[2024] Quy định lấy mẫu kiểm nghiệm thực phẩm mới nhất
Để tiến hành đánh giá chất lượng thực phẩm thì trước tiên phải tiến hành lấy mẫu. Bộ Y Tế đã thiết lập những quy định lấy mẫu kiểm nghiệm thực phẩm nhằm đảm bảo tiến trình được thực hiện chính xác và hiệu quả nhất. Cùng VCR làm rõ tại đây.
- Thông tin chi tiết về kiểm nghiệm thực phẩm
- Tại sao cần tiến hành kiểm nghiệm thực phẩm?
- Danh sách thực phẩm có quy chuẩn chỉ tiêu kiểm nghiệm
- Quy định lấy mẫu kiểm nghiệm thực phẩm theo Pháp luật
- Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm mới nhất 2023
- Quy trình 5 bước kiểm nghiệm thực phẩm
- Kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ
Thực phẩm được biết đến là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, đối với những loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh thì không được coi là có giá trị dinh dưỡng. Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thiết lập chặt chẽ để đảm bảo quá trình đánh giá chất lượng chính xác và hiệu quả. Từ đó mang đến cho người tiêu dùng những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn. Cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu chi tiết về các quy định cũng như thông tin liên quan trong bài viết dưới đây.
Thông tin chi tiết về kiểm nghiệm thực phẩm
VCR làm rõ các thông tin về kiểm nghiệm thực phẩm để bạn đọc hiểu sâu hơn về khái niệm này.
Kiểm nghiệm thực phẩm là gì?
Kiểm nghiệm thực phẩm được biết đến là một hình thức kiểm soát chất lượng thực phẩm đánh giá chính xác thông qua các chỉ tiêu có sẵn nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn, có giá trị dinh dưỡng đến tay người tiêu dùng. Quy trình tiến hành kiểm nghiệm các bước phải tuân theo Luật an toàn thực phẩm đã được ban hành bởi Quốc hội.
Căn cứ pháp lý
Dưới đây là những căn cứ pháp lý kiểm nghiệm thực phẩm được áp dụng hiện nay:
-
Luật số 55/2010/QH12 về an toàn thực phẩm do Quốc hội ban hành;
-
Nghị định 15/2018/NĐ-CP căn cứ theo Luật tổ chức Chính phủ và Luật an toàn thực phẩm;
-
Quyết định 46/2007/QĐ-BYT ban hành chi tiết các quy định về giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm;
-
Nghị định 178/2013/NĐ-CP ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;
-
Thông tư 25/2018/TT-BYT bãi bỏ một số văn bản quy phạm về pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm ở mục I phần A.
Các loại/hình thức kiểm nghiệm thực phẩm
Hiện nay, tùy vào phân loại thực phẩm, có thể áp dụng một trong hai hình thức kiểm nghiệm là kiểm nghiệm trước công bố và kiểm nghiệm định kỳ 6 tháng 1 lần đối với các sản phẩm được được công bố.
Trường hợp cần tiến hành kiểm nghiệm thực phẩm
Theo Pháp luật quy định có 2 trường hợp thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm là:
-
Trường hợp đầu tiên là tiến hành kiểm nghiệm theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân kinh doanh, sản xuất thực phẩm hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Việc kiểm nghiệm với mục đích nhận được sự cho phép tự công bố sản phẩm từ cơ quan có thẩm quyền hoặc yêu cầu cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm khi kinh doanh thực phẩm hoặc phục vụ giải quyết trong trường hợp tranh chấp xảy ra liên quan đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
Trường hợp thứ hai việc kiểm nghiệm thực phẩm được tiến hành để phục vụ cho các hoạt động quản lý của nhà nước về an toàn thực phẩm. Nhờ vào kết quả kiểm nghiệm thực phẩm, các cơ quan nhà nước sẽ có căn cứ chính xác để xem xét cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cho những đơn vị kinh doanh thực phẩm hoặc cơ sở mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành xử lý, từ đó tiến hành loại bỏ các loại thực phẩm không đạt các quy chuẩn cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật.
Tại sao cần tiến hành kiểm nghiệm thực phẩm?
Kiểm nghiệm thực phẩm được đề cao tầm quan trọng vì đây là một phần của hệ thống kiểm soát chất lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Dưới đây là các lý do giải mã chi tiết tại sao cần phải tiến hành kiểm nghiệm thực phẩm:
-
Giúp đánh giá chính xác chất lượng của nguyên liệu đầu vào có đạt chỉ tiêu đặt ra và đảm bảo quy trình sản xuất hay không. Việc này quyết định mẫu sản phẩm hoàn thiện có đáp ứng về mẫu mã và chất lượng tốt nhất khi đến tay khách hàng hay không.
-
Kiểm nghiệm bán thành phẩm và thành phẩm có vai trò khẳng định phương pháp sản xuất mà doanh nghiệp thực hiện đã đạt tối ưu và đạt tiêu chí về an toàn thực phẩm;
-
Thể hiện rõ đặc điểm nổi trội của thực phẩm về các chỉ tiêu chất lượng cũng như độ an toàn thông qua các chỉ tiêu an toàn như chỉ tiêu kim loại, vi sinh vật, độc tố vi nấm,...;
-
Đây là khâu bắt buộc cần thực hiện trước khi tiến hành công bố sản phẩm ra ngoài thị trường. Đáp ứng các quy định lấy mẫu kiểm nghiệm thực phẩm và áp dụng kiểm nghiệm các loại nguyên liệu, thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm sản xuất trong nước,...
-
Trong quá trình kinh doanh các loại sản phẩm thực phẩm, cần tiến hành kiểm nghiệm định kỳ theo quy định pháp luật để được tiếp tục lưu hành trên thị trường.
Danh sách thực phẩm có quy chuẩn chỉ tiêu kiểm nghiệm
Một số loại thực phẩm có quy chuẩn chỉ tiêu kiểm nghiệm được ban hành từ Bộ Y Tế. Bên cạnh các quy định kiểm nghiệm thực phẩm cần áp dụng thì cần phải tuân thủ theo các chỉ tiêu để kết quả kiểm nghiệm được công nhận và có giá trị.
Trong đó, các loại thực phẩm cần áp dụng chỉ tiêu kiểm nghiệm chất lượng là các loại nước uống, nước sinh hoạt; nước đá hòa tan; sữa và chế phẩm từ sữa; các loại bao bì và dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; các loại nước khoáng thiên nhiên, nước giải khát đóng chai, đồ uống có cồn; sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và thực phẩm bổ sung dinh dưỡng; các chất phụ gia để thêm vào thực phẩm.
Quy định lấy mẫu kiểm nghiệm thực phẩm theo Pháp luật
Nhà nước đưa ra các quy định lấy mẫu kiểm nghiệm thực phẩm nhằm kiểm soát chất lượng hiệu quả bởi lẽ đây là một phần không thể thiếu trong tiến trình đánh giá chính xác chất lượng thực phẩm.
Việc lấy mẫu và chi phí lấy mẫu được quy định rất rõ theo các Luật ban hành, cụ thể như sau:
-
Lượng mẫu tối thiểu và lượng mẫu tối đa thực phẩm cần lấy để đáp ứng quy trình kiểm nghiệm đúng tiêu chuẩn được thể hiện rõ theo quy định tại Phụ lục I Thông tư số 14/2011/TT-BYT của Bộ Y Tế. Trong đó, lượng mẫu tối thiểu là lượng mẫu đủ để tiến hành kiểm nghiệm một chỉ tiêu của sản phẩm. Với các sản phẩm không được nêu trong Phụ lục I thì cần lấy theo quyết định trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra phù hợp với yêu cầu thanh tra, kiểm tra.
-
Phương pháp lấy mẫu cần tuân thủ theo quy định được niêm yết cụ thể theo Phụ lục II Thông tư số 14/2011/TT-BYT của Bộ Y Tế. Trong đó bao gồm các hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ thanh tra.
Bên cạnh đó, quy định lấy mẫu kiểm nghiệm cũng thể hiện rất rõ các mức chi phí theo từng trường hợp cụ thể:
-
Việc lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ cho kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm sẽ do cơ quan quyết định tiến hành kiểm tra, thanh tra chi trả chi phí;
-
Dựa vào kết quả kiểm nghiệm thực phẩm, cơ quan có thẩm quyền sẽ đưa ra kết luận tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có vi phạm quy định của Pháp luật về an toàn thực phẩm hay không. Nếu tổ chức, cá nhân đó vi phạm thì phải hoàn trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm cho cơ quan kiểm tra, thanh tra;
-
Những tổ chức, cá nhân có yêu cầu lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm phải tự chi trả các khoản phí liên quan;
-
Nếu trong tranh chấp, khởi kiện thì người khởi kiện, khiếu nại cần chi trả mức chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm. Trong trường hợp kết quả kiểm nghiệm cho thấy tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có vi phạm quy định an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân đó phải hoàn trả phí lấy mẫu cũng như kiểm nghiệm an toàn thực phẩm tranh chấp cho bên thực hiện khởi kiện, khiếu nại.
Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm mới nhất 2023
Bên cạnh các quy định lấy mẫu kiểm nghiệm thực phẩm thì còn có những quy định chung cần thực hiện như sau:
-
Yêu cầu tiến hành xét nghiệm chất lượng thực phẩm nhằm xác định độc tính có bên trong. Đây là khâu cực kỳ quan trọng giúp xác định nguyên nhân tại sao gây ra ngộ độc thực phẩm. Những loại xét nghiệm xác định độc tính phải được tiến hành theo đúng quy định quản lý an toàn thực phẩm quốc gia.
-
Khi thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm công bố hợp quy trước khi đưa ra thị trường phải tiến hành theo quy định của Nghị định 15 ban hành từ Chính phủ năm 2018. Quy định này giúp doanh nghiệp đơn giản hóa mọi thủ tục đăng ký quảng cáo thực phẩm. Sau khi nhận kết quả kiểm tra theo tiêu chuẩn và tự công bố sản phẩm, doanh nghiệp có thể tiến hành nộp hồ sơ trực tuyến cũng như nhận kết quả trên website của Cục ATTP.
-
Các tiêu chí kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm, nguyên liệu sản xuất xuất khẩu, nhập khẩu phải được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn và thực hiện tại các phòng thử nghiệm đã được quốc tế công nhận. Việc này giúp đảm bảo sản phẩm tuân thủ đúng các quy định đặt ra theo Luật ban hành của Nhà nước.
-
Xét nghiệm thực phẩm để kiểm soát chất lượng sản phẩm trong sản xuất được các doanh nghiệp, tổ chức ứng dụng với mục đích đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định Pháp luật và đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm tốt nhất.
-
Thanh tra ATTP yêu cầu kiểm nghiệm thực phẩm để phục vụ quản lý nhà nước và đảm bảo chất lượng khi đến tay người tiêu dùng.
Quy trình 5 bước kiểm nghiệm thực phẩm
Trước khi tiến hành quy trình kiểm nghiệm thực phẩm thì đầu tiên tổ chức, cá nhân cần phải cung cấp mẫu thử, tên sản phẩm, phiếu kiểm nghiệm an toàn thực phẩm cũng như các thông tin quan trọng như địa chỉ công ty, tên công ty và người gửi.
Sau đó, tiến hành quy trình kiểm nghiệm chất lượng lần lượt theo các bước sau đây:
Bước 1: Xác định các tiêu chí cần kiểm tra để đánh giá chính xác chất lượng mẫu thử.
Bước 2: Thực hiện đúng quy định lấy mẫu kiểm nghiệm thực phẩm để có mẫu đúng tiêu chuẩn về số lượng, bảo quản, thông tin và mang đi xét nghiệm.
Bước 3: Tiến hành trả kết quả cho tổ chức, cá nhân yêu cầu kiểm nghiệm.
Bước 4: Hỗ trợ thực hiện những thủ tục xin giấy chứng nhận ATTP và quảng cáo thực phẩm theo đúng quy định.
Bước 5: Tiến hành giảm giá cho khách hàng các dịch vụ liên quan. Mọi vấn đề cần giải quyết thực hiện trong thời gian từ 2 đến ngày tùy vào tiêu chí cũng như tính chất của sản phẩm.
Kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ
VCR làm rõ các thông tin về kiểm nghiệm định kỳ cụ thể dưới đây:
Quy định về kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm cập nhật mới nhất 2023
Theo quy định kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm được cập nhập mới nhất hiện nay, quy trình thực hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Các cá nhân, tổ chức kinh doanh thực phẩm chủ động mời cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc lấy mẫu kiểm nghiệm theo đúng quy định đặt ra.
Bước 2: Xác định các chỉ tiêu kiểm nghiệm đã được công bố tại Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc tham khảo trên nhãn sản phẩm đang lưu hành. Các định các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh vật theo công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc theo quy định ban hành của pháp luật.
Bước 3: Cơ quan kiểm nghiệm tiến hành thực hiện việc lấy mẫu và kiểm nghiệm mẫu thực phẩm để đánh giá chính xác chất lượng mẫu thử.
Bước 4: Cơ quan kiểm nghiệm trả kết quả cho tổ chức, cá nhân yêu cầu thực hiện kiểm nghiệm theo đúng quy định và trình tự.
Việc kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm có bắt buộc không?
Quy định kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm được thực hiện theo Thông tư 19/2012/TT-BYT được ban hành bởi Bộ Y Tế. Áp dụng bắt buộc với các trường hợp cụ thể như sau:
-
Quy định kiểm nghiệm thực phẩm 1 năm 1 lần đối với những sản phẩm của các cơ sở có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến sau đây: GMP, HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương.
-
Quy định kiểm nghiệm thực phẩm 2 năm 1 lần đối với những sản phẩm của các cơ sở chưa được cấp những chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nêu trên.
Đồng thời, việc kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm cũng có thể tiến hành trong các trường hợp khác:
-
Tổ chức, cá nhân chủ động thực hiện hoặc mời cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc lấy mẫu kiểm nghiệm định kỳ;
-
Thực hiện kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm để lấy kết quả các chỉ tiêu chất lượng công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc trên nhãn sản phẩm đang lưu hành cũng như các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh vật được công bố chi tiết trong Bản thông tin về sản phẩm hoặc theo quy định của pháp luật.
-
Các tổ chức, cá nhân có thể lấy kết quả kiểm nghiệm của đoàn thanh tra tiến hành kiểm tra đột xuất, định kỳ và kết quả kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu để làm kết quả kiểm nghiệm định kỳ trong trường hợp đáp ứng các yêu cầu tại Khoản 3 điều này.
Thời điểm kiểm nghiệm định kỳ theo quy định
Các doanh nghiệp cần thực hiện kiểm nghiệm định kỳ vào từng thời điểm tùy theo các trường hợp cụ thể như sau:
-
Đối với các sản phẩm của những cơ sở thuộc diện có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thì thời điểm kiểm nghiệm định kỳ yêu cầu 6 tháng/lần.
-
Các doanh nghiệp có sản phẩm được sản xuất tại cơ sở chưa được cấp các chứng chỉ chất lượng GMP, HACCP, ISO 22000 thì thời điểm kiểm nghiệm định kỳ là 1 năm/lần.
Quy định về kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm áp dụng các yêu cầu với cơ sở
Theo Pháp luật quy định về kiểm nghiệm định kỳ thực phẩm, các cơ sở phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:
-
Có tư cách pháp nhân theo đúng quy định pháp luật Việt Nam ban hành;
-
Thành lập theo đúng quy định của pháp luật và có chức năng kiểm nghiệm thực phẩm hoặc được các cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định giao nhiệm vụ;
-
Có đầy đủ các loại trang thiết bị và cơ sở vật chất phù hợp với quy định kiểm nghiệm và lĩnh vực đăng ký;
-
Đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.
-
Sở hữu bộ máy tổ chức cũng như năng lực kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với cơ sở kiểm nghiệm.
Trong đó, bộ máy tổ chức của cơ sở kiểm nghiệm phải thực hành ở vị trí kiểm nghiệm viên trong thời gian ít nhất là 2 năm, có trình độ đại học phù hợp với lĩnh vực đăng ký chỉ định, phải được đào tạo. Đồng thời có kinh nghiệm thực tế về kiểm nghiệm trong cùng lĩnh vực trong thời gian 03 năm trở lên. Yêu cầu hệ thống quản lý chất lượng kiểm nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025: 2007 hoặc quốc tế ISO/IEC 17025:2005.
Doanh nghiệp không kiểm nghiệm định kỳ bị xử phạt như thế nào?
Quy chế xử phạt doanh nghiệp không kiểm nghiệm định kỳ theo quy định ban hành theo từng trường hợp như sau:
-
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các loại thực phẩm sử dụng kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình chế biến đồ ăn sẵn, căng tin kinh doanh đồ ăn thức uống; bếp ăn tập thể; nhà hàng của khách sạn, khu nghỉ dưỡng hoặc nhà hàng ăn uống;
-
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với các doanh nghiệp vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm.
Qua bài viết trên, VCR đã gửi đến bạn đọc các thông tin cần thiết về quy định kiểm nghiệm thực phẩm cũng như giải đáp các vấn đề liên quan. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi và rất mong những chia sẻ này là hữu ích.