Tiêu chuẩn chiếu sáng trong bệnh viện
Phòng sạch là môi trường kiểm soát nhiều yếu tố, ásnh sáng cũng không ngoại lệ. Và trong bệnh viện, yêu cầu về chiếu sáng cũng có những điểm đặc biệt. Trong đó độ rọi và màu sắc trong bệnh viện đều ảnh hưởng đến quá trình khám và chữa bệnh.
Phòng sạch là môi trường kiểm soát nhiều yếu tố, ásnh sáng cũng không ngoại lệ. Và trong bệnh viện, yêu cầu về chiếu sáng cũng có những điểm đặc biệt. Trong đó độ rọi và màu sắc trong bệnh viện đều ảnh hưởng đến quá trình khám và chữa bệnh. Hãy cùng Thiết bị phòng sạch VCR tìm hiểu xem phòng sạch bệnh viện có yêu cầu như thế nào về chiếu sáng nhé.
Yêu cầu về thiết kế chiếu sáng trong bệnh viện
Một số chú ý
- Hệ thống điện chiếu sáng phải độc lập với hệ thống điện động lực.
- Chiếu sáng nhân tạo phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm năng lượng.
- Sảnh đợi, đón tiếp, nơi đăng ký, nơi đăng ký lấy số và nhận/trả kết quả, khu phụ trợ và hành lang nên sử dụng phương chiếu sáng tự nhiên kết hợp với chiếu sáng nhân tạo.
- Tiêu chuẩn chiếu sáng cho các khu vực trong bệnh viện phải đảm bảo các yêu cầu quy định về độ rọi.
- Hệ thống chiếu sáng trực đêm trong phòng bệnh nhân cần đảm bảo độ rọi 5 lux trên mặt ngang cách sàn 0,8 m. Các đèn phải bố trí thấp hơn mặt giường, không được gây chói cho bệnh nhân và điều khiển riêng biệt với các hệ thống chiếu sáng khác. Hệ thống chiếu sáng trực đêm trong phòng bệnh nhi phải đảm bảo độ rọi 20 lux.
- Thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho công trình bố trí hành lang giữa (có chiều dài không lớn hơn 20 m) có thể lấy ánh sáng từ mọi phía. Hành lang giữa dài hơn 40 m phải được chiếu sáng từ hai phía và có khoang lấy sáng không được nhỏ hơn 3m cách đầu hồi từ 20 m đến 25 m.
Quy định về độ rọi trong chiếu sáng bệnh viện
Khu vực Độ rọi tối thiểu (lux) Ghi chú Phòng đợi, tiếp nhận, phân loại 200 Nơi đăng ký, lấy số và nhận trả kết quả 200 Nơi chuẩn bị, phòng vệ sinh, tháo thụt, thay quần áo 150 Hành lang, lối đi 200 Phòng hành chính, văn phòng 150 Phòng hội chẩn 500 Kho (dụng cụ, thiết bị, vật phẩm y tế và dược phẩm, đồ bẩn) 150 Độ rọi cho khám chữa răng Khu vực Độ rọi tối thiểu (lux) Ghi chú Chiếu sáng chung 500 So màu răng 5.000 Khám Tai Mũi Họng Khu vực Độ rọi tối thiểu (lux) Ghi chú Chiếu sáng chung 500 Chiếu sáng cục bộ 1.000 Đèn cục bộ Khám mắt Khu vực Độ rọi tối thiểu (lux) Ghi chú Kiểm tra thị lực 500 Đèn chuyên dụng Khám mắt 1000 Đo khúc xạ 50 Soi đáy mắt 50 Đo thị trường 5 Đo thích nghi 5 Phòng bệnh nhân Khu vực Độ rọi tối thiểu (lux) Ghi chú Chiếu sáng chung 100 Chiếu sáng đọc sách 300 Đèn cục bộ Khám thông thường 300 Khám và điều trị tại giường 1.000 Đèn cục bộ Phòng trực Bác sỹ, Y tá Khu vực Độ rọi tối thiểu (lux) Ghi chú Chiếu sáng chung 300 Chiếu sáng làm việc 500 Phòng khám bệnh Khu vực Độ rọi tối thiểu (lux) Ghi chú Chiếu sáng chung 500 Khám khu trú 1.000 Phòng đẻ - Độ rọi tối thiểu 500Lx Phòng trẻ sơ sinh Khu vực Độ rọi tối thiểu (lux) Ghi chú Trẻ bình thường 300 Chăm sóc đặt biệt 500 Nơi tắm cho trẻ 300 Khoa Cấp cứu, Điều trị tích cực và chống độc Khu vực Độ rọi tối thiểu (lux) Ghi chú Phòng tạm lưu cấp cứu, phòng điều trị tích cực - chống độc 530/300 Điều khiển được hai mức sáng Phòng làm thủ thuật can thiệp, xét nghiệm, Xquang siêu âm 750/300 Điều khiển được hai mức sáng Phòng rửa, khử trùng 300 Khoa Phẫu thuật, gây mê hồi sức Khu vực Độ rọi tối thiểu (lux) Ghi chú Phòng khử khuẩn, cung cấp vô khuẩn kỹ thuật, hành lang vô khuẩn 300 Phòng mổ 750 Chiếu sáng chung Các phòng phụ trợ 500 Phòng tiền mê, hồi tỉnh 500/300 Điều khiển được hai mức sáng Phòng nghỉ thư giãn 150 Khoa chẩn đoán hình ảnh Khu vực Độ rọi tối thiểu (lux) Ghi chú Phòng chụp X quang, siêu âm, CT, MRI 150/150 Điều khiển được hai mức sáng Phòng điều khiển, xử lý hình ảnh 300 Phòng xử lý phim 75 Các khoa xét nghiệm Khu vực Độ rọi tối thiểu (lux) Ghi chú Các labo, khu chuẩn bị môi trường, chuẩn bị mẫu 700/300 Điều khiển được hai mức sáng Phòng chạy thận nhân tạo Khu vực Độ rọi tối thiểu (lux) Ghi chú Chiếu sáng chung 100 Khu vực điều trị 500 Khám nội soi - Độ rọi: 300 Lx
Xem thêm: Những cân nhắc khi lựa chọn đèn phòng sạch
Yêu cầu về cửa sổ lấy sáng trong bệnh viện
- Đối với phòng bệnh nhân, nhân viên: không nhỏ hơn 20 % diện tích sàn;
- Đối với các phòng phụ trợ: không nhỏ hơn 15 % diện tích sàn.
- Hướng mở cửa sổ các gian phòng chủ yếu trong bệnh viện tham khảo phụ lục K của Tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện đa khoa
Yêu cầu về đèn sự cố trong bệnh viện
- Trong bệnh viện phải có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố có trị số độ rọi không nhỏ hơn 5 % trị số độ rọi quy định trong bảng tiêu chuẩn độ rọi.
- Độ rọi đèn sự cố không nhỏ hơn 2 lux với hệ thống đèn chiếu sáng sự cố trong nhà;
- Độ rọi đèn sự cố không nhỏ hơn 1 lux với hệ thống đèn chiếu sáng sự cố ngoài nhà.
Sự lựa chọn nhiệt độ màu cho ánh sáng trong bệnh viện
Ảnh hưởng của màu sắc tới bệnh nhân và nhân viên y tế
Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong các liệu pháp tâm lý cho bệnh nhân, việc kết hợp khéo léo giữa nguồn sáng với trang trí kiến trúc và sử dụng hợp lý ánh sáng tự nhiên sẽ giúp tạo ra bầu không khí và môi trường thúc đẩy quá trình hồi phục của bệnh nhân.
Yếu tố màu sắc là rất quan trọng đối với bác sĩ và nhân viên y tế. Nguồn ánh sáng phải có thể phản ánh chân thực màu da của bệnh nhân và nó cũng phải đáp ứng được các yêu cầu của phẫu thuật và điều trị.
Nhiệt độ màu trong bệnh viện
Ánh sáng môi trường bệnh viện ở các vùng khác nhau có yêu cầu khác nhau về nhiệt độ màu của nguồn sáng. Các bệnh viện ở vùng khí hậu lạnh hơn nên sử dụng nguồn sáng trắng ấm (nhiệt độ màu thấp), có thể mang lại cảm giác ấm áp cho môi trường.
Các bệnh viện ở vùng nhiệt đới nên sử dụng nguồn sáng trắng mát (nhiệt độ màu cao), có thể mang lại cảm giác mát mẻ cho môi trường. Ta thấy được rằng môi trường thị giác vừa là một yêu cầu sinh lý vừa là một yêu cầu tâm lý. Do vậy chúng ta cần thiết kế chiếu sáng chính xác để có được những hiệu quả cao nhất trong việc khám và chữa bệnh.
Yêu cầu về nguồn sáng
Nguồn chiếu sáng phải có hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng và có độ hoàn màu (CRI) tốt. Hầu hết các phòng và ứng dụng trong bệnh viện nên sử dụng đèn huỳnh quang ống mỏng, ống thẳng với chấn lưu điện tử hoặc chấn lưu cảm ứng tiết kiệm năng lượng.
Trên đây là những kiến thức về lựa chọn nguồn sáng và tiêu chuẩn về chiếu sáng trong bệnh viện. Mong rằng nó có thể giúp bạn thiết kế tốt cho dự án bệnh viện của mình.
Xem thêm: Thiết kế chiếu sáng cho phòng sạch