Lợi ích của tiêu chuẩn ISO 9000 đối với các doanh nghiệp
Hiện nay, nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng đối với dịch vụ, hàng hóa, sản phẩm ngày một cao lên. Chính vì thế, bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào muốn giữ được chân khách hàng thì cần chú trọng vào vấn đề chất lượng dịch vụ và sản phẩm mình kinh doanh và sản xuất.
Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000. Vậy khi sử dụng hệ thống quản lý chất lượng này, các tổ chức, doanh nghiệp có được lợi ích những lợi ích nào ?
Cùng VCR tìm hiểu qua bài viết sau:
1. Tổng quan chung về tiêu chuẩn ISO 9000
Trước tiên, ISO là viết tắt của International Organization for Standardization - Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá, năm 1946 được thành lập và hoạt động chính thức vào ngày 23/2/1947, trụ sở ở Geneva - Thụy sĩ.
Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho mọi hoạt động trao đổi dịch vụ hay hàng hoá trên toàn cầu diễn ra dễ dàng, thuận tiện và đạt được hiệu quả. ISO đặt ra các tiêu chuẩn đều có tính chất tự nguyện. Tuy nhiên, các nước chấp nhận tiêu chuẩn ISO và coi nó là tính chất bắt buộc.
Tiêu chuẩn ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn Quốc tế về Hệ thống Quản lý chất lượng do ISO - Tổ Chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ban hành lần đầu (1987) nhằm đưa ra các chuẩn mực cho Hệ thống quản lý chất lượng, chứ không phải tiêu chuẩn cho sản phẩm, dịch vụ.
ISO 9000 áp dụng cho mọi loại hình, không phân biệt quy mô doanh nghiệp. Vòng đời quản lý ISO 9000 thường là 5 năm xem xét và được ban hành lại. Hiện nay, ISO 9000 được ban hành 5 lần là: năm 1987; 1994; 2000; 2008; 2015.
Tiêu chuẩn ISO 9000 được áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ y tế, hành chính công, kiểm định hàng hóa, …. và cho tất cả quy mô hoạt động.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 gồm có những tiêu chuẩn sau:
- ISO 9000:2005 - Thuật ngữ và định nghĩa. Hỗ trợ những thuật ngữ và định nghĩa ở trong các điều khoản ISO 9001:2008.
Ví dụ như: Đảm bảo chất lượng là gì ? Năng lực là gì ? Định nghĩa về chất lượng như thế nào,...
- ISO 9001:2008 - Các yêu cầu. Là tiêu chuẩn để mọi tổ chức áp dụng theo đúng trình tự điều khoản quy định và chứng nhận trên tiêu chuẩn này.
- ISO 19011: Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng, là tiêu chuẩn hỗ trợ tổ chức áp dụng ISO 9001 trong hoạt động đánh giá phù hợp với quy định (điều khoản 8.2.2 trong ISO 9001:2008 Đánh giá nội bộ).
- ISO 9004: 2009-Hướng dẫn cải tiến, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hiệu quả ISO 9001.
2. Tại sao cần áp dụng ISO 9000
Sự thỏa mãn của khách hàng luôn là trọng tâm trong mọi công đoạn sản xuất hay trong dịch vụ kinh doanh, kể cả hậu mãi. Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện là mục đích cuối cùng.
Những tổ chức, doanh nghiệp của tất cả ngành nghề đều hiểu việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ góp phần cải thiện chất lượng hoạt động, thương hiệu, uy tín, nâng cao lợi nhuận (được hoạch định rõ ràng trong việc phòng ngừa và khắc phục, cải tiến liên tục,…)
3. Những lợi ích đối với doanh nghiệp khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000
Dưới đây là một số lợi ích của tiêu chuẩn ISO 9000 đối với...
3.1. Lợi ích bên trong tổ chức, doanh nghiệp.
- Các tổ chức, doanh nghiệp có thể thực hiện các yêu cầu về chất lượng sản phẩm một cách hiệu quả, tiết kiệm, nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Tiết kiệm nhiều chi phí do sản xuất hiệu quả hơn, các hệ thống hoạt động được kiểm soát từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.
- Nhờ có hệ thống tài liệu, tổ chức/doanh nghiệp có thể đưa ra những biện pháp làm việc đúng đắn ngay từ đầu, xác định đúng nhiệm vụ, cách thực hiện nhằm đạt được kết quả như đã dự định.
- Nhờ việc xác định sự không phù hợp, sai lỗi, tiến hành thực hiện việc khắc phục, phòng ngừa thích hợp, nên các doanh nghiệp tránh được sự lặp lại những sai sót có trong hệ thống.
- Bằng cách quản trị quá trình mua hàng theo yêu cầu, các doanh nghiệp có thể kiểm soát chất lượng của nguyên liệu, chi tiết mua vào.
- Doanh nghiệp có thể triển khai từng bước áp dụng các tiêu chuẩn quản trị khác, ví dụ như quản trị môi trường, phương pháp quản trị chất lượng đồng bộ TQM - Total Quality Management, sau khi thiết lập hệ thống quản trị chất lượng phù hợp với ISO 9000.
Về quản lý nội bộ
- Giúp lãnh đạo quản lý các hoạt động doanh nghiệp một cách khoa học, hiệu quả.
- Nhờ việc sử dụng các nguồn lực hợp lý, tiết kiệm chi phí, hiệu quả kinh doanh được cải thiện, tăng lợi nhuận.
- Các công đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được kiểm soát chặt chẽ.
- Hạn chế phế phẩm, chi phí không cần thiết, nâng cao năng suất.
- Các quá trình được cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Tạo mối quan hệ chặt chẽ lãnh đạo và nhân viên.
- Giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng nội bộ, triệt tiêu mọi xung đột về thông tin. Kiểm soát mọi việc để không bỏ sót và có trách nhiệm rõ ràng.
- Thúc đẩy làm việc có nề nếp tốt, nâng cao thái độ và tinh thần làm việc của nhân viên.
- Khuyến khích cởi mở với việc tiếp cận những vấn đề về chất lượng, từ đó khả năng các lỗi lặp lại sẽ giảm đi.
3.2. Lợi ích đối với nhân viên của Công ty
- Nhân viên hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ của mình, nhờ vào việc tiêu chuẩn hóa mọi công việc, phân công trách nhiệm cụ thể.
- Nhân viên có thể thực hiện công việc của mình một cách tốt nhất mà không cần đến sự kiểm tra từ bên ngoài, nhờ vào hệ thống tài liệu chất lượng cùng với hướng dẫn thực hành theo những quy trình, quy phạm cụ thể.
- Nhân viên mới nhanh chóng học được cách làm việc, bởi nhũng chỉ dẫn chi tiết cần thiết cho các công việc liên quan đến chất lượng, đều được tạo thành quy trình với văn bản rõ ràng.
- Với một hệ thống thông tin thông suốt, sẽ tạo ra sự tin tưởng, thấu hiểu lẫn nhau giữa các nhân viên hay giữa các bộ phận. Từ đó “văn hóa tổ chức” cũng được cải thiện không ngừng.
3.3. Lợi ích với bên ngoài
- Nhà sản xuất chứng minh được khả năng cung cấp sản phẩm ổn định, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng và những yêu cầu chế định khác
- Tạo niềm tin cho khách hàng rằng sản phẩm sẽ cung cấp đúng yêu cầu. Doanh nghiệp có thể tăng uy tín của mình bằng việc quảng cáo được chứng nhận ISO 9000.
- Khách hàng sẽ tin tưởng những sản phẩm hay dịch vụ họ mua, được sản xuất trong một hệ thống được kiểm soát chất lượng một cách chặt chẽ, từ đó họ sẽ bớt đi một phần chi phí cho việc thẩm định, đánh giá người cung cấp, chi phí kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Phù hợp quản lý chất lượng toàn diện và thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Củng cố, phát triển thị phần. Chiếm ưu thế cạnh tranh.
- Thuận lợi thâm nhập thị trường khu vực và quốc tế.
- Việc áp dụng ISO 9000 trong doanh nghiệp tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận.
Trên đây, VCR đã chia sẻ những lợi ích của tiêu chuẩn ISO 9000 đối với các doanh nghiệp. Hi vọng sẽ giúp bạn đọc có nhiều thông tin hữu ích.
Phuong.