Chứng nhận ISO 22000

ISO 22000 là gì?

ISO 22000 là một trong những tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. ISO 22000 được soạn thảo và ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO.

Bộ tiêu chuẩn này được sử dụng kết hợp với ISO 9001 và HACPP nhằm giảm thiểu các rủi ro và đảm bảo chất lượng thực phẩm an toàn ở mọi cấp độ.

Chứng nhận ISO 22000 là gì?

Chứng nhận ISO 22000 là kết quả của việc đánh giá hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm của tổ chức phù hợp và đáp ứng được các điều khoản của hệ thống tiêu chuẩn ISO.

chung-nhan-iso-22000-la-gi

Chứng nhận ISO 22000 có thay thế giấy VSATTP được không?

Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Các doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận ISO 22000 sẽ không thuộc diện phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Cụ thể là: “Các doanh nghiệp đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP),Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 sẽ không thuộc diện phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”.

Đối tượng nào cần chứng nhận ISO 22000

Hệ thống tiêu chuẩn ISO 22000 hay Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Bộ tiêu chuẩn này được áp dụng với toàn bộ các doanh nghiệp, tổ chức bất kể quy mô hoạt động trong ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi:

  • Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm
  • Các doanh nghiệp đóng gói, bảo quản thực phẩm
  • Các doanh nghiệp vận chuyển, kinh doanh thực phẩm tới tay người tiêu dùng
doi-tuong-chung-nhan-iso-2200
Các đối tượng cần chứng nhận ISO 22000

Hiện nay không chỉ các tổ chức chăn nuôi, chế biến mà cả các doanh nghiệp phụ trợ cho thực phẩm (bao bì, phụ gia…) cũng cần tuân theo tiêu chuẩn này.

Vì sao cần chứng nhận ISO 22000?

Doanh nghiệp cần chứng nhận ISO 22000 để:

  • Chứng minh sản phẩm của mình an toàn cho người tiêu dùng, thể hiện tính trách nhiệm đối với sản phẩm của mình
  • Đem lại cảm giác an tâm khi sử dụng sản phẩm của khách hàng
  • Tối ưu hóa hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, ngăn ngừa và giảm thiểu các mối nguy hại tác động tới quá trình sản xuất, từ đó đảm bảo chất lượng đầu ra cho sản phẩm thực phẩm
vi-sao-can-chung-nhan-iso-22000
Chứng nhận ISO đem lại cảm giác an tâm khi sử dụng sản phẩm của khách hàng

Ngoài ra việc sở hữu chứng nhận ISO 22000 cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ thì sản phẩm của doanh nghiệp chế biến/ sản xuất thực phẩm đã đạt chứng nhận ISO 22000 sẽ được ưu tiên những quyền lợi:

  • Miễn thủ tục công bố đủ điều kiện sản xuất cho cơ sở chế biến/ sản xuất thực phẩm.
  • Không bắt buộc kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ đối với cơ sở đã tự công bố hợp quy/công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Điều kiện chứng nhận ISO 22000 cho cơ sở sản xuất thực phẩm ?

Doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện gồm:

  • Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm phải thực hiện việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 220000 cho cơ cơ sở sản xuất xuất thực phẩm
  • Tiêu chuẩn Iso 22000 của doanh nghiệp phải được đánh giá bới tổ chức đủ điều kiện chứng nhận ISO 220000
  • Duy trì vận hành hệ thống và hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 22000 cho cơ sở sản xuất thực phẩm

Lợi ích của chứng nhận ISO 22000

  • Tăng cơ hội xuất khẩu, thâm nhập thị trường thế giới nhờ đạt được tiêu chuẩn quốc tế
  • Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu
  • Tổ chức sản xuất tốt hơn, kiểm soát hiệu quả các quy trình nội bộ
  • Chứng nhận hệ thống quản lý ISO 22000 giúp các doanh nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát được các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng, nhằm đảm bảo an toàn về thực phẩm
  • Giảm tối đa nguy cơ sai lỗi và chi phí rủi ro liên quan tới an toàn thực phẩm

loi-ichcua-iso-22000

  • Khi áp dụng ISO 22000, các Doanh nghiệp đều phải đảm bảo thực hiện các Chương trình tiên quyết (GMP, SSOP...) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm, phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ...
  • Thỏa mãn nhu cầu chất lượng và an toàn ngày càng cao của khách hàng
  • Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng
  • Được xem xét miễn, giảm kiểm tra khi có giấy chứng nhận
  • Hơn hết, khi tổ chức đạt được chứng chỉ ISO 22000 cho hệ thống thực phẩm sẽ được miễn Giấy phép an toàn thực phẩm

Làm thế nào để lấy chứng nhận?

Hồ sơ

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề về sản xuất thực phẩm
  • Giấy tờ chứng mình quyền sử dụng hợp quyền sử dụng đất, kho xưởng, mặt bằng tại nơi sản xuất.
  • Quy trình sản xuất, sổ tay chất lượng, sổ kiểm tra sản phẩm, mục tiêu chất lượng.
  • Tài liệu mô tả về sản phẩm của nhà sản xuất
  • Hợp đồng và hóa đơn thu mua nguyên liệu để phục vụ quá trình sản xuất thực phẩm

ho-so-lam-chung-nhan-iso-22000

Và các giấy tờ kể dưới:

  • Quy trình sản xuất của cơ sở sản xuất.

Trong quy trình này phải diễn giải được các bước của quy trình sản xuất gồm những bước gì và mô tả căn bản công đoạn từng bước từ khâu nhập nguyên liệu ----> Khâu trực tiếp sản xuất-----> Đóng gói -----> Kiểm tra chất lượng sản phẩm---> Nhập kho thành phẩm để bảo quản sản phẩm.

  • Sổ tay chất lượng sản phẩm
  • Sổ nhật ký sản xuất
  • Sổ kiểm tra sản phẩm
  • Chính sách chất lượng
  • Mục tiêu chất lượng sản phẩm
  • Quy trình kiểm soát vệ sinh môi trường
  • Quy trình kiểm soát sự thay đổi
  • Quy trình kiểm soát hồ sơ
  • Quy trình mua hàng
  • Quy trình quản lý kho
  • Quy trình đánh giá nội bộ

Quy trình

Bước 1: Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000. Trước khi thực hiện chứng nhận, doanh nghiệp cần xây dựng, áp dụng và cải tiến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của mình

Bước 2: Thực hiện đánh giá chứng nhận: Sau khi áp dụng hoàn thiện, doanh nghiệp sẽ được tổ chức chứng nhận tới thực hiện bước đánh giá chứng nhận. Việc đánh giá chứng nhận trải qua nhiều quá trình. Để biết rõ hơn các bạn có thể đọc tại bài viết Quy trình chứng nhận ISO 22000

Bước 3: Cấp chứng chỉ ISO 22000. Sau khi tiến hành đánh giá và đạt các yêu cầu của Hệ thống, doanh nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ ISO 22000

quy-trinh-danh-gia-iso-22000

Các câu hỏi thường gặp

Thời gian và chi phí thực hiện đánh giá ISO 22000

Thời gian đánh giá cấp chứng nhận: 10 – 15 ngày (chưa tính thời gian tư vấn)

Chi phí thực hiện chứng nhận ISO 22000 tùy thuộc vào quy mô và loại hình cần chứng nhận của mỗi doanh nghiệp

Hiệu lực của giấy chứng chỉ ISO 22000

Chứng nhận ISO 22000 có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày cấp (có ghi rõ trên giấy chứng nhận của doanh nghiệp). Tuy nhiên, để đảm bảo tính liên tục hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 22000, doanh nghiệp cần duy trì và áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018.

Để duy trì giấy chứng nhận, đơn vị chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ, chu kỳ đánh giá không quá 12 tháng.

Chi phí

Chi phí đánh giá và cấp giấy chứng nhận ISO 22000 phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm quy mô và phạm vi của doanh nghiệp, vị trí địa lý, mức độ chuẩn bị và sẵn sàng của doanh nghiệp, thời gian và công sức cần để đạt được tiêu chuẩn, và tổ chức đánh giá.

Doanh Nghiệp có địa điểm (số nơi đăng ký chứng nhận), quy mô (số nhân sự tại điểm đánh giá), phạm vi (lĩnh vực hoạt động) và yêu cầu khác nhau sẽ có chi phí chứng nhận ISO 22000 khác nhau. Về cơ bản, chi phí chứng nhận ISO 22000 trong vòng 3 năm bao gồm các khoản sau:

  • Chi phí đánh giá chứng nhận
  • Chi phí đăng ký dấu công nhận
  • Chi phí đánh giá giám sát

Để biết thêm thông tin về chi phí cụ thể, doanh nghiệp nên liên hệ với các tổ chức đánh giá và cung cấp dịch vụ chứng nhận ISO để có thông tin chi tiết và các báo giá.

hieu-luc-chung-nhan-iso-22000

Có thể đánh giá tích hợp ISO 22000 với các tiêu chuẩn khác không?

Hoàn toàn có thể đánh giá tích hợp ISO 22000 với các tiêu chuẩn khác, ví dụ như với ISO 9001 hoặc ISO 45001 vì ISO 22000 được xây dựng theo cấu trúc cấp cao HLS nên rất dễ để tích hợp áp dụng ISO 22000 với các tiêu chuẩn ISO khác.

Trường hợp nào không thể đánh giá được ISO 22000 không?

Với những Doanh Nghiệp chỉ mới đăng ký hoạt động mà chưa đi vào sản xuất thực tế thì không thể đánh giá ISO 22000.

PN