Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu sơ đồ quy trình sản xuất nước uống đóng chai và lý do sản phẩm này được ưa chuộng.

1. Nước đóng chai là gì?

Nước đóng chai là loại nước được đóng gói và bảo quản ở chai nhựa trong suốt có thể tích là 550ml, 350ml hoặc 1 lít để đáp ứng nhu cầu thị hiếu.

Nước uống đóng chai chứa nhiều khoáng chất tự nhiên, có độ tinh khiết cao, không có hương liệu, độ ngọt hay bất kỳ mùi vị gì khác. Sản phẩm này được bán rất phổ biến ở các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa, siêu thị,...

Những lý do khiến nước đóng chai được ưa chuộng và sử dụng phổ biến gồm có:

  • Nước đóng chai thường có kích thước nhỏ gọn, dễ cầm trên tay hoặc cất ở túi xách nên được nhiều người lựa chọn.
  • Nước đóng chai đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe người dùng.
  • Bao bì, mẫu mã của nước đóng chai được thiết kế bắt mắt, dễ tạo được sự chú ý và lòng tin của khách hàng.
  • Nước uống đóng chai thuận tiện cho việc dự trữ trong văn phòng để phục vụ cho các buổi hội nghị, buổi họp,...
Nước đóng chai chứa nhiều khoáng chất tự nhiên
Nước đóng chai chứa nhiều khoáng chất tự nhiên

2. Chi tiết sơ đồ quy trình sản xuất nước uống đóng chai

Quy trình sản xuất nước đóng chai gồm 8 công đoạn, cụ thể:

Lựa chọn nguồn nước

Nhà đầu tư căn cứ vào quy mô sản xuất để lựa chọn nguồn nước thích hợp. Với các cơ sở nhỏ thường sử dụng nước máy, nếu sản xuất với khối lượng lớn nên chọn nước ngầm. Nước ngầm có chất lượng ổn định, thuận tiện cho quá trình xử lý và mức chi phí xử lý thấp hơn so với nguồn nước khác. Việc tìm được nguồn nước tốt giúp chủ đầu tư tiết kiệm được nhiều chi phí.

Sau quá trình khoan giếng và chọn được nguồn nước, cần phải làm xét nghiệm tổng quát vi sinh lý hóa nhằm mục đích tìm giải pháp công nghệ thiết bị lọc phù hợp và lưu hồ sơ xin cấp giấy phép sau này.

Lọc nước

Sau khi khai thác nước ngầm sẽ tiến hành lọc để loại bỏ tạp chất, cặn bẩn lẫn trong nước. Bộ lọc đầu nguồn tiếp nhận công đoạn lọc ban đầu và được điều chỉnh sao cho phù hợp với đặc tính của từng loại nước ngầm. Sau quá trình lọc và xử lý ban đầu, nước sẽ được đưa vào bồn dự trữ để chờ công đoạn tiếp theo.

Khử kim loại

Bước tiếp theo trong quy trình sản xuất nước giải khát đóng chai là khử đồng thời các kim loại gồm sắt, mangan. Sau khi xử lý, nếu nước đạt yêu cầu sẽ chuyển sang công đoạn tiếp theo, nếu chưa thì tiếp tục xử lý cho đến khi loại bỏ hoàn toàn mangan, sắt trong nước.

Khử kim loại trong nước
Khử kim loại trong nước

Làm mềm nước, khử khoáng

Sau khi hoàn tất quá trình khử kim loại sẽ chuyển sang công đoạn tiếp theo là làm mềm nước, khử khoáng bằng hệ thống trao đổi ion, nhằm mục đích loại bỏ ion âm và dương. Sau đó, đưa nước vào bồn chứa và chờ công đoạn xử lý tiếp theo.

Khử mùi, màu và cân bằng độ pH

Để loại bỏ bớt cặn thô trên 5 micro, khử mùi và màu, người ta thường dùng bộ lọc tự xúc xả với nhiều lớp vật liệu. Sau đó, cân bằng lại độ pH về mức trung tính, dao động trong khoảng 6,5 - 7,5. Công đoạn này thực chất là để bảo vệ và tăng tuổi thọ của hệ thống màng RO.

Dùng màng Nano hoặc màng thẩm thấu ngược để lọc tinh

Thông qua hệ thống màng thẩm thấu ngược (Reverse Osmosis), nước sẽ được bơm cao áp. Tùy vào chế độ điều chỉnh, màng RO sẽ cho khoảng 25 - 75% lượng nước tinh khiết đi qua các lỗ lọc cực nhỏ, tới 0,001 micron. Phần nước còn lại chứa ion kim loại hoặc tạp chất sẽ được thu hồi hoặc xả bỏ để quay vòng.

Phần nước tinh khiết thu được ở công đoạn này không còn virus, vi khuẩn hoặc ion được tích trữ trong bồn chứa kín. Với phần nước không đạt tiêu chuẩn sẽ đưa ngược trở lại để tiếp tục lọc thêm lần nữa.

Sử dụng tia cực tím để tái diệt khuẩn

Trong quá trình lưu trữ sẽ khó tránh khỏi tình trạng nước bị nhiễm khuẩn. Do vậy, trước khi đóng chai, cần sử dụng tia UV để tái tiệt trùng, tiêu diệt hoàn toàn các vi khuẩn gây hại.

Chiết rót và đóng nắp

Bước cuối cùng trong sơ đồ quy trình sản xuất nước uống đóng chai là chiết rót và đóng nắp. Thông thường, người ta thường dùng máy đóng nắp chai tự động để đóng chai. Sau đó, xếp sản phẩm vào các thùng carton và đem đi tiêu thụ.

Tìm hiểu thêm:

3. Quy trình chiết rót đóng nắp chai PET loại nhỏ (300 - 1500ml)

Giai đoạn 1: Chuẩn bị nắp

Tại khu vực rửa nắp, tiến hành rửa nắp sạch và đưa vào ngăn chứa để sản xuất.

Giai đoạn 2: Chuẩn bị vỏ chai

Tiến hành đưa vỏ chai mới vào băng tải, sau đó súc rửa bằng nước.

Giai đoạn 3: Chiết nước và đóng nắp

Máy tự động chuyển vỏ chai đã vô trùng qua hệ thống chiết nước, đóng nắp tự động.

KCS (Knowledge Centered Support) kiểm tra chất lượng chai đã đóng nắp đi ra băng tải, sau đó chuyển qua máy in hạn sử dụng lên nắp chai. Chai được lồng nhãn dán ở thân, cổ và chuyển tự động sang máy sấy màng co.

Sau khi hoàn tất, tiến hành đóng thùng thành phẩm và chuyển sang kho trung chuyển, thực hiện thủ tục lưu kho.

Máy chiết rót nước và đóng nắp chai
Máy chiết rót nước và đóng nắp chai

4. Một số tiêu chuẩn trong quy trình sản xuất nước đóng chai cần tuân thủ

Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt GMP

Khu vực sản xuất nước đóng chai cần thiết kế theo tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice) và phải đảm bảo vô trùng, thông thoáng.

Khu vực sản xuất cần có lối đi riêng biệt cho người vận hành và điều khiến, có lối ra vào để chuyển hàng hóa thành phẩm, nguyên vật liệu sản xuất.

Lối ra vào dành cho người có phận sự, được trang bị đầy đủ đèn diệt khuẩn.

Quy trình vệ sinh công nghiệp SSOP

Trước khi vào khu vực sản xuất, công nhân cần phải: Tiến hành thay trang phục đầy đủ, vệ sinh và khử trùng tay, tiệt trùng ủng.

Quy trình vệ sinh công nghiệp SSOP
Quy trình vệ sinh công nghiệp SSOP

Tiêu chuẩn quốc tế SQF 2000CM /HACCP/ISO 9001 “Thực phẩm - chất lượng - an toàn”

Là kỹ thuật dùng để nhận biết, ngăn ngừa và giảm thiểu các mối nguy hại về an toàn thực phẩm đến mức tối thiểu cho phép. Đồng thời, chú trọng những vấn đề liên quan đến an toàn chất lượng thực phẩm, tương thích với tiêu chuẩn ISO 9001.

5. Một số loại máy được sử dụng trong dây chuyền sản xuất nước uống đóng chai

Máy thổi chai

Đây là loại máy được sử dụng phổ biến trong dây chuyền sản xuất nước uống đóng chai, gồm có 02 loại: Máy thổi chai bán tự động và máy thổi chai tự động.

  • Máy thổi khí: Có nhiều loại máy thổi khí (từ 4 - 6 máy thổi) có khả năng nén áp suất cao. Không khí sẽ đi vào và nén áp suất, năng lượng do khí nén tạo ra giúp thổi phồng phôi nhựa.
  • Máy sấy lạnh: Có tác dụng hút ẩm và sấy khô thành phẩm do hoạt động ở nhiệt độ ẩm thấp.
  • Lọc gió: Khí sẽ được sấy số và lọc nhằm mục đích làm sạch, loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và dầu nhớt.
  • Bộ làm mát không khí: Gồm các cánh quạt chuyển động tạo ra gió nhằm mục đích làm mát động cơ.
  • Khuôn mẫu: Nhằm mục đích định hình cho chai thành phẩm.

Máy chiết rót nước

Quá trình chiết rót nước vào chai cần phải có sự đầu tư về thời gian và phải đảm bảo các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên sử dụng máy chiết rót bán tự động công suất khoảng 200 - 500 chai 500ml/ giờ.

Máy ghi nhãn

Máy dán nhãn tự động là loại máy được sử dụng phổ biến trên thị trường do các loại chai cần dán nhãn đều có dạng hình trụ. Điều này giúp cho việc dán nhãn decal trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn so với các hình dạng khác.

Máy dán nhãn tự động
Máy dán nhãn tự động

Một số loại máy khác

  • Hệ thống băng chuyền cấp sản phẩm đầu vào.
  • Hệ thống kiểm soát lỗi bằng cảm biến.
  • Hệ thống pallet.

Bài viết trên là những chia sẻ của VCR về sơ đồ quy trình sản xuất nước uống đóng chai. Qua thông tin vừa rồi, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu sâu hơn về quy trình này và ứng dụng vào thực tiễn hiệu quả

Từ khóa: