thời gian giám sát tối thiểu là 12 tháng/lần.
Bước 5: Đánh giá giám sát và chứng nhận lại
Sau khi đạt được chứng nhận ISO 14001, Doanh nghiệp cần tiếp tục duy trì hệ thống quản lý.
Theo quy định, khi đến thời hạn giám sát, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để duy trì hiệu lực của chứng nhận.
Các hoạt động đánh giá giám sát cơ bản tương tự như quá trình đánh giá chứng nhận ban đầu.
Thường thì số lần đánh giá giám sát là 2 lần trong mỗi chu kỳ (12 tháng/lần).
Giấy chứng nhận được cấp có hiệu lực trong vòng 3 năm. Sau khi hết thời gian này, tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện đánh giá chứng nhận lại.
Nếu đánh giá đạt yêu cầu, Tổ chức chứng nhận sẽ cấp lại 1 Giấy chứng nhận mới có hiệu lực trong 3 năm tiếp theo.
Ví dụ: Giấy chứng nhận hiện tại có hiệu lực từ ngày 10/09/2016 đến 09/09/2019. Thì giấy chứng nhận mới sẽ có hiệu lực từ ngày 10/09/2019 đến 09/09/2022.
5. Để đạt được chứng nhận ISO 14001, doanh nghiệp cần làm gì ?
Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 đề ra các yêu cầu về hệ thống môi trường cho doanh nghiệp. Để đạt được chứng nhận, Doanh nghiệp cần thỏa mãn các điều kiện sau:
Điều kiện thứ nhất: Doanh nghiệp xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn ISO 14001:2015
Doanh nghiệp cần nắm rõ và xây dựng hệ thống của lý của mình theo các yêu cầu của ISO 14001.
Để đạt thành công, Doanh nghiệp có thể tự tìm hiểu, xây dựng và áp dụng ISO hoặc nên tìm các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp. Doanh nghiệp sẽ có sự đồng hành của các tổ chức tư vấn trong việc đào tạo, xây dựng và áp dụng các quy trình, biểu mẫu.
Điều kiện thứ 2: Doanh nghiệp cần phải có ĐTM (Cam kết bảo vệ môi trường; Đề án bảo vệ môi trường).
Đây là một trong những yêu cầu cơ bản để được tổ chức chứng nhận và cấp chứng chỉ ISO 14001. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định pháp luật về môi trường. Các tổ chức chứng nhận sẽ dựa vào việc doanh nghiệp đã có ĐTM để xác nhận việc tuân thủ trách nhiệm pháp lý này. Vì vậy, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ về ĐTM trước khi tham gia quá trình đánh giá chứng nhận.
Điều kiện thứ 3: Thực hiện đánh giá chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận.
Sau khi Doanh nghiệp đã xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đáng tin cậy, tự đánh giá nội bộ của doanh nghiệp mình và thực hiện các biện pháp khắc phục, cải tiến. Tiếp theo, doanh nghiệp sẽ tiến hành đánh giá bởi Tổ chức chứng nhận. Sau quá trình đánh giá, doanh nghiệp sẽ được cấp Chứng chỉ ISO hay Giấy chứng nhận ISO.
6. Doanh nghiệp nào cần phải chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001 ?
Tiêu chuẩn ISO 14001 hướng đến mọi loại hình doanh nghiệp như sản xuất, kinh doanh, trường học, bệnh viện và nhiều loại tổ chức khác. Điều đáng chú ý là tiêu chuẩn này có thể áp dụng linh hoạt tại các tổ chức sản xuất và dịch vụ, phù hợp với đa dạng các loại hình và quy mô doanh nghiệp.
Một số doanh nghiệp cần phải chứng nhận ISO 14001 bao gồm:
- Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực hóa chất, công nghiệp, dệt may, phân bón, xây dựng và nhiều lĩnh vực khác.
- Doanh nghiệp có nhiều nguồn thải nguy hại đến môi trường.
- Doanh nghiệp tham gia đấu thầu hoặc hoạt động xuất nhập khẩu.
- Doanh nghiệp muốn chứng minh cam kết của mình về bảo vệ môi trường.
Trên đây là những ngành nghề bắt buộc tổ chức/doanh nghiệp cần phải quan tâm tới chứng nhận ISO 14001.
7. Chi phí chứng nhận ISO 14001 bao nhiêu ?
Thực tế, mỗi doanh nghiệp sẽ hoạt động trong lĩnh vực và quy mô khác nhau, do đó không có con số cụ thể nào về mức chi phí để đạt được chứng nhận. Để tìm hiểu về chi phí cụ thể, các tổ chức và doanh nghiệp cần liên hệ trực tiếp với các tổ chức uy tín chuyên thực hiện việc chứng nhận.
Và đó là những nôi dung khá chi tiết về chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001 – Hệ thống quản lý môi trường mà VCR chia sẻ. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp cho bạn có được nhiều thông tin hữu ích.
Phuong.