Hệ thống phòng cháy chữa cháy trong phòng sạch
Phòng cháy chữa cháy luôn là vấn đề được quan tâm trong bất cứ công trình nhà máy nào. Và với một khu vực đặc biệt như phòng sạch thì hệ thống phòng cháy chữa cháy cũng có những yêu cầu khắt khe riêng.
- Tầm quan trọng của hệ thống phòng cháy chữa cháy trong phòng sạch
- Thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy cho phòng sạch
- 1. Thiết kế bố cục của nhà máy
- 2. Kết cấu xây dựng và trang trí nội thất bên trong phòng sạch
- 3. Thiết kế sơ tán trong phòng sạch
- 4. Thiết kế thông gió và hút khói phòng cháy chữa cháy cho phòng sạch
- 5. Lắp đặt đầu báo khói cho phòng sạch
- 6. Phương pháp bố trí hệ thống chiếu sáng khẩn cấp về cháy nổ và các biển báo chỉ dẫn sơ tán đám cháy cho phòng sạch
- Các loại hệ thống chữa cháy có thể được sử cho phòng sạch
Vậy có những thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy nào cho phòng sạch? Và cách thiết kế hệ thống này ra sao để đạt tiêu chuẩn? Hãy cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Tầm quan trọng của hệ thống phòng cháy chữa cháy trong phòng sạch
Lý do đầu tiên, phòng sạch là môi trường hoàn toàn khép kín, việc ra vào phòng sạch được kiểm soát một cách chặt chẽ. Nguyên tắc ra vào phòng sạch phải đúng theo quy định, không được ra vào tùy ý và không được tự ý mở cửa khi chưa đáp ứng được độ an toàn phòng sạch.
Lý do thứ hai là nếu nhân viên muốn vào phòng sạch, họ phải đi qua phòng tắm khí (air shower) và các thiết bị tự làm sạch khác. Cùng với đó thì hàng hóa phải có lối vận chuyển riêng biệt để qua phòng tắm khí và các thiết bị khác trước khi ra vào phòng sạch.
Một câu hỏi đặt ra là đối mặt với quy trình ra vào phức tạp như vậy, liệu công tác phòng cháy chữa cháy phòng sạch có tiềm ẩn những nguy cơ hỏa hoạn không? Làm thế nào để giải quyết các nguy cơ cháy nổ trong phòng sạch?
Xem thêm: Quy trình ra vào phòng sạch
Thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy cho phòng sạch
Việc thiết kế PCCC phòng sạch cần tuân theo các nguyên tắc thiết kế sau:
1. Thiết kế bố cục của nhà máy
Trước khi tiến hành xây dựng phòng sạch, đơn vị thiết kế, đơn vị thi công, đơn vị sử dụng, đơn vị lắp đặt, hoặc cung cấp thiết bị phải đưa ra sơ đồ, bản vẽ của phòng sạch. Trước hết, phải xem xét cách bố trí các quy trình hoặc phòng thiết bị dễ cháy, nổ càng xa càng tốt. Chúng nên được bố trí dựa vào tường ngoài và kết nối với các khu chức năng khác của nhà máy. Việc bố trí này sẽ giúp thuận tiện hơn khi mở các lối thoát hiểm khẩn cấp. Mặt khác nó có lợi cho việc hút khói và cứu hộ trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.
2. Kết cấu xây dựng và trang trí nội thất bên trong phòng sạch
Tòa nhà nên áp dụng kết cấu gạch bê tông càng nhiều càng tốt, ví dụ: khi sử dụng kết cấu thép, giới hạn chịu lửa của từng bộ phận của phòng sạch phải đạt được yêu cầu của cấp chịu lửa. Trong giới hạn có thể, các vật liệu sử dụng cho phòng sạch phải có khả năng chống cháy hoặc không bắt lửa và nên tránh sử dụng chất dẻo xốp, cao su hoặc các vật liệu polyme hữu cơ xốp khác. Đối với phần trang trí nội thất của phòng sạch, do kết cấu kín, có nhược điểm trong việc di tản và thoát khói. Điều này tương tự như mức độ nguy hiểm cháy của các tòa nhà dân dụng.
3. Thiết kế sơ tán trong phòng sạch
Các lối đi sơ tán bên trong nhà máy nên đơn giản và nhanh gọn, tránh bố trí theo kiểu chồng chéo. Đối với việc thiết kế lối ra vào của nhà máy, lối vào và lối ra phải được thiết kế theo 1 đường thẳng. Nếu các lối vào và lối ra không thể đáp ứng các yêu cầu của quy trình đặc biệt để sơ tán, cơ sở phải có một lối thoát hiểm khẩn cấp riêng gần tường bên ngoài. Dọc lối thoát hiểm phải có hệ thống đèn thoát hiểm và búa cao su phá kính được gắn tại các vị trí cố định.
Các biển chỉ dẫn sơ tán trên lối đi phải là biển báo sơ tán và vị trí lắp đặt của chúng phải được xác định theo hình thức thông gió và hút khói của phòng sạch. Nhìn chung, hệ thống thông gió và hút khói phòng sạch đa phần theo hình thức cấp trên và trả dưới, nên xen kẽ phần trên và phần dưới để vị trí lắp đặt.
4. Thiết kế thông gió và hút khói phòng cháy chữa cháy cho phòng sạch
Đối với một số khu vực của nhà máy có sử dụng hóa chất dễ cháy, nổ hoặc các sản phẩm trung gian chứa khí dễ cháy thì khu vực đó cần được trang bị hệ thống thoát khí riêng biệt và hệ thống trao đổi khí.
Đối với phòng sạch có hệ thống điều hòa trung tâm hoặc hệ thống gió hồi, nên lắp nút tắt khẩn cấp ở hành lang sơ tán, phòng trực, xưởng thường xuyên có người ở để tắt nguồn cấp và gió hồi, tránh cháy lan. Hệ thống hút khói nên được lắp đặt tại các hành lang sơ tán, các phân xưởng tập trung đông người và các phòng điều khiển quan trọng để thuận tiện cho việc sơ tán và cứu hộ nhân viên.
5. Lắp đặt đầu báo khói cho phòng sạch
Nguyên lý hoạt động của đầu báo khói là phòng chống cháy nổ bằng cách theo dõi nồng độ khói, và bên trong đầu báo khói sử dụng cảm biến khói ion. Cảm biến khói ion là loại cảm biến có công nghệ tiên tiến, hoạt động ổn định, đáng tin cậy và được ứng dụng rộng rãi. Đầu cảm biến khói loại này bao gồm một buồng ion hoá điện li, sử dụng đồng vị phóng xạ là nguồn phát hạt Alpha để có thể tạo ra ion hoá trong không khí. Khi có một số phần tử khói đi vào buồng thì sẽ tạo nên sự thay đổi điện áp ở các cực điện li. Cảm biến sẽ phát tín hiệu báo động ngay sau đó.
6. Phương pháp bố trí hệ thống chiếu sáng khẩn cấp về cháy nổ và các biển báo chỉ dẫn sơ tán đám cháy cho phòng sạch
- Mức độ chiếu sáng mặt đất của lối đi sơ tán tối thiểu không được nhỏ hơn 0,5 lx;
- Mức độ chiếu sáng mặt đất thấp nhất ở những nơi đông người không được nhỏ hơn 1,0 lx;
- Mức độ rọi thấp nhất của mặt đất trong buồng thang bộ không được nhỏ hơn 5,0 lx;
- Đèn chiếu sáng khẩn cấp của phòng chữa cháy, phòng phân phối điện … và các phòng khác vẫn hoạt động bình thường khi có cháy vẫn đảm bảo độ rọi của đèn chiếu sáng bình thường.
- Đèn chiếu sáng khẩn cấp khi chữa cháy nên được lắp đặt ở phần trên của tường, trần nhà hoặc phía trên của lối ra.
- Biển “Thoát hiểm” nên được sử dụng làm dấu chỉ dẫn ngay phía trên cửa thoát hiểm và sơ tán an toàn;
Các loại hệ thống chữa cháy có thể được sử cho phòng sạch
Hệ thống chữa cháy tự động sprinkler
Hệ thống dập tắt đám cháy bằng cách phun nước trực tiếp vào khu vực đang cháy trong phòng sạch, tại đó đầu phun sprinkler bị kích hoạt ở ngưỡng nhiệt độ đã được xác định trước.
Hệ thống chữa cháy vách tường
Trạm bơm cung cấp nước chữa cháy được kết nối với hệ thống họng lấy nước vách tường. Do đó khi sử dụng hệ thống họng nước chữa cháy vách tường, chúng ta chỉ cần mở van chặn ngay lập tức dòng nước áp lực cao sẽ phun ra chữa cháy, khi đó áp lực bơm nước sẽ giảm, hệ thống bơm nước sẽ tự động làm việc để cung cấp nước chữa cháy cho phòng sạch.
Hệ thống chữa cháy FM200
Hệ thống chữa cháy khí FM200/HFC227ea (mini Package) được thiết kế để bảo vệ một không gian hẹp (dưới 1500 m3). Đây cũng là một trong những hệ thống chữa cháy tối ưu nhất cho phòng sạch.
Nó phun ra một chất khí chữa cháy “sạch” có tên là FM200 (Tyco, Kidde) hoặc HFC227ea (Nittan).
Chất khí này không những có tác dụng chữa cháy hiệu quả, mà nó còn cân bằng được lượng khí O2 cần thiết để cho con người hô hấp tạm thời trong trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, với chất khí chữa cháy ”sạch” này, sau khi hoàn tất nhiệm vụ chữa cháy, nó không để lại hậu quả tai hại nào đối với các vật dụng, máy móc nằm trong khu vực vừa được chữa cháy.
Ứng dụng:
Hệ thống này ứng dụng thích hợp tại những môi trường phòng sạch, nơi có con người làm việc và có trang bị những loại máy móc hoặc dữ liệu có giá trị cao
- Phòng sạch điện tử
- Phòng sạch dược phẩm
- Phòng sạch bao bì
- Phòng thí nghiệm
Ưu điểm:
- Nhanh- Hiệu quả: phun xả 30 giây ngay sau khi nhận được tín hiệu báo cháy từ tủ điều khiển trung tâm
- An Toàn: FM200® được chứng nhận không có độc tính, không gây hại cho con người, không ảnh hưởng đến môi trường, không dẫn điện không làm hư hỏng thiết bị điện tử.
- Tiết kiệm: Không làm ảnh hưởng đến thiết bị trong khu vực cháy, giảm chi phí xử lý sau khi hỏa hoạn.
Xem thêm:
UZI